Sinh mẫu lệ

Một phần của tài liệu tiểu luận DCT nguu tat (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3.6.9. Sinh mẫu lệ

Tên khoa học: Ostrea Sp., họ Hàu Ostreidae

Bộ phận dùng: Vỏ xác của loài nhuyễn thể ( vỏ trai)

Tính vị: vị mặn, sáp, tính hơi hàn Quy kinh: vào các kinh can, vị, đởm, thận.

Công năng chủ trị: Hình 16. Mẫu lệ

Bình can tiềm dương: dùng trị can dương thịnh thấy chóng mặt, đau đầu, mắt hoa, mất ngủ, lúc sốt, lúc nóng

Sáp tinh, làm ngừng ra mồ hôi, trị bệnh di tinh ra mồ hôi trộm, hoặc nhiều mồ hôi Làm mềm các khối rắn, tán kết khối, hòn cục dùng trị bệnh tràng nhạc thường phối hợp với hạ khô thảo, huyền sâm.[8]

3.3.6.10. Mạch môn

Tên khoa học: Ophiopogon japonicas, họ Mạch môn đông Convallariaceae.

Bộ phận dùng: rễ củ phơi sấy khô.

Hình 17. Mạch môn Tính vị: vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn.

Quy kinh: tâm, phế, vị.

Công năng chủ trị:

Dưỡng vị sinh tân, nhuận phế, thanh tâm. Chủ trị: Phế nhiệt do âm hư, ho khan, ho lao, tân dịch thương tổn, tâm phiền mất ngủ, tiêu khát, táo bón.

Kiêng kỵ : Tỳ vị hư hàn, ăn uống chậm tiêu, ỉa chảy không nên dùng.[1]

3.3.6.11. Mạch Nha

Tên khoa học: Hordeum vulgarae, họ lúa Poaceae

Tính vị: vị mặn,tính bình

Quy kinh: tỳ, vị

Công năng chủ trị:

Tiêu thực hóa tích: dùng trong các trường hợp tiêu hóa không tốt, đầy bụng, ăn uống

kém Hình 18. Mạch nha

Làm mất sữa: dùng trong các trường hợp sữa bị tích kết, 2 vú căng đau, nhức nhối.

3.3.6.12. Cam thảo

Tên khoa học: Grycyrrhiza glabra, họ Đậu Fabaceae

Bộ phận dùng: Rễ

Tính vị: vị ngọt, tính bình

Quy kinh: can, tỳ thông hành 12 kinh

Công năng chủ trị:

Ích khí, dưỡng huyết, dùng trong bệnh khí huyết hư nhược mệt mỏi thiếu máu; phối hợp với đẳng sâm, thục địa.

Hình 19. Cam thảo

Nhuận phế chỉ ho: dùng trong các bệnh đau hàu họng, viêm họng cấp, mạn tính, viêm amidan hoặc ho nhiều đàm

Tả hỏa giải độc: dùng trong mụn nhọt đinh độc sưng đau. Ngoài ra cam thảo còn đóng vai trò dẫn thuốc và giải quyết một số tác dụng phụ trong đơn thuốc.

Hoãn cấp chỉ thống: dùng trị đau dạ dày, đau bụng, gân mạch co rút.

Kiêng kỵ: Nếu tỳ vị có thấp trệ, sôi bụng, đầy bụng không dùng. Cam thảo dùng lâu dễ gây phù nề.[1],[8]

Một phần của tài liệu tiểu luận DCT nguu tat (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w