Vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh hơn các sinh vật bậc cao nên tốc độ tích lũy đột biến nhanh hơn.

Một phần của tài liệu CHỦ đề 6 NHÂN tố TIẾN hóa (Trang 36 - 43)

và được chọn lọc tự nhiên tác động  Áp lực của chọn lọc lớn hơn các sinh vật lưỡng bội.

- Vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh hơn các sinh vật bậc cao nên tốc độ tích lũy đột biến nhanh hơn. hơn.

Câu 50: Chọnđáp án D.

- Xác định tần số alen A và alen a qua các thế hệ:

Thế hệ Tần số A Tần số a

F1 0,7 0,3

F2 0,6 0,4

F3 0,5 0,5

F4 0,4 0,6

- Ta thấy tần số alen A thay đổi theo hướng giảm dần qua các thế hệ còn tần số alen a thay đổi theo hướng tăng dần qua các thế hệ. Điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên (chọn lọc chống lại alen trội). Vì chỉ có chọn lọc tự nhiên mới làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định như vậy.

Câu 51: Chọnđáp án A.

Trong các nhân tố tiến hóa thì chỉ có CLTN là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định, là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới.

Câu 52: Chọnđáp án B.

- Hợp tử không đột biến được hình thành do sự kết hợp giữa giao tử không đột biến của bố với giao tử không đột biến của mẹ.

- Tỉ lệ hợp tử không đột biến là: 0,8 x 0,75 = 0,6.

- Tỉ lệ hợp tử đột biến   1 hợp tử không đột biến   1 0,6 0, 4 40%. 

Câu 53: Chọnđáp án C.

- CLTN loại bỏ những kiểu gen không thích nghi nên CLTN làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

- Cạnh tranh cùng loài dẫn tới loại bỏ những kiểu gen kém thích nghi nên cạnh tranh cùng loài là một hình thức của CLTN.

- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng nên nó quy định chiều hướng tiến hóa.

Vì di - nhập gen mang đến cho quần thể những kiểu gen không định trước hoặc đưa ra khỏi quần thể những kiểu gen nào đó một cách ngẫu nhiên nên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen không theo một hướng xác định.

Câu 55: Chọnđáp án D.

Chọn lọc tự nhiên làm nhiệm vụ sàng lọc và loại bỏ những kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi. Mặt khác, mặt chủ yếu của tiến hóa là khả năng sinh sản để di truyền cho đời sau. Do vậy mặt chủ yếu của chọn lọc là làm phân hoá khả năng sinh sản và sống sót của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Câu 56: Chọnđáp án C.

Vì khi sống trong cùng một khu vực địa lý nhưng cũng có thể có điều kiện sống khác nhau nên CLTN vẫn có thể tiến hành tích lũy biến dị theo các hướng khác nhau. Ví dụ ở phương thức hình thành loài bằng con đường sinh thái, trong cùng khu vực địa lý nhưng CLTN tiến hành theo các hướng khác nhau.

Câu 57: Chọnđáp án C.

- Sau khi nhập cư thì tần số 0,6.900 0, 4.300 0,55. 900 300

A  

- Quần thể cân bằng thì kiểu gen AA có tỉ lệ  2

0,55 3,025. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 58: Chọnđáp án A.

Trong quá trình tiến hóa thì các yếu tố ngẫu nhiên không cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. Chỉ có giao phối, đột biến, di - nhập gen mới tạo ra nguyên liệu cung cấp cho chọn lọc. Trong đó giao phối tạo ra vô số biến dị tổ hợp nên cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho CLTN.

- Di - nhập gen cung cấp nguyên liệu không đáng kể vì sự di - nhập gen không diễn ra thường xuyên, các quần thể thường có sự cách li nhau về không gian.

- Đột biến có tần số thấp nên lượng biến dị mà đột biến tạo ra không đáng kể. Đột biến chỉ tạo ra nguồn biến dị sơ cấp, sau đó nhờ có giao phối mới tạo ra nguồn biến dị thứ cấp cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.

Câu 59: Chọnđáp án A.

- Chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen trội A và ưu tiên cho alen a nên tần số a tăng dần.

- Tỉ lệ kiểu gen Aa phụ thuộc vào tần số A và a. Kiểu gen Aa có tỉ lệ lớn nhất khi tần số Tần số a lúc đầu = 0,2 nên khi tần số a tăng dần thì tỉ lệ kiểu gen Aa tăng dần cho đến khi 0,5.

A a 

tần số A a 0,5. Vì vậy ở giai đoạn đầu của chọn lọc, tỉ lệ kiểu gen Aa tăng dần cho đến giá trị 0,5 và sau đó giảm dần.

- Chọn lọc tự nhiên loại bỏ những kiểu gen kém thích nghi nên CLTN làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

- Các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các cá thể trong quần thể nên loại bỏ một số kiểu gen có trong quần thể  Làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

- Trong các nhân tố tiến hóa, chỉ có đột biến và sự nhập cư mới làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

Câu 61: Chọnđáp án C.

Ở quần thể giao phối, các cá thể giao phối với nhau cho nên tạo ra vô số loại kiểu gen làm cho quần thể có tính đa dạng cao, khi quần thể có tính đa dạng cao thì khả năng thích nghỉ cao với môi trường

Câu 62: Chọnđáp án B.

Trong các nhân tố tiến hóa thì chỉ có chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa, nó làm thay đổi tần số của các alen theo một hướng xác định.

Câu 63: Chọnđáp án D.

Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, nó là nguồn nguyên liệu sơ cấp, qua giao phối sẽ tổ hợp lại thành nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. Trong tự nhiên, đột biến xuất hiện với tần số thấp và hầu hết là đột biến lặn và có hại cho cơ thể sinh vật. Đột biến có khả năng di truyền được cho đời sau nhưng cũng có những trường hợp đột biến không di truyền được. Ví dụ đột biến gây bệnh ung thư ở người không đi truyền được cho đời sau.

Câu 64: Chọnđáp án D.

- Các yếu tố ngẫu nhiên có thể ngẫu nhiên loại bỏ hoàn toàn một kiểu gen, một alen nào đó ra khỏi quần thể.

- Giao phối không ngẫu nhiên không thể loại bỏ alen ra khỏi quần thể vì giao phối không làm thay đổi tần số alen.

- Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình nên alen lặn ở trạng thái dị hợp không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.

- Đột biến gen chỉ làm phát sinh các alen mới mà không thể loại bỏ alen.

Câu 65: Chọnđáp án B.

Yếu tố ngẫu nhiên là những thay đổi bất thường của điều kiện môi trường làm cho số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh hoặc do một nhóm cá thể của quần thể đi cư đến một vùng đất mới tạo thành kẻ sáng lập. Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số các alen của quần thể một cách nhanh chóng dẫn tới thúc đẩy quá trình tiến hóa. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen một cách ngẫu nhiên, không theo một hướng xác định.

Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa vì đa số đột biến gen đều là đột biến lặn và có tần số cao hơn so với đột biến NST. Do có tần số cao hơn và hầu hết là lặn nên đột biến gen có vai trò quan trọng hơn đột biến NST.

Câu 67: Chọnđáp án C.

- Xác định tần số alen A và alen a qua các thế hệ:

Thế hệ Tần số A Tần số a F1 0,7 0,3 F2 0,7 0,3 F3 0,4 0,6 F4 0,4 0,6 F5 0,4 0,6

- Ta thấy tần số alen A thay đổi đột ngột ở giai đoạn từ F2 đến F3 (từ 0,7 xuống còn 0,4) sau đó tần số không thay đổi. Điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mặt khác, ta thấy từ F3 trở đi thì tỉ lệ kiểu gen thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dị hợp và tăng dần tỉ lệ đồng hợp. Điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên.

- Khi bị tác động của các yếu tố ngẫu nhiên là giảm số lượng cá thể một cách đột ngột (giảm mạnh). Khi quần thể có số lượng cá thể ít thì các cá thể sẽ giao phối cận huyết (giao phối không ngẫu nhiên) làm giảm tỉ lệ dị hợp và tăng tỉ lệ đồng hợp trong quần thể.

- Như vậy, quần thể vừa chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, vừa chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 68: Chọnđáp án B.

- Giao phối không ngẫu nhiên có các đặc điểm: Làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần; Làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể; Không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

- Các yếu tố ngẫu nhiên có các đặc điểm: Làm giảm số lượng cá thể trong quần thể; Làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể; Làm thay đổi tần số alen của quần thể. .

- Như vậy, đặc điểm giống nhau của giao phối không ngẫu nhiên với các yếu tố ngẫu nhiên là làm giảm tính đa dạng di truyền, làm nghèo vốn gen của quần thể.

Câu 69: Chọnđáp án D.

- Giao phối không ngẫu nhiên có các đặc điểm: Làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần; Làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể; Không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

- Đột biến có các đặc điểm: Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể; Làm xuất hiện các kiểu gen mởi trong quần thể; Làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể; Làm thay đổi tần số alen của quần thể.

- Như vậy, đặc điểm giống nhau của giao phối không ngẫu nhiên với đột biến là làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.

Câu 70: Chọnđáp án D.

Khi gen lặn đột biến liên kết chặt (liên kết hoàn toàn) với gen đột biến trội có hại thì chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ gen trội có hại làm cho cá thể có kiểu gen trội có hại đó bị chết (bị loại bỏ). Vì gen lặn có lợi liên kết với gen trội có hại nên khi cá thể có có kiểu gen này bị loại thì gen có lợi cũng bị loại.

Câu 71: Chọnđáp án C.

- Đột biến có thể làm thay đổi tần số alen nhưng vì tần số đột biến rất thấp nên sự thay đổi tần số các alen không đáng kể.

- Giao phối (cả giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên) không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

- Sự cách li làm ngăn ngừa giao phối tự do giữa các cá thể trong quần thể nhưng nó không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định. So với 3 nhân tố kia thì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số nhiều nhất.

Câu 72: Chọnđáp án C.

- Trong các đặc điểm trên thì đặc điểm A không đúng. Vì giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

- Đặc điểm B không đúng vì chỉ có đột biến và nhập gen mới làm tăng tính da dạng di truyền của quần thể.

- Đặc điểm D không đúng vì chỉ có đột biến và nhập gen mới làm xuất hiện các alen trong quần thể.

- Đáp án C đúng. Vì tất cả các các nhân tố tiến hoá đều làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 73: Chọnđáp án A.

- Các nhân tố giao phối không ngẫu nhiên, cho lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên đều là các nhân tố làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

- Trong các nhân tố trên thì di nhập gen vừa có khả năng làm giảm tính đa dạng di truyền quần thể, vừa có khả năng làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. Vì khi di gen thì làm giảm tính đa dạng di truyền quần thể, khi nhập gen thì làm tăng tính đa dạng di truyền quần thể.

Câu 74: Chọnđáp án B.

- Đột biến và di - nhập gen đều là nhân tố có thể làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể; Đều có thể làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định; Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

- Các đặc điểm (1), (2), (4), (5) đúng.  Có 4 đặc điểm đúng.

Câu 75: Chọnđáp án C. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì: Khi CLTN chỉ chống lại thể đồng hợp trội thì sẽ làm giảm tần số alen trội và tăng tần số alen lặn. Còn khi chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm giảm tần số alen trội. Còn khi chống lại cả thể đồng hợp trội và thể đồng hợp lặn với áp lực như nhau thì CLTN không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Câu 76: Chọnđáp án C.

- Hai đặc điểm: (2) Vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh hơn sinh vật nhân thực; (4) Vi khuẩn có bộ gen đơn bội còn hầu hết sinh vật nhân thực là lưỡng bội là những đặc điểm làm cho tác động của CLTN lên quần thể vi khuẩn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn lên quần thể sinh vật nhân thực. Vì: Tốc độ sinh sản nhanh sẽ làm cho đột biến được nhân lên và phát tán trong quần thể để cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc. Bộ gen đơn bội làm cho đột biến dù trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình nên ngay lập tức bị tác động của CLTN.

- Ở sinh vật nhân thực, hầu đều có bộ NST lưỡng bội nên đột biến lặn khi ở dạng dị hợp không bị CLTN loại bỏ.

Câu 77: Chọnđáp án C.

- Vì khi kích thước quần thể càng nhỏ thì số lượng cá thể càng ít nên sự giảm số lượng cá thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen mạnh hơn so với khi quần thể có số lượng cá thể đông.

- Ví dụ một quần thể có 1000 cá thể AA, 2000 cá thể Aa, 1000 cá thể aa. Giả sử yếu tố ngẫu nhiên làm chết 200 cá thể aa thì tần số a sẽ thay đổi, giảm từ 0,5 xuống còn 0,487. Nhưng khi quần thể chỉ có 100 cá thể AA, 200 cá thể Aa, 100 cá thể aa và yếu tố ngẫu nhiên làm chết 100 cá thể aa thì tần số a giảm từ 0,5 xuống còn 0,333.

- Các kết luận còn lại đều đúng.

Câu 78: Chọnđáp án C.

- Kết luận A đúng. Vì những nhân tố có khả năng làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen thì mới có khả năng hình thành đặc điểm thích nghi mới, từ đó mới có thể làm phát sinh loài mới.

- Kết luận B đúng. Vì nhân tố giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

- Kết luận D đúng vì các yếu tố ngẫu nhiên tác động một cách ngẫu nhiên lên tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một aÌen nào đó nhưng cũng có thể không loại bỏ alen nào.

- Kết luận C sai. Vì đột biến luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể. Đột biến làm xuất hiện các alen mới nên sẽ là thay đổi tần số alen của các alen vốn có trong quần thể.

Câu 79: Chọnđáp án C.

Trong các nhân tố nói trên thì nhân tố số (1), (4) làm cho thành phần kiểu gen thay đổi theo một hướng giống nhau. Đó là tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp.

Một phần của tài liệu CHỦ đề 6 NHÂN tố TIẾN hóa (Trang 36 - 43)