Thông tin (1) không phải là vai trò của đột biến vì đột biến có tính vô hướng nên không thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

Một phần của tài liệu CHỦ đề 6 NHÂN tố TIẾN hóa (Trang 27 - 32)

thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

- Thông tin (3) không phải là vai trò của đột biến vì đột biến không thể loại bỏ alen. Đột biến chỉ làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

- Thông tin (4) sai là vì đột biến vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 12: Chọnđáp án C.

Các yếu tố ngẫu nhiên tác động lên quần thể một cách ngẫu nhiên nên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khổi quần thể. Có khi yếu tố ngẫu nhiên sẽ loại bỏ alen có lợi; có khi loại bỏ alen có hại.

Câu 13: Chọnđáp án A.

Phát biểu A không đúng. Vì CLTN không tác động trực tiếp lên từng alen (CLTN tác động trực tiếp lên từng kiểu hình của cơ thể, qua đó làm thay đổi tần số kiểu gen và tần số alen của quần thể).

Câu 14: Chọnđáp án C.

Các yếu tố ngẫu nhiên tác động lên quần thể một cách ngẫu nhiên nên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.

Câu 15: Chọnđáp án A.

- Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong trường hợp chọn lọc chỉ chống lại alen trội hoặc chỉ chống lại alen lặn.

- Trong các trường hợp nêu trên thì trường hợp (1), chọn lọc đang chống lại alen trội A. Trường hợp (3), chọn lọc đang chống lại alen lặn a.

- Ở trường hợp (2), chọn lọc chống lại thể dị hợp nên không làm thay đổi tần số alen.

- Ở trường hợp (4), chọn lọc chống lại cả thể đồng hợp trội và thể đồng hợp lặn nên không làm thay đổi tần số alen.

Câu 16: Chọnđáp án D.

- Vì di - nhập gen sẽ mang đến cho quần thể các alen mới và kiểu gen mới nên có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.

- Chọn lọc tự nhiên loại bỏ các kiểu hình kém thích nghi nên sẽ loại bỏ các kiểu gen có hại, do đó làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.

- Các yếu tố ngẫu nhiên sẽ loại bỏ các kiểu gen của quần thể.

- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng có thể làm giảm độ đa dạng di truyền vì giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tần số kiểu gen dị hợp trong quần thể.

Câu 17: Chọnđáp án A.

- Trong 4 nhân tố mà đề bài đưa ra, chỉ có yếu tố ngẫu nhiên mới có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu.

- Giao phối không ngẫu nhiên, giao phối ngẫu nhiên không làm giảm kích thước quần thể. - Đột biến không làm thay đổi kích thước quần thể.

Câu 18: Chọnđáp án C.

- Gọi tỉ lệ cá thể Aa trong quần thể (P) ban đầu là x, sau 3 thế hệ tự thụ phấn, quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa; ta suy ra:

31 1 . 0,05 0, 4 Aa 2 x     x   

- Sau 3 thế hệ tự thụ, số tổ hợp AA và aa do cơ thể dị hợp sinh ra là: 3 1 0, 4. 1 0,175. 2               

Số tổ hợp aa trong quần thể ban đầu là: 0, 425 0,175 0, 25. 

Câu 19: Chọnđáp án B.

- Trong các phương án mà đề bài đưa ra, chi có phương án B mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

- Chọn lọc tự nhiên đào thải các kiểu hình không thích nghi nên sẽ loại bỏ những kiểu gen có hại, do đó làm giảm độ đa dạng di truyền của quần thể.

- Thiên tai làm giảm kích thước của quần thể thì sẽ loại bỏ các kiểu gen của quần thể, do đó làm giảm độ đa dạng di truyền của quần thể. Thiên tai làm giảm kích thước quần thể chính là các yếu tố ngẫu nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sự giao phối giữa các cá thể cùng huyết thống hoặc giao phối có chọn lọc sẽ làm giảm độ đa dạng di truyền của quần thể.

Câu 20: Chọnđáp án C.

- Cá thể mang alen đột biến có tỉ lệ  1 tỉ lệ cá thể không mang alen đột biến. - Ở bài toán này, giao tử đực có PA 0,95,qa 0,05;

giao tử cái có PA 0,9,qa 0,1.

 Cá thể mang alen đột biến có tỉ lệ  1 0,95 0,9 0,145. 

- Thể đột biến là cơ thể có kiểu hình đột biến (có kiểu gen aa) có tỉ lệ 0,05 0,1 0,005.   Trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ

0,005 / 0,145 3, 45%.

 

Câu 21: Chọnđáp án A.

- Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình. Do đó đột biến sẽ nhanh chóng bị CLTN loại bỏ nếu đó là đột biến gen trội.

- Tất cả các đột biến lặn chỉ biểu hiện kiểu hình khi không có alen trội tương ứng.

Câu 22: Chọnđáp án A.

Muốn xác định nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền thì phải dựa vào sự thay đổi tần số alen qua mỗi thế hệ.

- F1 có tần số alen A0,64 0,32 / 2 0,8.  - F2 có tần số alen A0,64 0,32 / 2 0,8.  - F3 có tần số alen A0, 2 0, 4 / 2 0, 4.  - F4 có tần số alen A0,16 0, 48 / 2 0, 4.  - F5 có tần số alen A0,16 0, 48 / 2 0, 4. 

Như vậy, tần số chỉ thay đổi ở giai đoạn từ F2 sang F3. Và sự thay đổi này diễn ra một cách đột ngột (Tần số A từ 0,6 chuyển xuống còn 0,4) nên đây là tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 23: Chọnđáp án A.

- Hợp tử được gọi là đột biến nếu chỉ cần có ít nhất 1 alen đột biến. Hợp tử không đột biến nếu không có alen nào đột biến.

- Như vậy, hợp tử đột biến có tỉ lệ  1 hợp tử không đột biến. - Hợp tử không đột biến có tỉ lệ 0,9 0,9 0,81. 

 Hợp tử đột biến có tỉ lệ  1 0,81 0,19 19%. 

Câu 24: Chọnđáp án C.

- Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên kiểu hình mà không tác động lên alen nên đột biến chỉ bị loại bỏ khi biểu hiện ra kiểu hình có hại.

- Trong các phương án nêu trên, thì chỉ có phương án C đúng vì: khi gen nằm trên NST Y ở vùng không tương đồng thì không có alen trên X nên luôn ở dạng đơn gen (1 gen), do vậy đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình và bị loại bỏ. Các trường hợp khác đều có dạng dị hợp Aa nên a không bị loại bỏ khỏi quần thể.

Câu 25: Chọnđáp án B.

- Đột biến sau khi đã phát sinh thì phải qua giao phối để tổ hợp lại thành thể đồng hợp lặn rồi mới biểu hiện thành thể đột biến.

- Các cá thể tự thụ phấn thì đột biến lặn nhanh chóng tổ hợp lại với nhau thành thể đột biến. Do đột biến có tần số rất thấp nên ở quần thể giao phối ngẫu nhiên, đột biến khó có cơ hội gặp nhau để hình thành nên thể đồng hợp lặn.

- Ở câu hỏi này, người ra đề muốn làm rõ vai trò của giao phối không ngẫu nhiên đối với tiến hóa. Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, do đó đột biến nhanh chóng biểu hiện thành thể đột biến để cung cấp nguyên liệu cho CLTN

Câu 26: Chọnđáp án B.

- Khả năng thích nghi của quần thể phụ thuộc vào độ đa dạng di truyền của quần thể. Quần thể có độ đa dạng càng cao thì khả năng thích nghi càng cao.

- Độ đa dạng di truyền thể hiện ở số loại kiểu gen và số loại kiểu hình của quần thể. Số loại kiểu gen của quần thể phụ thuộc vào hình thức sinh sản và số lượng cá thể có trong quần thể. Trong 4 trường hợp nêu trên thì quần thể sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối và số lượng cá thể đông thì độ đa dạng di truyền cao nhất.

Câu 27: Chọnđáp án C. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Muốn biết quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào thì phải xác định tần số alen của quần thể qua các thế hệ nghiên cứu.

- Xác định tần số alen A và alen a qua các thế hệ: Thế hệ Tần số A Tần số a F1 0,7 0,3 F2 0,7 0,3 F3 0,5 0,5 F4 0,5 0,5 F5 0,5 0,5

- Ta thấy tần số alen A và alen a chỉ thay đổi một cách đột ngột ở giai đoạn từ thế hệ F2 sang thế hệ F3, sau đó vẫn duy trì ổn định. Điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Vì chỉ có yếu tố ngẫu nhiên mới làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột như vậy

Câu 28: Chọnđáp án D.

Đột biến gen chỉ tạo ra được các alen mới từ một gen ban đầu. Đột biến gen không tạo ra được các gen mới vì gen mới phải nằm ở một vị trí lôcut mới trên NST. Đột biến gen không tạo ra kiểu gen mới, không tạo ra kiểu hình mới.

Câu 29: Chọnđáp án B.

- Hợp tử được gọi là đột biến nếu chỉ cần có ít nhất 1 alen đột biến. Hợp tử không đột biến nếu không có alen nào đột biến.

- Như vậy, hợp tử đột biến có tỉ lệ  1 hợp tử không đột biến. - Hợp tử không đột biến có tỉ lệ 0,95 0,95 0,9025.   Hợp tử đột biến có tỉ lệ  1 0,9025 0,0975 9,75%. 

Câu 30: Chọnđáp án C.

- Đột biến sau khi đã phát sinh thì phải qua giao phối để tổ hợp lại thành thể đồng hợp lặn rồi mới biểu hiện thành thể đột biến.

- Đột biến thường có tần số rất thấp nên khi mới phát sinh thì đột biến đó thường ở dạng dị hợp và chưa biểu hiện ra kiểu hình. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi nó ở dạng đồng hợp lặn.

- Các cá thể tự thụ phấn thì đột biến lặn nhanh chóng tổ hợp lại với nhau thành thể đột biến. Do đột biến có tần số rất thấp nên ở quần thể giao phối ngẫu nhiên, đột biến khó có cơ hội gặp nhau để hình thành nên thể đồng hợp lặn.

- Ở câu hỏi này, người ra đề muốn làm rõ vai trò của giao phối không ngẫu nhiên đối với tiến hóa. Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, do đó đột biến nhanh chóng biểu hiện thành thể đột biến để cung cấp nguyên liệu cho CLTN.

- Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi phụ thuộc vào môi trường sống, có nghĩa là khi môi trường thay đổi thì đột biến từ chỗ có hại có thể trở nên có lợi hoặc ngược lại.

- Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi phụ thuộc vào tổ hợp gen, có nghĩa là khi ở tổ hợp gen này thì đột biến là có hại nhưng khi ở tổ hợp gen khác thì đột biến có thể trở nên có lợi.

- Giá trị thích nghi của đột biến không phụ thuộc vào tốc độ đột biến, không phụ thuộc vào áp lực mạnh hay yếu của CLTN, không phụ thuộc vào vòng đời của sinh vật.

Câu 32: Chọnđáp án B.

Một phần của tài liệu CHỦ đề 6 NHÂN tố TIẾN hóa (Trang 27 - 32)