Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật công chứng, nâng cao ý

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG VAY VỐN TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Luật Kinh tế . TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 27)

nâng cao ý thức pháp luật công chứng.

- Đẩy mạnh các biện pháp, đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng và các quy định liên quan đến các công chứng viên đến với ngƣời dân. Ủy ban nhân dân, Sở Tƣ pháp tỉnh Quảng Trị chủ động phối hợp với địa phƣơng, đơn vị tổ chức để các công chứng viên phổ biến, tƣ vấn về pháp luật công chứng theo từng cụm dân cƣ, đơn vị để ngƣời dân có thể nắm bắt thông tin, hiểu biết và thực hiện các hợp đồng, giao dịch của cá nhân và gia đình mình một cách chủ động, chính xác và đúng quy định của pháp luật, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.

- Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền và trách nhiệm công vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của các tổ chức đoàn thể xã hội để các chủ thể pháp luật nắm đƣợc đầy đủ các quyền và nghĩa vụ,

cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực công chứng tại tỉnh Quảng Trị cần đƣợc nâng cao kỹ năng truyền thông về pháp luật, trách nhiệm giải thích và hƣớng dẫn pháp luật trong lĩnh vực mình phụ trách.

- Các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và bản thân các công chứng viên cần tích cực, chủ động giao lƣu, tổ chức, tham gia các Hội nghị, Hội thảo trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ. Sở Tƣ pháp t ỉ n h Q u ả n g Trị với tƣ cách là cơ quan quản lý nhà nƣớc trực tiếp đối với các tổ chức hành nghề công chứng cần tích cực, chủ động xây dựng, tổ chức chƣơng trình Hội nghị, Hội thảo, các lớp tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ công chứng cho công chứng viên, nhân viên của các tổ chức hành nghề công chứng.

- Huy động các lực lƣợng xã hội tham gia cùng với Nhà nƣớc trong việc phổ biến, giải thích pháp luật đến từng ngƣời dân, từng cán bộ, công chức nhà nƣớc và các cán bộ của tổ chức đoàn thể xã hội, tạo nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật một cách tự giác của mỗi ngƣời dân. Đồng thời, phát huy vai trò tự quản và công tác vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành pháp luật của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên, Ban công tác Mặt trận và các tổ chức thành viên ở cộng đồng khu dân cƣ.

3.2.3. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

- Chỉ đạo tăng cƣờng phối hợp, chia sẻ thông tin giữa Sở Tƣ pháp, các tổ chức hành nghề công chứng với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Xây dựng, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố. Ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc và tổ chức hành nghề công chứng liên quan đến hoạt động công chứng. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và điều chỉnh phù hợp với thực tế.

- Để đơn giản hóa thủ tục hành chính, đảm bảo chất lƣợng dịch vụ, Ủy ban nhân dân t ỉ n h Q u ả n g T r ị c ần chỉ đạo xây dựng cơ chế thủ tục một cửa, lấy các tổ chức hành nghề công chứng (có trình độ, hiểu biết về pháp luật, các thủ tục) làm trung tâm, nhận và trả kết quả tại tổ chức hành nghề công chứng.

- Quy định bắt buộc tất cả tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố kết nối và cập nhật dữ liệu nhanh chóng, chính xác vào Chƣơng trình quản lý thông tin ngăn chặn và thông tin về hợp đồng, giao dịch đã công chứng (UCHI).

- Triển khai thực hiện "Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020" trên địa bàn tỉnh Quảng Trị , nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tế để điều chỉnh cho phù hợp. Đẩy mạnh xã hội hóa công chứng để huy động một lực lƣợng đông đảo các công chứng viên tham gia vào hoạt động công chứng.

- Nghiên cứu, xúc tiến thành lập Quỹ bảo hiểm hành nghề công chứng để hỗ trợ các tổ chức hành nghề công chứng trong việc mua bảo hiểm nghề nghiệp và bồi thƣờng khi xảy ra thiệt hại.

- Quan tâm hỗ trợ địa điểm làm việc, đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, công nghệ thông tin… cho các Phòng Công chứng để hoạt động có hiệu quả.

- Ban hành mức trần thù lao công chứng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng thời kỳ, bảo đảm cân bằng giữa việc tạo động lực tài chính hợp

lý cho tổ chức hành nghề công chứng, các công chứng viên hành nghề và thu nhập bình quân của ngƣời dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

3.2.4. Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm

- Đẩy mạnh hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Trị đối với pháp luật về công chứng. Trên cơ sở Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, hoạt động giám sát cần đi vào thực chất, tổ chức giám sát chuyên đề, nội dung tập trung vào các vấn đề nổi cộm hiện nay nhƣ chất lƣợng công chứng viên, chất lƣợng văn bản công chứng, việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng…, tăng cƣờng đối thoại, làm việc với cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng để điều chỉnh hoạt động áp dụng pháp luật đạt chất lƣợng, hiệu quả. Tăng cƣờng phối hợp giám sát giữa ba cơ quan trong lĩnh vực công chứng nhằm tiết kiệm kinh phí, tăng chất lƣợng, hiệu quả giám sát. Ngoài ra, cần kết hợp giữa hoạt động giám sát và hoạt động thanh tra, kiểm toán.

- Sở Tƣ pháp tỉnh Quảng Trị cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các tổ chức hành nghề công chứng, đặc biệt là xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm của công chứng viên, bảo đảm việc thực hiện pháp luật công chứng luôn đúng đắn và chính xác. Thanh tra của Sở Tƣ pháp tỉnh Quảng Trị cần thực hiện các nội dung thanh tra chuyên đề, tổ chức thanh tra trực tiếp, toàn diện các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Để hoạt động này đƣợc thực hiện tốt, cần hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan thành tra, tăng cƣờng số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng cán bộ, công chức thanh tra, đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, kinh nghiệm cũng lĩnh vực thanh tra cũng nhƣ lĩnh vực công chứng, không chỉ nắm vững quy định của pháp luật mà còn phải có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động công chứng.

- Tăng cƣờng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, công chứng viên, ngƣời yêu cầu công chứng trong hoạt động công chứng. Bảo đảm mọi hành vi trái pháp luật đều bị xử lý, bất kể ngƣời vi phạm có vị trí xã hội, nghề nghiệp, thành phần xuất thân nào. Việc xử lý cần nghiêm minh, kịp thời, không thiên vị, đặc biệt là đối với hành vi trái pháp luật của các công chứng viên vì hành vi trái pháp luật của công chứng viên sẽ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ảnh hƣởng đến an toàn pháp lý của hợp đồng, giao dịch, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

- Xây dựng và nhân rộng các gƣơng điển hình tiên tiến trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật, nhân rộng các hình thức thu hút đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật ngay tại khu dân cƣ. Thực hiện tốt công tác khen thƣởng đối với tập thể, gia đình, cá nhân và khu dân cƣ thực hiện tốt việc chấp hành pháp luật; khen thƣởng đối với tổ chức, cá nhân tích cực trong công tác truyền thông, vận động chấp h ành pháp luật ở cở sở, cộng đồng dân cƣ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Hoạt động công chứng hợp đồng vay vốn trong sản xuất, kinh doanh qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị cho thấy, chủ trƣơng xã hội hóa trong lĩnh vực công chứng là đúng đắn, đã tạo điều kiện thuận tiện cho ngƣời dân trong việc thực hiện các yêu cầu công chứng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt, hoạt động công chứng đã góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa các tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực giao dịch hợp đồng vay vốn cũng nhƣ giao dịch bảo đảm nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng vay vốn trong sản xuất kinh doanh vốn phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp. Không thể phủ nhận công chứng là "lá chắn" phòng ngừa hữu hiệu, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội, giảm thiểu "gánh nặng" pháp lý cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.

Tuy nhiên, qua 05 năm thi hành, việc thực hiện pháp luật công chứng cho thấy vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định. Để thực hiện pháp luật công chứng hợp đồng vay vốn trong sản xuất, kinh doanh đi vào cuộc sống, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đƣa ra một số định hƣớng và giải pháp cụ thể bảo đảm thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trên các phƣơng diện: công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng và thủ tục công chứng. Các giải pháp đƣa ra quán triệt định hƣớng về việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bảo đảm khả thi, bảo đảm an toàn pháp lý và thực hiện cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp nhằm mục tiêu bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch, đáp ứng yêu cầu công cuộc phát triển kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG VAY VỐN TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Luật Kinh tế . TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC (Trang 27)