5. Tính mới của đề tài
3.2.2. Kết quả tạo callus
Các mẫu đã khử trùng có khả năng sống được chuyển sang môi trường tạo callus. Môi trường tạp callus là môi trường MS có bổ sung các chất sinh trưởng khác nhau như 2,4-D; BAP, NAA. Sau 4 tuần theo dõi thu được kết quả như bảng sau:
Bảng 3.4Sự hình thành callus trên các môi trường khác nhau của giống cúc C01 sau 4 tuần nuôi cấy.
Môi trường Tỉ lệ mẫu chết (%) Tỉ lệ mẫu tạo callus (%) Chất lượng callus (%)
NT1 20,6 79,4 + NT2 10,5 89,5 ++ NT3 5,6 94,4 + NT4 2,7 97,3 ++ NT5 3,3 96,7 ++ NT6 2,4 97,6 ++ NT7 2,5 97,5 +++ NT8 1,7 98,3 +++ NT9 1,5 98,5 +++
Ghi chú: +: Callus vàng nâu, mọng nước;
++: Callus trắng, xốp, khả năng tái sinh kém; +++: Callus xốp có dạng phôi, có khả năng tái sinh.
Bảng 3.5 Sự hình thành callus trên các môi trường khác nhau của giống cúc C03 sau 4 tuần nuôi cấy.
Môi trường Tỉ lệ mẫu chết (%) Tỉ lệ mẫu tạo callus (%) Chất lượng callus (%)
NT1 17,8 82,2 + NT2 12,7 87,3 ++ NT3 7,6 92,4 + NT4 3,6 96,4 ++ NT5 2,3 97,7 ++ NT6 2,4 97,6 ++ NT7 1,5 98,5 +++ NT8 1,2 98,8 +++ NT9 1,3 98,7 +++ Ghi chú: NT1: MS + 1mg/l 2,4D NT2: MS + 2mg/l 2,4D NT3: MS + 3mg/l 2,4D NT4: MS + 1mg/l 2,4D+ 0,5mg/l BAP NT5: MS + 2mg/l 2,4D+ 0,5mg/l BAP NT6: MS + 1mg/l BAP
28
NT7: MS + 2mg/l BAP
NT8: MS + 1mg/l BAP + 0,2mg/l NAA NT9: MS + 2mg/l BAP + 0,2 mg/l NAA
Qua các kết quả thu được thấy rằng các mẫu hoa cúc của cả hai giống C01 và C03 có phản ứng tương tự như trên các môi trường có chứa các chất điều khiển sinh trưởng khác nhau. Trên cùng một loại môi trường thì tỉ lệ tạo callus của các mẫu ở cả hai giống là tương đương nhau. Như vậy có thể nói rằng sự khác biệt về giống không liên quan đến cảm ứng tạo callus và cảm ứng tạo callus hoàn toàn được điều khiển bởi các chất điều khiển sinh trưởng có trong môi trường nuôi cấy. Trên môi trường có chứa 2,4-D với nồng độ từ 1- 3 mg/l mẫu cũng có cảm ứng tạo callus tuy nhiên chất lượng callus không tốt. Trên môi trường vừa bổ sung kết hợp 2,4-D và BAP các mẫu cũng có cảm ứng tạo callus nhưng chất lượng callus có cải thiện hơn so với môi trường chỉ chứa 2,4-D nhưng chất lượng callus chưa cao, khả năng tái sinh kém. Trên môi trường chỉ có BAP hoặc kết hợp giữa BAP và NAA thì các mẫu có cảm ứng tạo callus rất tốt, các callus có màu xanh nhạt, có dạng phôi sinh, một số mẫu có phản ứng có cụm chồi tái sinh trên bề mặt callus sau 1 tháng nuôi cấy, tuy nhiên trên môi trường có mặt NAA thì các mẫu còn có phản ứng phân hóa tạo rễ.
Như vậy môi trường được cho là tạo callus tốt nhất của hai giống C01 và C03 là NT7: MS + 30g/l sucrose + 6,5g/l agar + 2mg/l BAP.
Kết quả này được áp dụng để tạo callus các giống còn lại. Kết quả thu được tương tự như mẫu C01 và C03.
Tóm lại: môi trường được cho là tạo callus tốt nhất của mẫu giống là NT7: MS + 30g/l sucrose + 6,5g/l agar + 2mg/l BAP.
29
Hình 3.1 Các callus hình thành từ nụ hoa