CHƯƠNG IV BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu tiểu luận DCT nguu tat (Trang 42 - 43)

Sau khi có kết quả nghiên cứu, em đưa ra những bàn luận sau: 1.Về tác dụng của Ngưu tất trong Y học hiện đại:

Từ năm 2010 đến năm 2020 đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của hoạt chất trong Ngưu tất thực hiện trên cả động vật, in vivo và in vitro. Điều này đã chứng minh được Ngưu tất là một dược liệu có tác dụng gây được sự chú ý và đóng vai trò quan trọng trong Y học. Bên cạnh phát triển những nghiên cứu trước kia, thì những nghiên cứu gần đây liên tục tìm ra được hoạt chất mới và đánh giá được tác dụng của nó. Thành phần polysaccharid trong rễ Ngưu tất được nghiên cứu nhiều hơn cả, với các tác dụng như: điều hòa miễn dịch, chống loãng xương, hạ cholesterol, tác dụng lên hệ thần kinh. Các nghiên cứu tác dụng sinh học đã góp phần khẳng định sâu sắc hơn về tác dụng của Ngưu tất trong YHHĐ.

2.Về tác dụng của Ngưu tất trong YHCT:

Ngưu tất được ứng dụng rộng rãi trong các phương thuốc có các tác dụng khác nhau, thể hiện được vai trò của Ngưu tất trong phương thuốc, có thể làm chủ dược hoặc không. Ngưu tất trong YHCT được phối hợp với các vị thuốc khác để chữa chứng mất kinh, đẻ khó, chữa các bệnh thấp khớp, đau lưng, bí tiểu tiện...

Đặc biệt, trong phương thuốc Trấn can tức phong Ngưu tất đóng vai trò chủ dược, phối hợp cùng 11 vị thuốc khác làm nên bài thuốc có tác dụng trấn can tức phong, tư âm tiềm dương. Trên lâm sàng dùng khi người bệnh hoa mắt, chóng mặt, kèm thêm đau đầu, phát sốt, đau nhức ù tai, trong tâm cảm thấy phiền nhiệt. Hay tay chân, cơ thể có cảm giác co duỗi khó; hay miệng mắt méo xệch, sắc mặt như say, thậm chí chóng mặt mà muốn ngã; hay bất tỉnh. Bệnh tình kéo dài có hồi phục cũng không được như trước, tay chân vận động yếu hay thành di chứng liệt nửa người.

Một phần của tài liệu tiểu luận DCT nguu tat (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w