Tình huống số 4:

Một phần của tài liệu TAI LIEU THAO LUAN 2020 2021 (1) (Trang 45 - 48)

- Nghị định 45/2013/NĐCP Nghị định 05/2015/NĐCP

4.Tình huống số 4:

Nguyên đơn: Ông Nguyễn Quý Quý, sinh năm 1971.

Bị đơn: Công ty cổ phần BB

Người đại diện theo pháp luật: Ông Dương Quốc – Tổng giám đốc.

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Ngô Trọng Hoàng, sinh năm 1979 (có mặt),

Nguyên đơn ông Nguyễn Quý trình bày: Ông Nguyễn Quý vào làm việc tại Công ty Cổ phần BB(viết tắt là Công ty) từ ngày 31/7/2010. Đến ngày 01/01/2015, hai bên ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công việc là Phó quản đốc, mức lương là 5.120.000 đồng/tháng. Ngày 01/01/2016, Công ty và ông Quý ký kết phụ lục hợp đồng thay đổi mức lương lên thành 5.911.000 đồng/tháng, các nội dung khác của hợp đồng lao động vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, tiền lương thực lãnh hàng tháng của ông là 10.000.000 đồng (trong đó bao gồm tiền lương là 6.000.000 đồng; các khoản tiền phụ cấp là 4.000.000 đồng), ông luôn hoàn thành nhiệm vụ và không có gì vi phạm. Nhưng đến ngày 02/01/2017, bà Nguyễn Thị Tố Trinh (Trưởng phòng Hành chính Nhân sự Công ty) mời ông lên phòng và thông báo miệng là: Ban Tổng Giám đốc buộc ông thôi việc từ ngày 05/01/2017 và bắt ông phải làm đơn xin nghỉ việc mà không có lý do.

Ông được nghỉ Tết từ ngày 24/01/2017 đến ngày 03/02/2017. Từ ngày 04/02/2017 đến hết ngày 10/02/2017, ông được nghỉ phép theo đơn xin nghỉ phép. Ngày 11/02/2017, ông đến Công ty làm việc nhưng Công ty không cho ông vào làm việc. Ngày 14/02/2017, ông làm đơn khiếu nại yêu cầu Công ty giải quyết cho ông về sự việc ông bị bà Nguyễn Thị Tố Trinh thông báo cho thôi việc từ ngày 05/01/2017 như nêu trên. Ngày 25/02/2017, tổng Giám đốc Công ty mời ông tham gia cuộc họp ngày 05/03/2017. Nội dung cuộc họp gồm: Phía Công ty yêu cầu ông giải trình về việc ông tự ý nghỉ việc từ ngày 22/02/2017 và việc ông chưa hoàn thành công việc. Tuy nhiên ông không giải trình vì thực tế ông không tự ý nghỉ việc, quá trình làm việc ông cũng không có vi phạm gì. Do đó, ông có tham gia cuộc họp nhưng do biên bản lập không

chính xác, gây thiệt hại cho quyền lợi của ông nên ông không ký tên vào biên bản. Ngày 10/03/2017, Chủ tịch công đoàn của Công ty mời ông tham dự cuộc họp vào ngày 11/03/2017. Ông không tham gia cuộc họp vì lý do:

- Chủ tịch Công đoàn không có quyền tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. - Nội dung thư mời không nêu rõ người bị xử lý kỷ luật là ai?

- Thư đề ngày 10/03/2017, cuộc họp tổ chức vào lúc 09 giờ 30 phút ngày 11/03/2017, ông nhận thư vào trưa ngày 11/03/2017 nên không thể sắp xếp thời gian tham gia cuộc họp.

Đến ngày 30/03/2017, ông nhận được Quyết định số 018/SPL ngày 18/03/2017 xử lý kỷ luật lao động sa thải ông (nhận quyết định qua đường bưu điện).

Nay ông khởi kiện yêu cầu cụ thể như sau:

- Yêu cầu Công ty Cổ phần BB hủy bỏ quyết định kỷ luật sa thải số 018/SPL ngày 18/03/2017 và phải nhận ông vào Công ty làm việc lại.

- Yêu cầu Công ty trả cho ông tiền lương những ngày không được làm việc kể từ ngày 18/03/2017 cho đến khi Công ty nhận ông vào làm việc lại với mức lương thực lãnh hàng tháng là 10.000.000 đồng.

- Yêu cầu Công ty Cổ phần BB bồi thường cho ông 02 tháng tiền lương do sa thải trái pháp luật là 10.000.000 đồng x 2 tháng = 20.000.000 đồng.

Ông Quý xác nhận đã nhận đủ lương tháng 01/2017, nhận sổ bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm y tế và có xác nhận nên ông không có tranh chấp về vấn đề này.

Công ty Cổ phần BB do bà Nguyễn Thị Tố Trinh làm đại diện theo ủy quyền trình bày: Ông Nguyễn Quý vào làm việc tại Công ty từ tháng 07 năm 2010. Đến ngày 01/01/2015, hai bên ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với mức lương cơ bản là 5.120.000 đồng/tháng, sau đó vào ngày 01/01/2016 hai bên ký phụ lục hợp đồng tăng mức lương của ông Quý lên là 5.911.000 đồng/tháng. Tuy nhiên mức lương thực lãnh hàng tháng của ông Quý không ổn định vì bao gồm nhiều khoản: tiền lương cơ bản, tiền thưởng KPI (hiệu quả công việc) với mức cơ bản là 4.000.000 đồng, tiền năng suất lao động, tiền phụ cấp chức vụ phó quản đốc là 1.000.000 đồng/tháng, tiền cơm, tiền làm thêm giờ. Công ty có nhận được đơn khiếu nại của ông Quý về việc yêu cầu Công ty giải quyết cho ông về sự việc ông bị bà Nguyễn Thị Tố Trinh thông báo cho thôi việc từ ngày 05/01/2017. Vào ngày 22/02/2017, Công ty nhận được đơn khiếu nại của ông Quý về việc Ban tổng giám đốc buộc ông phải thôi việc. Sau khi nhận được đơn khiếu nại, Công ty đã 03 lần gửi thư mời ông lên công ty để làm việc (Lần 1 mời vào ngày 25/02 đến Công ty vào ngày 05/03/2017 để làm việc về nội dung khiếu nại; Lần 2 mời vào ngày 10/03/2017 đến Công ty ngày 11/03/2017 để làm việc về nội dung khiếu nại; Lần 3 mời vào ngày 12/03/2017 đến Công ty vào ngày 18/03/2017 để xử lý kỷ luật). Tuy nhiên ông Quý chỉ có mặt một lần vào ngày 05/03/2017 để họp

nhưng Biên bản họp ngày 05/03/2017 không có hiệu lực vì ông Quý không ký tên vào biên bản. Trước đó Công ty chưa ký một biên bản hay quyết định nào về việc buộc ông Quý thôi việc. Đến ngày 12/03/2017, Công ty có mời ông Quý tham gia họp xử lý kỷ luật lao động nhưng ông Quý vắng mặt. Tại cuộc họp tiến hành xử lý kỷ luật đối với ông Quý có sự tham gia chủ trì của phó tổng giám đốc Công ty; Đại diện công đoàn; Đại diện phòng hành chính nhân sự và giám đốc sản xuất. Hội đồng kỷ luật đồng ý ra quyết định kỷ luật sa thải lao động đối với ông Quý vì các lý do: Ông Quý tự ý nghỉ việc quá 05 ngày (từ 11/02/2017 đến 05/03/2017); Có sai phạm trong sản xuất (có xác nhận của công nhân bộ phận do ông Quý quản lý). Ngày 12/03/2017, Công ty có báo cơ quan quản lý lao động về việc xử lý kỷ luật đối với ông Quý và Ban quản lý các khu chế xuất và Công nghiệp Hồ Chí Minh (Hepza) không có ý kiến. Ngày 18/03/2017, Công ty ra quyết định xử lý kỷ luật sa thải đối với ông Quý và gửi quyết định qua đường bưu điện cho ông Quý. Nay với những yêu cầu như bên phía nguyên đơn đã trình bày, Công ty không đồng ý vì Công ty đã tiến hành xử lý kỷ luật đúng qui định của pháp luật.

Hỏi: Theo quy định pháp luật lao động hiện hành, bạn đánh giá như thế nào về quyết

CHƯƠNG IX

TRANH CHẤP LAO ĐỘNG, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀĐÌNH CÔNG ĐÌNH CÔNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- BLLĐ 2012

- Nghị định 46/2013/NĐ-CP

- Nghị định 05/2015/NĐ-CP

- Nghị định 48/2018/NĐ-CP I. CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1. So sánh đình công với các trường hợp ngừng việc tập thể khác?

2. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến đình công? Xác định các biện pháp phòng ngừa và hạn chế đình công?

3. Phân biệt tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?

4. Vì sao toà án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?

5. Phân tích tác động của tranh chấp lao động tập thể đối với quan hệ lao động?

6. Trình bày các bước giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu TAI LIEU THAO LUAN 2020 2021 (1) (Trang 45 - 48)