Kiến thức, thực hành về bệnh răng miệng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực trạng kiến thức, thực hành của các em học sinh về sức khỏe học đường ở một số trường tiểu học tại thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang năm 2017 (Trang 39 - 46)

Về nguyên nhân của bệnh răng miệng

Khi được hỏi về nguyên nhân gây bệnh răng miệng, 70,7% số học sinh cho rằng nguyên nhân sâu răng là do thường xuyên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. 93,5% số học sinh chọn nguyên nhân do ăn đồ ngọt thường xuyên. 91,7% số học sinh cho rằng cho không chải răng thường xuyên. Tỉ lệ học sinh cho rằng nguyên nhân gây bệnh răng miệng do không xúc miệng là 67,3%. Tỉ lệ này cao hơn so với con số 70,5% theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nghĩa (2009) thực hiện tại Thái Nguyên.[12] Có thể thấy hầu hết các em học sinh đều cho rằng đồ ăn ngọt là nguyên nhân chính gây sâu răng, đây là một nhận thức đúng, tuy nhiên những tác nhân khác gây tác động lên men răng như đồ ăn quá nóng, quá lạnh hay không xúc miệng thường xuyên cũng ngày càng phổ biến, vì vậy việc cập nhật kiến thức cho các em học sinh là rất cần thiết.

Về một số thói quen vệ sinh răng miệng

32

Khi được hỏi về thói quen đánh răng hàng ngày, phần lớn các em học sinh đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ (86,7%) và buổi sáng sau khi ngủ dậy (74,1%). Chỉ một số ít em thực hiện đánh răng ngay sau khi ăn cơm (25,2%). Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nghĩa (2009) thực hiện tại Thái Nguyên, tỉ lệ học sinh đánh răng buổi tối là 18,3%, buổi sáng là 47% và ngay sau khi ăn là 22%.[12]

Khi được hỏi về việc sử dụng kem đánh răng có chưa flour, 62,2% số học sinh cho biết có sử dụng kem đánh răng có chứa flour.

Những kết quả trên cho thấy rằng kiến thức, thực hành về bệnh răng miệng của các em học sinh còn nhiều hạn chế. Các em đã hiểu được việc cần thiết đánh răng 2 lần/ ngày nhưng vẫn chưa biết chính xác về thời điểm cần đánh răng. Ngoài ra, việc sử dụng kem đánh răng có chứa flour cũng chưa được nhiều em quan tâm. Điều này có thể đến từ những hiểu biết chưa đầy đủ của các em học sinh về phòng chốngg bệnh răng miệng, bên cạnh đó là những thiếu sót trong công tác giáo dục, tuyên truyền về bệnh này từ nhà trường, trung tâm y tế cơ sở.

33

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 278 em học sinh lớp 4 thuộc 3 trường (Tiểu học Đội Cấn, Hưng Thành, Phan Thiết), chúng tôi có một số kết luận sau:

Kiến thức về sức khỏe học đường:

Bệnh cận thị:

- Tỉ lệ học sinh trả lời đúng định nghĩa bệnh cận thị là 82%.

- ố học sinh cho rằng cận thị là do đọc sách quá gần mắt hay em TV, máy tính quá nhiều đều là 247 em, chiếm tỉ lệ 88,8%.

- Số học sinh cho rằng ăn ít chất có vitamin là nguyên nhân gây cận thị chiếm 40,7%.

- Khi được hỏi về các cách phòng chống bệnh cận thị, có 191/278 em học sinh cho rằng cần hạn chế xem TV (68,3%). 66,2% số em học sinh cho rằng không sử dụng máy tính quá 2 tiếng/ngày cũng là một cách phòng chống cận thị.

Bệnh cong vẹo cột sống:

- Ngồi nghiêng vẹo người (88,5%), xách cặp một bên (76,6%), làm việc thường xuyên ở một tư thế (74,5%) là những nguyên nhân được các em cho rằng dẫn tới bệnh cong vẹo cột sống.

- 89,9% số em học sinh cho rằng ngồi học ngay ngắn là cách phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống. 66,9% số em cho rằng không xách cặp, đeo cặp một bên là một cách để phòng tránh bệnh CVCS. Có 5,7% số em không biết phương pháp phòng tránh CVCS.

Bệnh răng miệng:

34

- 70,7% số học sinh cho rằng nguyên nhân sâu răng là do thường xuyên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. 93,5% số học sinh chọn nguyên nhân do ăn đồ ngọt thường xuyên. 91,7% số học sinh cho rằng cho không chải răng thường xuyên. Tỉ lệ học sinh cho rằng nguyên nhân gây bệnh răng miệng do không xúc miệng là 67,3%.

Thực hành về sức khỏe học đường:

- 92,8% số em học sinh cho biết đã thực hiện ngồi học ngay ngắn, 83,3% số em không xem TV trên 2 tiếng/ngày, 91,7% số em không sử dụng máy tính trên 2 tiếng/ngày, 92,5% số em không đọc sách gần mắt.

- Tỉ lệ học sinh không đeo, xách cặp một bên là 92,5%.

- Tỉ lệ học sinh không mang, vác vật nặng thường xuyên là 89,2%.

- 86,7% các em học sinh có thói quen đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ. 74,1% số em đánh răng ngay sau khi ngủ dậy.

35

KHUYẾN NGHỊ

1. Các trường học cần tổ chức lồng ghép nội dung hướng dẫn học sinh thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh học đường.

2. Cần có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giúp học sinh phòng tránh bệnh tật học đường.

3. Cần có những nghiên cứu cụ thể hơn với cỡ mẫu lớn hơn để tìm hiểu điều kiện học tập, sinh hoạt của các em, từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình bệnh học đường và đề xuất giải pháp can thiệp.

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

[1] Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Tập huấn nghiệp vụ công tác y tế trong

các trường học năm 2006, tr. 1-5, 25-32.

[2] Vũ Quang Dũng (2013), Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp phòng chống cận thị ở học sinh trung học cơ sở khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên

[3] Bộ Y tế (2009), Tài liệu tập huấn vệ sinh trường học

[4] Bộ Y tế, Bô ̣ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o, Tổ chức Y tế thế giới (2002), Hướng

dẫn thực hiê ̣n trường học nâng cao sức khoẻ.

[5] Lê Thi ̣ Kim Thoa (2008), Kiến thứ c và thực hành bê ̣nh cận thi ̣ học đường

của học sinh, Tạp chí Y ho ̣c thực hành số 634 - 2008

[6] Hoàng Ngọc Chương (2012), Nghiên cứu thực trạng môi trường học tập và tỷ lệ mắc cận thị và cong vẹo cột sống của học sinh phổ thông Tỉnh Thừa Thiên Huế.

[7] Dương Thi ̣ Hương (2003), Một số nhận xét về điều kiê ̣n học tập liên quan

tớ i sức khoẻ của học sinh Hải Phòng, Báo cáo khoa ho ̣c ta ̣i hô ̣i nghi ̣ quốc

tế Y học lao đô ̣ng và Vê ̣ sinh môi trường lần thứ I năm 2003, Nhà xuất bản Y ho ̣c, tr 795 - 801

[8] Đào Thị Dung (2000), Hoạt động và ảnh hưởng của nha học đường tới tình trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học quận Đống Đa Hà Nội,

Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Y tế công cộng, tr. 54-70.

[9] Đào Thi ̣ Mùi (2009), Cong vẹo cột sống ở học sinh phổ thông Hà Nội:

Thực trạng và giải pháp can thiê ̣p, Luận án tiến sỹ y ho ̣c, Viê ̣n Vê ̣ sinh

Dịch tễ Trung ương

37

[10] Đặng Đức Nhu (2001), Tìm hiểu tình hình cận thị và cong vẹo cột sống ở

học sinh Quận Hoàn Kiếm- Thành phố Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Bác

sỹ y khoa.

[11] Nguyễn Thị Hoa (2012), Thực trạng bệnh cong vẹo cột sống và kiến thức, thái độ thực hành phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của học sinh thuộc 6 trường phổ thông huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

[12] Nguyễn Ngọc Nghĩa (2009), Nghiên cứu thực trạng và kiến thức – thái độ - thực hành về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại huyện Văn Chấn – tỉnh Yên Bái năm 2009.

[13] Nguyễn Ngọc Thắng (1998), Đánh giá kiến thức, hành vi sức khỏe của học sinh tiểu học và một số yếu tố liên quan trong công tác chăm sóc sức khỏe học sinh tại quận Cầu Giấy.

[14] Nguyễn Thị Thu Hương (2003), Nghiên cứu kiến thức- thái độ-thực hành về chăm sóc sức khoẻ răng miệng của học sinh một số trường tiểu

học tại thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại

học Y khoa Thái Nguyên.

[15] Nguyễn Ngọc Oánh (2003), Quá trình phát triển y tế trường học, Chăm

sóc sức khỏe học sinh, Nhà xuất bản y ho ̣c, tr. 5-9.

[16] Nguyễn Võ Kỳ Anh (1995), Nghiên cứ u mối liên quan giữa một số yếu tố môi trường sống và tình hình sức khoẻ - bệnh tật ở học sinh tiểu học một

số địa phương miền núi phía Bắc, Trườ ng Đa ̣i ho ̣c Y Hà Nô ̣i.

[17] Nguyễn Lê Thanh (2003), Dịch tễ học răng miệng trẻ em, Chuyên đề.

Trường, Đại học Y Hà Nội, tr. 15 - 17.

[18] Phạm Hồ ng Hải (2003), Thực trạng vê ̣ sinh lớp học và một số bê ̣nh

thường gặp của học sinh Thành phố Thái Nguyên, Trường Đa ̣i ho ̣c Y Hà

Nội - Đa ̣i ho ̣c Thái Nguyên

38

[19] Sở Y tế Hà Nô ̣i (2009), Bá o cáo điều tra thực trạng một số bê ̣nh của học

sinh phổ thông và hoạt động y tế học đường tại Hà Nội năm 2009

[20] Trần Văn Dần và cô ̣ng sự (2004), Bệnh cong ve ̣o cột sống và cận thi ̣ học đường ở học sinh miền núi tỉnh Hoà Bình.

[21] Viện Y ho ̣c lao đô ̣ng và vê ̣ sinh môi trường (2004), Một số vấn đề cơ bản

trong sứ c khoẻ trường học.

[22] Trườ ng Đa ̣i ho ̣c Y Hà Nô ̣i (1998), Vệ sinh môi trường – di ̣ch tễ tập 1, Nhà xuất bản Y ho ̣c, Hà Nô ̣i.

[23] Vụ Y tế dự phòng - Bô ̣ Y tế (2000), Vệ sinh học đường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nô ̣i.

TIẾNG ANH

[24] Drummon D, Gurr J (1985), The orthopedic clinic of North America,

Spinal deformity: Natural history and role of school screening,

W.B.Saunders company, Philadelphia,pp.123-145.

[25] Lee A, Cheng FF and St Leger L (2005), Evaluating health-promoting

schools in Hong Kong: development of a framework, Health Promot Int,

20(2), pp. 177-86.

[26] Lee A, St Leger L and Moon A (2005), Evaluating health promotion in schools: a case study of design, implementation and results from the Hong

Kong Healthy Schools Award Scheme, Promot Educ, 12(3-4), pp. 123-30

[27] Mass –Raimbualt – AM (1990), School health services: overview, In:

Health care ofwomen and children in developing countries, Third party

Publishing, Colifornia, pp.27

[28] World Health Organization (1997), Promoting Health Through School, Report of a WHO Expert Committe on Comprehensive School Health Education and Promotion, Geneva, Swizerland

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực trạng kiến thức, thực hành của các em học sinh về sức khỏe học đường ở một số trường tiểu học tại thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang năm 2017 (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)