A mới giảm dần.
- Ở đáp án D, tần số alen A. giảm dần nhưng sau đó lại tăng dần là sai.
Câu 33: Chọnđáp án D.
- Trong 4 đặc điểm trên thì đặc điểm thứ (4) là không đúng. Đột biến có khả năng di truyền được cho đời sau nhưng không phải mọi đột biến đều luôn đi truyền được cho đời sau. Vì nếu đó là đột biến có hại thì gây chết cho thể đột biến nên không sinh sản để truyền đột biến đó cho đời sau.
- Các đặc điểm 1, 2, 3 đều đúng.
Câu 34: Chọnđáp án B.
- Giao phối ngẫu nhiên luôn làm xuất hiện các kiểu gen mới là tăng biến dị tổ hợp nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
- Đột biến làm xuất hiện các alen mới nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. '
- Sự nhập cư thường mang đến cho quần thể các alen mới và các kiểu gen mới nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
- Giao phối không ngẫu nhiên làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần và tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần nên sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể
Câu 35: Chọnđáp án B.
Chọn lọc tự nhiên làm nhiệm vụ chọn lọc và loại bỏ những kiểu gen kém thích nghi. CLTN không tạo được kiểu gen thích nghi mà kiểu gen thích nghi do đột biến và giao phối tạo ra.
Câu 36: Chọnđáp án A.
- Đột biến có tần số thấp nên khi mới phát sinh thường ở dạng dị hợp.
- Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình nên đột biến có hại chỉ biểu hiện ra kiểu hình thì mới bị loại bỏ. Đối với đột biến gen trội thì đột biến luôn được biểu biện ra kiểu hình (vì chỉ cần có 1 gen đột biến trội là kiểu hình được biểu hiện) nên ngay lập tức bị loại bỏ.
- Đột biến gen lặn thì khi mới phát sinh ở dạng dị hợp nên kiểu hình đột biến chưa biểu hiện nên chưa bị loại bỏ.
Câu 37: Chọnđáp án D.
- Muốn biết quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào thì phải xác định tần số alen của quần thể qua các thế hệ.
- Ở thế hệ F1 có tần số A = 0,5, ở F2 có tần số A = 0,5, ở F3 có tần số A = 0,5, ở F4 cố tần số A = 0,5. Như vậy tần số alen không thay đổi qua các thế hệ nhưng tỉ lệ kiểu gen lại thay đổi theo hướng giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa: Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 38: Chọnđáp án B.
- Giá trị thích nghi của đột biến gen tùy thuộc vào môi trường sống. Ví đụ sâu bọ lá có hình dạng cơ thể giống với một chiếc lá cây. Đây là một đặc điểm thích nghi giúp cá thể sâu hòa mình với lá cây, nhưng nếu chuyển sang môi trường không có lá cây thì hình dạng của nó bị lộ rõ và dễ bị tiêu diệt.
- Giá trị thích nghi của đột biến gen còn phụ thuộc vào gen đó nằm trong tổ hợp nào. Do sản phẩm của các gen tương tác với nhau cho nên khi ở trong tổ hợp gen này thì thể đột biến có sức sống tốt và thích nghi với môi trường nhưng khi chuyển sang tổ hợp gen khác thì có thể có hại.
- Như vậy tổ hợp gồm các ý 2, 3 là tổ hợp đúng
Câu 39: Chọnđáp án D.
Vi khuẩn có bộ NST đơn bội nên tất cả các đột biến khi đã phát sinh thì được biểu hiện ngay thành kiểu hình do đó alen đột biến nhanh chóng chịu tác động của chọn lọc tự nhiên dẫn tới nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. Mặt khác quá trình sinh sản nhanh làm cho các alen đột biến có lợi chóng được nhân lên trong quần thể.
Câu 40: Chọnđáp án B.
Gen lặn a quy định lông màu trắng làm cho cơ thể dễ bị kẻ thù phát hiện nên dễ bị tiêu diệt. Tuy nhiên vì đây là đột biến lặn nên nó chỉ biểu hiện thành kiểu hình đột biến và bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ khi không có gen trội tương ứng lấn át. Trong các trường hợp mà để bài nêu ra, chỉ có trường hợp gen nằm trên NST giới tính Y (không có alen trên X) thì khi bị đột biến thành gen a, kiểu hình đột biến được biểu hiện ngay và lập tức bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ. Các trường hợp khác đều không bị loại bỏ khi gen đột biến ở trạng thái dị hợp.
Câu 41: Chọnđáp án C.
- Giao phối không ngẫu nhiên là hiện tượng các cá thể tự thụ phấn, tự giao phối hoặc giao phối có lựa chọn. Thụ phấn chéo là giao phối ngẫu nhiên.
- Quá trình giao phối không ngẫu nhiên làm giảm dần tỷ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể chứ không làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tỷ lệ kiểu gen dị hợp cho nên giảm tính đa dạng đi truyền của quần thể.
Câu 43: Chọnđáp án B.
- Xác định tần số alen A và alen a qua các thế hệ:
Thế hệ Tần số A Tần số a
F1 0,7 0,3
F2 0,3 0,7
F3 0,3 0,7
F4 0,3 0,7
- Ta thấy tần số alen A thay đổi đột ngột ở giai đoạn từ F1 đến F2 (từ 0,7 xuống còn 0,3), sau đó tần số không thay đổi. Điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Vì chỉ có các yếu tố ngẫu nhiên mới làm thay đổi tần số alen theo một cách đột ngột như vậy.
Câu 44: Chọnđáp án C.
- Xác định tần số alen A và alen a qua các thế hệ:
Thế hệ Tần số A Tần số a F1 0,8 0,2 F2 0,8 0,2 F3 0,4 0,6 F4 0,4 0,6 F5 0,4 0,6
- Ta thấy tần số alen A thay đổi đột ngột ở giai đoạn từ F2 đến F3 (từ 0,8 xuống còn 0,4) sau đó tần số không thay đổi. Điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
- Mặt khác, ta thấy từ F3 trở đi thì tỉ lệ kiểu gen thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dị hợp và tăng dần tỉ lệ đồng hợp. Điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên.
- Khi bị tác động của các yếu tố ngẫu nhiên là giảm số lượng cá thể một cách đột ngột (giảm mạnh). Khi quần thể có số lượng cá thể ít thì các cá thể sẽ giao phối cận huyết (giao phối không ngẫu nhiên) làm giảm tỉ lệ dị hợp và tăng tỉ lệ đồng hợp trong quần thể.
- Như vậy, quần thể vừa chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, vừa chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 45: Chọnđáp án B.