Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên đều là nhân tố tiến hoá  (1) đúng.

Một phần của tài liệu CHỦ đề 6 NHÂN tố TIẾN hóa (Trang 34 - 36)

- Các yếu tố ngẫu nhiên mang tính ngẫu nhiên nhưng chọn lọc tự nhiên thì có tính định hướng (theo một hướng xác định)  (2) sai.

- Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự thích nghi nhưng các yếu tố ngẫu nhiên thì thường không dẫn đến sự thích nghi  (3) sai.

- Cả hai nhân tố các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên đều là nhân tố tiến hoá  (4) đúng. - Như vậy, tổ hợp đúng là (1) và (4).

Câu 46: Chọnđáp án B.

- Đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên khi đột biến đó được biểu hiện ra kiểu hình (CLTN chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình).

- Đột biến gen sau khi đã phát sinh thì thường ở dạng dị hợp nên phải qua giao phối để tổ hợp lại thành thể đồng hợp lặn rồi mới biểu hiện thành thể đột biến.

- Các cá thể tự thụ tinh thì đột biến lặn nhanh chóng tổ hợp lại với nhau thành thể đột biến. Do đột biến có tần số rất thấp nên ở quần thể giao phối ngẫu nhiên, đột biến khó có cơ hội gặp nhau để hình thành nên thể đồng hợp lặn.

- Ở câu hỏi này, người ra đề muốn làm rõ vai trò của giao phối không ngẫu nhiên đối với tiến hóa. Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, do đó đột biến nhanh chóng biểu hiện thành thể đột biến để cung cấp nguyên liệu cho CLTN.

Câu 47: Chọnđáp án C.

- Trong các nhân tố tiến hóa thì các yếu tố ngẫu nhiên có thể sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng nhất.

- Đột biến có tần số rất thấp nên làm thay đổi tần số alen rất chậm.

- Giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Câu 48: Chọnđáp án C.

- Trong các nhân tố tiến hóa thì chọn lọc tự nhiên luôn đào thải những kiểu hình có hại nên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

- Các yếu tố ngẫu nhiên luôn loại bỏ các cá thể một cách ngẫu nhiên và với số lượng lớn nên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

- Đột biến làm xuất hiện các alen mới nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.

- Giao phối ngẫu nhiên làm cho các alen đột biến tổ hợp với nhau và tổ hợp với các alen khác nên tạo ra nhiều loại kiểu gen và nhiều loại kiểu hình khác nhau.

- Do vậy, đột biến và giao phối ngẫu nhiên làm tăng tính đa dạng đi truyền của quần thể.

Tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ sinh sản, tốc độ đột biến, áp lực của chọn lọc tự nhiên.

Một phần của tài liệu CHỦ đề 6 NHÂN tố TIẾN hóa (Trang 34 - 36)