5. Tính mới của đề tài
3.2.4. Kết quả nhân nhanh đối với chồi hoa cúc
Các chồi tái sinh trên callus cần được nhân nhanh để tạo số lượng lớn cần thiết để có thể đánh giá được ở các giai đoạn tiếp theo. Vì vậy cần phải khảo sát môi trường nhân nhanh tốt nhất với chồi hoa cúc. Theo quan sát ở thí nghiệm tái sinh cho thấy BAP là chất có khả năng cảm ứng tạo sinh chồi rất tốt đối với cây hoa cúc, chính vì vậy BAP được tiếp tục sử dụng trong thí nghiệm này để đánh giá khả năng nhân nhanh của các chồi cúc tái sinh.
Giống như các thí nghiệm trước ở cả hai giống hoa cúc đều quan sát thấy phản ứng trên cùng một loại môi trường là tương tự như nhau. Sau 4 tuần nuôi cấy khả năng nhân nhanh của chồi hoa cúc được thể hiện như bảng sau.
Bảng 3.7 Kết quả nhân nhanh chồi hoa cúc giống C01(sau 4 tuần nuôi cấy)
Môi trường Hệ số nhân chồi (lần)
Chiều cao trung bình chồi
(cm) Chất lượng chồi
NT22 2,1 2,5 Chồi xanh, mập, lá to
NT23 5,6 1,5 Chồi xanh, mập, lá to
NT24 6,4 1,3 Chồi xanh, mập, lá nhỏ
NT25 2,3 2,4 Chồi xanh mập, lá to, có rễ
NT26 5,3 2,2 Chồi xanh, mập, lá to, có rễ
NT27 6,2 1,8 Chồi xanh, mập, lá nhỏ, có rễ Ghi chú: NT22: MS + 0,5mg/l BAP NT23: MS + 1mg/l BAP NT24: MS + 2mg/l BAP NT25: MS + 0,1mg/l NAA + 0,5mg/l BAP NT26: MS + 0,1mg/l NAA + 1mg/l BAP NT27: MS + 0,1mg/l NAA + 2mg/l BAP
32
Khi sử dụng BAP ở nồng độ thấp là 0,5mg/l thì có sự hình thành các chồi nách nhưng với hệ số nhân chồi thấp đạt được là 2,1 và chiều dài của chồi là 2,5 cm và chưa thấy hình thành rễ. Khi tăng nồng độ BAP lên 1mg/l thì hệ số nhân chồi tăng khoảng 2,5 lần so với môi trường có 0,5mg/l BAP. Và khi nồng độ BAP tăng lên 2mg/l thì hệ số nhân chồi đạt được khá cao là 6,4 lần, nhưng chồi lại ngắn hơn và lá nhỏ hơn so với các chồi ở trên môi trường chứa BAP với nồng độ thấp hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy BAP có tác dụng nhân chồi tốt, nhưng chất lượng chồi sẽ không tốt nếu tăng hàm lượng BAP.
Kết hợp BAP và NAA với nồng độ BAP thay đổi từ 0,5 - 2 mg/l với nồng độ NAA giữ nguyên là 0,1 mg/l thì hệ số nhân chồi trên các môi trường có thêm NAA này là tương đương với các môi trường có cùng nồng độ BAP, hệ số nhân chồi thu được không cao hơn. Nhưng chất lượng chồi có sự thay đổi, chiều cao của chồi trên các môi trường này là cao hơn và có sự hình thành của rễ ở gốc các cụm chồi không tốt cho cây con.
Như vậy có thể nói rằng môi trường nhân chồi cho hệ số cao là môi trường MS + 30g/l sucrose + 6,5g/l agar + 2mg/l BAP. Nhưng để tạo được nhiều cây có chất lượng tốt với số lượng lớn và đồng đều thì môi trường thích hợp để nhân chồi là môi trường MS + 30g/l sucrose + 6,5g/l agar + 1mg/l BAP.
Kết quả này được áp dụng để nhân nhanh chồi các giống còn lại. Kết quả thu được tương tự như mẫu C01.
Tóm lại: môi trường thích hợp để nhân chồi là môi trường MS + 30g/l sucrose + 6,5g/l agar + 1mg/l BAP.
33
Hình 3.3Kết quả nhân nhanh chồi hoa cúc C01.