Các vị thuốc 1 Ngưu tất

Một phần của tài liệu tiểu luận DCT nguu tat (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3.6. Các vị thuốc 1 Ngưu tất

3.3.6.1. Ngưu tất

Tên khoa học: Achyranthes bidentata, họ Dền Amaranthaceae

Bộ phận dùng: Rễ của cây Ngưu tất

Tính vị: Vị đắng, chua tính bình

Quy kinh: vào hai kinh can và thận

Công năng chủ trị: Hình 9. Rễ Ngưu tất

Hoạt huyết thông kinh lạc: dùng trong các trường hợp kinh nguyệt bế, kinh nguyệt không đều, dùng ngưu tất 20g sắc uống, có thể thêm ít rượu trắng hoặc kết hợp với đào nhân, tô mộc, hương phụ.

Thư cân, mạnh gân cốt: dùng cho các bệnh đau khớp, đau xương sống, đặc biệt đối với khớp của chân; nếu thấp mà thiên về hư hàn thì phối hợp với quế chi, cẩu tích, tục đoạn, nếu thấp thiên về nhiệt thì phối hợp với hoàng bá.

Chỉ huyết, thường dùng trong các trường hợp hỏa độc bốc lên gây nôn ra máu, chảy máu cam; có thể phối hợp với thuốc tư âm giáng hỏa và thuốc chỉ huyết khác.

Lợi tiểu, trừ sỏi: dùng trong các trường hợp tiểu tiện đua buốt, tiểu tiện ra sỏi,đục; dùng ngưu tất 20g, sắc thêm rượu uống.

Giáng áp: dùng trong các trường hợp bệnh cao huyết áp, do khả năng làm giảm cholesterol máu.

Giải độc chống viêm: dùng rễ ngưu tất, phòng bệnh bạch hầu, ngưu tất 3g, cam thảo 12g, ngoài ra còn dùng khi lợi bị sưng thũng.

Kiêng kỵ: Người có thai không nên dùng, những người bị mộng tinh hoạt tinh, phụ nữ kinh nguyệt nhiều. Nếu dùng với tính chất để khí vị đi xuống hạ tiêu, chữa bệnh các bộ phận phía dưới thì dùng không qua chế biến. Khi sao rượu, trích nước muối hoặc tẩm rượu rồi chưng thì có tác dụng bổ.[1],[8]

3.3.6.2. Qui bản

Tên khoa học: Carapax Testudinis, Họ Rùa Testudinidae

Bộ phận dùng: Là mai và yếm của con rùa

Hình 10. Quy bản

Tính vị: vị mặn, ngọt, tính bình

Quy kinh: vào 4 kinh thận, tâm, can, tỳ

Công năng chủ trị:

Tư âm tiềm dương, giáng hỏa: Trị thận

âm kém mà sinh ho lâu ngày; sốt nóng âm ỉ trong xương. Còn dùng để bổ xương cốt, ra mồ hôi trộm, di tinh lưng cốt đau mỏi, dùng cao quy bản 100g, hoài sơn (sao) 120g, phá cố chỉ (sao rượu) 80g, vỏ rễ cây bông trang (sao) 60g, thục địa 160g, hạt tơ hồng (sao) 80g, khiếm thực 60g, rau má 80g, ngày dùng 20g hoặc phối hợp với hoàng bá, thục địa, tri mẫu.

Sinh tân dịch: dùng trong hao tổn tân dịch

Ích khí: dùng bổ sau khi ốm dậy, phối hợp với đẳng sâm, bạch truật, đương quy, thục địa.

Cổ tinh chỉ huyết: trị sốt rét lâu ngày không khỏi, trị lỵ, kinh niên. Ngoài ra còn dùng cho bệnh trĩ.

Kiêng kỵ: Những người âm hư không có nhiệt, phụ nữ có thai không nên dùng, khi dùng có thể trích giấm, rượu hoặc mỡ lợn.[1],[8]

Một phần của tài liệu tiểu luận DCT nguu tat (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w