Kiến thức, thực hành về bệnh cong vẹo cột sống

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực trạng kiến thức, thực hành của các em học sinh về sức khỏe học đường ở một số trường tiểu học tại thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang năm 2017 (Trang 37 - 39)

Về nguyên nhân của bệnh CVCS:

Khi được hỏi về những nguyên nhân gây cong vẹo cột sống, nguyên nhân được các em học sinh lựa chọn nhiều nhất là ngồi nghiêng vẹo người (88,5%). So với con số 95,1% theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa (2012), Hòa Bình thì con số này thấp hơn.[11] Có thể thấy rằng vẫn còn một bộ phận các em học sinh

30

chưa biết về nguyên nhân của cong vẹo cột sống, điều này đến từ công tác giáo dục, tuyên truyền chưa thật sự triệt để. Mặt khác, những biểu hiện ban đầu của bệnh không rõ ràng nên các em có thể bỏ qua, tiếp tục duy trì những thói quen có hại gây nên bệnh.

Về ảnh hưởng của bệnh CVCS

Khi được hỏi về những ảnh hưởng của cong vẹo cột sống lên sức khỏe, 76% số em cho rằng cong vẹo cột sống sẽ dẫn tới hình thể cong, gù vẹo hoặc lệch. Tỉ lệ này cao hơn con số 66,9% theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa (2012) thực hiện tại Hòa Bình.[11] Tuy nhiên, tỉ lệ 76,0% vẫn còn ở mức trung bình, bên cạnh đó, những hậu quả khác của CVCS như ảnh hưởng đến sinh đẻ đối với nữ giới hay ảnh hưởng hệ tuần hoàn vẫn chưa được các em học sinh biết được nhiều, đây là những hạn chế của công tác giáo dục, tuyên truyền cần được cải thiện.

Về cách phòng tránh CVCS

Khi được hỏi về những phương pháp phòng tránh cong vẹo cột sống, những phương pháp chính xác được số đông các em lựa chọn như: ngồi học ngay ngắn (89,9%), không xách cặp một bên (67%), ngồi học với bàn ghế phù hợp (68%),... Tỉ lệ này tương đương với con số 84,2% theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa (2012) thực hiện tại Hòa Bình.[11]

Về một số thói quen sinh hoạt có liên quan đến bệnh CVCS

Khi được hỏi về nguồn thông tin liên quan tới cong vẹo cột sống, kết quả cho thấy phần lớn thông tin đến từ thầy, cô giáo (49,6%), sau đó đến cha mẹ và người thân (46,6%), nhân viên y tế trường học (39,2%). Những con số này còn có thể được cải thiện hơn nữa nếu công tác YTTH được cải tiến, phát triển.

7,5% số em học sinh cho biết thường xuyên xách cặp một tay. Tỷ lệ này thấp hơn so với con số 28,07% theo nghiên cứu của Hoàng Ngọc Chương, thực hiện tại Thừa Thiên Huế.[6] Đây là một thống kê tích cực bởi các em học sinh trước đây thương xuyên sử dụng loại cặp sách không có quai đeo khiến cho việc

31

xách cặp một bên dễ dẫn tới biến dạng cột sống. Thời đại phát triển đồng nghĩa với việc sử dụng balo, cặp có quai đeo hai bên ngày cảng phổ biến là một yếu tố giúp giảm thiểu cong vẹo, biến dạng cột sống ở trẻ đi học.

Theo những kết quả trên, có thể thấy rằng kiến thức, thực hành về bệnh cong vẹo cột sống của các em học sinh còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ học sinh cho rằng bệnh cong vẹo cột sống là hậu quả của việc ngồi học không đúng tư thế ở mức 88,5%, thấp hơn so với con số 95,1% trong nghiên cứu năm 2012 của Nguyễn Thị Hoa, thực hiện tại Hòa Bình. Một số nguyên nhân khác như ăn uống không đủ Canxi, bàn ghế không phù hợp chỉ được một tỷ lệ trung bình khoảng 60% số em lựa chọn. Lý giải cho những thiếu sót này có thể đến từ việc các em chưa được tiếp xúc với những kiến thức cơ bản về bệnh cong vẹo cột sống, tính chất diễn biến từ từ của bệnh khiến nhiêu em có thể bỏ qua, không nhận thức được bệnh. Ngoài ra công tác giáo dục về bệnh còn chưa hiệu quả cũng là một nhược điểm khi các em chưa nhận thức được đầy đủ hậu quả của bệnh cong vẹo cột sống. Điều này sẽ dẫn tới những sai lệch về hiểu biết cách phòng tránh bệnh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) thực trạng kiến thức, thực hành của các em học sinh về sức khỏe học đường ở một số trường tiểu học tại thành phố tuyên quang tỉnh tuyên quang năm 2017 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)