0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Khi quần thể có kích thước lớn (số lượng cá thể đông) thì các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên Nhưng khi quần thể có kích thước bé (số lượng cá thể ít) thì xảy ra giao phối cận huyết

Một phần của tài liệu CHỦ ĐỀ 6 NHÂN TỐ TIẾN HÓA (Trang 43 -48 )

ngẫu nhiên. Nhưng khi quần thể có kích thước bé (số lượng cá thể ít) thì xảy ra giao phối cận huyết (giao phối không ngẫu nhiên). Vì khi có ít cá thể thì chủ yếu các cá thể đó có quan hệ huyết thống với nhau và chúng giao phối với nhau.

- Trong các nhân tố tiến hoá thì các yếu tố ngẫu nhiên khi tác động lên quần thể sẽ làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể nên sẽ chuyển quần thể từ ngẫu phối sang giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 86: Chọnđáp án C.

Khi CLTN chống lại alen trội thì tần số alen trội giảm dần và tần số alen lặn tăng dần nên kết quả của chọn lọc sẽ dẫn tới làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn.  Tăng tỉ lệ kiểu hình lặn.

Câu 87: Chọnđáp án B.

- Đột biến sẽ tạo ra các alen mới; Giao phối ngẫu nhiên làm xuất hiện vô số biến dị tổ hợp. Vì vậy đột biến kết hợp với giao phối ngẫu nhiên sẽ làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.

- CLTN loại bỏ các alen có hại và kiểu gen có hại nên CLTN làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

- Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể vì giao phốikhông ngẫu nhiên làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể.

- Các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các kiểu gen và tần số alen trong quần thể nên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

- Kết luận C sai vì: Trong cùng một khu vực địa lý nhưng ở các điều kiện sinh thái khác nhau (ở các ổ sinh thái khác nhau) thì CLTN tiến hành theo các hướng khác nhau dẫn tới hình thành các nòi sinh thái rồi hình thành các loài mới.

- Ví dụ ở quá trình hình thành loài bằng con đường sinh thái, trong cùng 1 khu vực địa lý nhưng CLTN cũng tiến hành theo các hướng khác nhau.

Câu 89: Chọnđáp án D.

Vì khi kiểu hình đột biến biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản thì đột biến đó biểu hiện ra kiểu hình gây chết nhưng do nó đã sinh sản ra đời con nên đột biến đã được truyền lại cho đời sau. Vì vậy mặc dù cơ thể bị chết nhưng gen vẫn được truyền lại cho thế hệ sau. Ở thế hệ sau, gen tiếp tục được truyền lại cho các đời tiếp theo vì đột biến biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản

Câu 90: Chọnđáp án B.

Vì khi sử dụng thuốc kháng sinh thì sẽ tạo ra áp lực chọn lọc loại bỏ những kiểu gen không kháng thuốc và giữ lại những kiểu gen kháng thuốc. Kết quả sẽ dẫn tới chọn lọc dòng vi khuẩn kháng thuốc.

Câu 91: Chọnđáp án B

- Ở F1, tần số alen A = 0,7 nhưng đến F2 đột ngột thay đổi còn A = 0,3. - Quần thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 92: Chọnđáp án A.

- Trong 4 kết luận trên thì kết luận A là đúng. Vì kiểu hình đột biến sẽ được biểu hiện hoàn toàn ở cả trạng thái đồng hợp và đị hợp ở giai đoạn trước tuổi sinh sản dẫn đến làm cho kiểu hình đột biến chết nên không thể sinh sản và di truyền cho đời sau. Đột biến sẽ bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.

- Kết luận B sai.Vì kiểu hình đột biến biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản nên gen gây bệnh vẫn được di truyền cho thế hệ sau qua quá trình sinh sản.

- Kết luận C sai. Vì Đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được biểu hiện nên không thể loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.

- Kết luận D sai. Vì kiểu hình đột biến biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản nên gen gây bệnh vẫn được di truyền cho thế hệ sau qua quá trình sinh sản.

Câu 93: Chọnđáp án C.

- Đột biến lặn có hại chỉ sau một thế hệ đã bị loại bỏ hoàn toàn khi đột biến này được biểu hiện ngay thành kiểu hình.

- A sai vì đột biến gen lặn nằm trong tế bào chất không biểu hiện thành kiểu hình do số lượng gen nằm trong tế bào chất là rất lớn, sản phẩm của các gen bình thường trong tế bào chất sẽ ức chế sự biểu hiện của sản phẩm của gen đơn lẻ này. (điều này giải thích vì sao bệnh do gen lặn trong tế bào chất thường không gây chết).

- B sai vì gen này là gen đa alen nên alen lặn này sẽ không được biểu hiện thành kiểu hình do trong cơ thể có cả alen trội.

- D sai vì đột biến gen nằm trên X chỉ được loại bỏ ở giới XY, còn giới XX không loại bỏ được vì có alen trội nằm ở vị trí tương ứng trên NST X kia (không biểu hiện ra kiểu hình).

- C đúng vì gen nằm trên Y không có alen tương ứng ở trong tế bào nên sẽ biểu hiện trực tiếp thành kiểu hình  bị loại bỏ hoàn toàn.

Câu 94: Chọnđáp án D.

- Một đột biến muốn là nguyên liệu cho tiến hóa thì trước tiên phải tồn tại được trong quần thể. - Đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST đều là đột biến NST. Cả 2 loại đột biến này có cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa nhưng không phải là nguồn nguyên liệu chủ yếu vì:

+ Đột biến NST xảy ra với tần số thấp  lượng đột biến tạo ra không nhiều.

+ Đột biến NST thường biểu hiện trực tiếp ra kiểu hình gây hại cho thể đột biến do đó thường bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.

 Loại đáp án A và B.

- Đột biến gen trội và đột biến gen lặn đều là đột biến gen. Hầu hết đột biến gen khi biểu hiện thành kiểu hình đều có hại. Nếu đột biến gen trội thì sẽ biểu hiện ra kiểu hình ngay cả khi ở thể dị hợp nên sẽ ngay lập tức bị CLTN loại bỏ  Đột biến gen trội không được giữ lại trong quần thể.

- Đối với đột biến gen lặn thì chỉ biểu hiện thành kiểu hình ở thể đồng hợp nên khi đột biến này ở thể dị hợp sẽ không bị CLTN loại bỏ  Đột biến gen lặn vẫn được giữ lại trong quần thể.

 Loại đáp án C.

Câu 95: Chọnđáp án B. Câu 96: Chọnđáp án C. Câu 97: Chọnđáp án A.

- Trong các kết luận trên thì kết luận A là đúng. Là đặc điểm chung cho đột biến và chọn lọc tự nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.

- Kết luận B sai. Chọn lọc tự nhiên luôn làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

- Kết luận C sai. Đột biến không làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp. - Kết luận D sai. Vì đột biến không phải luôn làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.

Câu 98: Chọnđáp án A.

Tần số đột biến của mỗi gen rất thấp nhưng đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc vì:

- Số lượng gen trong quần thể rất lớn. - Đột biến gen thường ở trạng thái lặn.

- Quá trình giao phối đã phát tán các đột biến và làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp.

Câu 99: Chọnđáp án C.

Vì trong quần thể ở loài sinh sản hữu tính, các cá thể tự thụ tinh thì gen đột biến đó sẽ nhanh chóng phát tán trong quần thể. Do đó nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho CLTN.

Câu 100: Chọnđáp án C.

Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen của tất cả các gen trong quần thể.

- A sai vì tự phối trung thời gian dài làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp, tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp. - B sai vì nhập cư có thể xuất hiện alen mới.

- D sai vì thể đị hợp có sức sống cao hơn thể đồng hợp thì các thể đồng hợp sẽ bị CLTN loại bỏ  vốn gen thay đổi.

- C đúng vì giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.

Câu 101: Chọnđáp án C.

Xét các trường hợp tác động của các nhân tố tiến hoá sau đây:

(1) Sự giao phối không ngẫu nhiên: làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp, tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.

(2) Đột biến làm cho A thành a: là giảm dần tỉ lệ kiểu gen AA và Aa, tăng tỉ lệ kiểu gen aa. (3) CLTN chống lại kiểu gen đồng hợp lặn: là tăng dần tỉ lệ kiểu gen AA và Aa, giảm tỉ lệ

kiểu gen aa.

(4) CLLTN chống lại kiểu gen dị hợp: làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp, tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.

(5) Di - nhập gen: làm cho tỉ lệ kiểu gen biến đổi không theo hướng xác định.

(6) CLTN chống lại đồng hợp trội và đồng hợp lặn: làm tăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.

 Những trường hợp làm cho tỉ lệ kiểu gen biến đổi qua các thể hệ theo xu hướng giống nhau là (1) và (4).

Câu 102: Chọnđáp án B. Câu 103: Chọnđáp án C.

- Khi aa bị đào thải hoàn toàn (bị chết ở giai đoạn phôi) thì tần số alen a ở thế hệ Fn được tính theo công thức 0 Trong đó là tần số alen a ở thế hệ xuất phát; n là số thế hệ.

0 . 1 . n q q n q   q0 - Thế hệ xuất phát có tần số alen a0, 2.

- Ở thế hệ F3, tần số alen 0, 2 1/ 8 . 1 3.0, 2 a   Câu 104: Chọnđáp án C. - Có 4 phát biểu đúng là (1), (2), (8), (6).

- (4) sai. Vì CLTN không tác động trực tiếp lên kiểu gen mà chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình. - (6) sai. Vì CLTN không thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn. Nguyên nhân là vì ở trạng thái dị hợp, alen lặn không biểu hiện thành kiểu hình nên không bị CLTN loại bỏ.

Câu 105: Chọnđáp án A.

- Chỉ có (3) đúng.

- (1), (2) sai vì chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi.

- (4) sai vì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến có lợi (không phải các đột biến trung tính)

Câu 106: Chọnđáp án C.

Vì khi các cá thể trong quần thể tự thụ phấn sẽ làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn aa làm kiểu hình lặn (hoa trắng) sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể.

Câu 107: Chọnđáp án C. Câu 108: Chọnđáp án D. - Tính tần số Thế hệ Tần số alen A Tần số alen a F1 0,7 0,3 F2 0,6 0,4 F3 0,5 0,5 F4 0,4 0,6

- Tần số alen A giảm dần, tần số alen a tăng dần. Như vậy quần thể đang chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên vì sự thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

Câu 109: Chọnđáp án B.

- Lúc chưa rải sỏi xuống mặt hồ, đáy hồ có màu xám nên chọn lọc chống lại màu trắng (chống lại aa) và ưu tiên màu xám (ưu tiên AA và Aa). Khi rải sỏi xuống hồ thì hướng chọn lọc thay đổi.  (1) đúng.

- Khi rải sỏi xuống mặt hồ làm mặt hồ trở nên có đốm trắng nên những con cá có màu đốm trắng sẽ trở nên có ưu thế hơn những con cá có màu nâu nhạt. Chọn lọc tự nhiên sẽ tác động chống lại alen A làm giảm dần tần số alen A và tăng dần tần số alen a.  (2) đúng; (4) sai.

- Lúc đầu, tần số A = 0,9 cho nên kiểu gen Aa = 0,18. Khi chọn lọc chống lại A thì tần số A giảm dần, tần số a tăng dần sẽ làm tăng tỉ lệ kiểu gen Aa. Tỉ lệ kiểu gen Aa sẽ tăng dần lên và đạt cực đại khi. A a 0,5  (3) sai.

 Chỉ có 2 phương án đúng.

Câu 110: Chọnđáp án C.

- Ta thấy ở F1, F2 tần số alen A = 0,8; a = 0,2 nhưng đến F3 trở đi A = 0,6; a =0,4.

- Như vậy tần số alen bị giảm một cách đột ngột và nhanh chóng chứng tỏ quần thể đang bị tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên.

- Mặt khác từ F3 đến F5; tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần, dị hợp giảm dần là do giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 111: Chọnđáp án D.

Có 4 trường hợp (1), (2), (4, (6).

Câu 112: Chọnđáp án D.

Vì kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng tác động làm suy thoái quần thể và dẫn tới diệt vong. Nó tác động làm thay đổi tần số alen không theo 1 chiều hướng nhất định. Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.

Một phần của tài liệu CHỦ ĐỀ 6 NHÂN TỐ TIẾN HÓA (Trang 43 -48 )

×