5. Tính mới của đề tài
3.2.6. Kết quả nghiên cứu môi trường lưu giữ quỹ gen invitro
Khi các chồi trên môi trường nhân nhanh đạt được số lượng đủ lớn và đồng đều có kích thước từ 3-4 cm, thì được đưa vào nuôi cấy trên môi trường lưu giữ để có thể lưu trữ mẫu giống invitro dưới dạng cây con trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo. Các chồi cúc trên môi trường nhân nhanh được cắt thành từng đoạn có chiều dài 1cm và cấy trên môi trường lưu giữ.
Số liệu chiều cao cây được ghi nhận liên tục trong 4 tháng nuôi cấy thu được kết quả như ở bảng sau:
Bảng 3.9 Kết quả lưu trữ của chồi hoa cúc giống C01
Thời gian
(tháng) Chiều cao trung bình/cây (cm)
Môi trường NT33 NT34 NT35 NT36 1 1,2 1,1 0,9 0,8 1,5 2,3 2,1 1,2 1,2 2 5,1 3,2 2,1 1,9 2,5 (*) 4,1 3,2 2,7 3 (*) 5,2 4,5 3,4 3,5 (*) (*) 5,1 4,3 4 (*) (*) (*) 4,9
Ghi chú: NT33: ½MS + 30g/l sucrose + 6,5g/l agar NT34: ½MS + 30g/l sucrose + 12g/l agar NT35: ½MS + 15g/l sucrose + 6.5g/l agar NT36: ½MS + 15g/l sucrose + 12g/l agar (*): Chiều cao trung bình cây chạm miệng bình.
Kết quả thu được cho thấy khi môi trường ½MS các chồi hoa cúc vẫn có khả năng tạo rễ và kéo dài tạo thành cây hoàn chỉnh nhưng số lượng rễ thu được ít, chiều cao cây ngắn và chậm sinh trưởng.
Khi giảm lượng đường sucrose sử dụng trên môi trường nuôi cấy từ 30 g/l xuống 15 g/l thì các chồi cúc sinh trưởng chậm về chiều cao, đạt chiều cao trung bình từ 4,3-5,1 cm sau 3,5 tháng nuôi cấy. Đồng thời khi tăng nồng độ agar trong môi trường nuôi cấy thì các chồi cúc cũng có hiện tượng sinh trưởng chậm về chiều cao, đạt chiều cao trung bình 4,9 cm sau 4 tháng nuôi cấy trên NT36: ½MS + 15g/l sucrose + 12g/l agar.
36
các môi trường đã lựa chọn ở trên cũng cho kết quả tương tự như với giống cúc C01.