KỶ LUẬT LAO ĐỘNG – TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

Một phần của tài liệu TAI LIEU THAO LUAN 2020 2021 (1) (Trang 39 - 41)

- Nghị định 45/2013/NĐCP Nghị định 05/2015/NĐCP

8 Tham khảo: Bản án số 01/LĐ-ST của tòa án nhân dân huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa V/v tranh chấp về tiền lương, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

KỶ LUẬT LAO ĐỘNG – TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

Tài liệu tham khảo

- Bộ luật Lao động năm 2012; - Nghị định 05/2015/NĐ-CP; - Nghị định 148/2018/NĐ-CP - Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH

I. LÝ THUYẾT

1. Phân tích ý nghĩa của kỷ luật lao động trong quan hệ lao động? Tại sao nói kỷ luật lao động có ý nghĩa quan trọng để tổ chức quá trình lao động trong doanh nghiệp?

2. Phân biệt giá trị pháp lý của nội dung Nội quy lao động với nội dung Thỏa ước lao động tập thể.

3. Vai trò của nội quy lao động trong việc quản lý, điều hành lao động và thực trạng ban hành nội quy lao động tại các doanh nghiệp.

4. Phân tích các căn cứ xử lý KLLĐ.

5. Nêu và phân tích các nguyên tắc xử lý KLLĐ. Phân biệt nguyên tắc xử lý KLLĐ với nguyên tắc xử lý kỷ luật hành chính.

6. Phân tích các hình thức kỷ luật lao động. Phân biệt các hình thức KLLĐ với các hình thức kỷ luật công chức, viên chức.

7. Phân tích các quy định pháp luật về thẩm quyền xử lý KLLĐ. Vận dụng hiểu biết để xác định thẩm quyền xử lý KLLĐ trong một số tình huống cụ thể.

8. Bình luận quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục xử lý KLLĐ. 9. Phân tích ý nghĩa quy định về giảm, xóa KLLĐ.

10. Phân tích và đánh giá biểu hiện của nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong chế định kỷ luật lao động – trách nhiệm vật chất.

11. Khi xử lý kỷ luật đối với người lao động, người sử dụng lao động phải lưu ý những vấn đề gì để quyết định kỷ luật được coi là hợp pháp. Trường hợp ban hành những quyết định xử lý kỷ luật trái pháp luật,

người sử dụng lao động sẽ phải giải quyết những hậu quả pháp lý như thế nào?

12. Phân tích các căn cứ xử lý TNVC và so sánh với các căn cứ xử lý KLLĐ.

13. Phân tích và đánh giá tính hợp lý của các quy định về trách nhiệm vật chất.

14. Khi ra quyết định yêu cầu người lao động bồi thường trách nhiệm vật chất, người sử dụng lao động phải lưu ý những vấn đề gì? Việc yêu cầu bồi thường trách nhiệm vật chất theo luật lao động có gì khác so với việc bồi thường trách nhiệm vật chất theo luật dân sự (Cho ví dụ chứng minh)?

II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

1. Tình huống 1:

Chị T. ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với Công ty X, hợp đồng có hiệu lực từ ngày 01/01/2008. Trong tháng 7/2017, chị T. nghỉ việc 6 ngày liền mà không có lý do chính đáng. Cũng tại thời điểm này, chị T. đang nuôi con nhỏ 8 tháng tuổi.

Hỏi:

(1) Giám đốc Công ty X. có quyền sa thải chị T. không?

(2) Để ra quyết định sa thải hợp pháp, Giám đốc Công ty X. phải tuân theo những quy định nào?

Một phần của tài liệu TAI LIEU THAO LUAN 2020 2021 (1) (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w