Máy nghiền răng

Một phần của tài liệu Máy & Thiết Bị Thực Phẩm - HUFI EXAM (Trang 43 - 45)

4.3.1 Nguyên lý

Sử dụng hai đĩa trên đĩa có gắn các răng nghiền hình tròn hoặc hình vuông. Khi đĩa quay, nguyên liệu đi vào từ không gian giữa của đĩa sẽ bị va đập vào các răng và bị vỡ ra. Nguyên liệu thích hợp cho máy nghiền răng là nguyên liệu dạng khô và dòn nh− gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều...

4.3.2. Cấu tạo và hoạt động

4.3.2.1 Cấu tạo Cửa nạp liệu Đĩa cố định Đĩa quay Puly truyền động L−ới sàng Máng tháo liệu Cơ cấu điều chỉnh khoảng

cách hai đĩa

41

Cấu tạo chung của máy nghiền răng

Máy nghiền răng là một biến thể của máy nghiền đĩa. Máy gồm một trục nằm ngang trên đó có lắp một đĩa quay. Trên đĩa quay có gắn răng nghiền đ−ợc xếp thành những vòng tròn đồng tâm, càng xa tâm thì b−ớc răng càng giảm. Đặt đối diện với đĩa quay là đĩa cố định. Đĩa cố định cũng đ−ợc lắp các răng nghiền, các răng này đ−ợc xếp thành những đ−ờng tròn đồng tâm, vòng răng trên đĩa này nằm xen kẽ với vòng răng của đĩa đối diện.

Vật liệu làm răng th−ờng là kim loại cứng nh− thép, đồng hoặc đuyara. Răng có dạng hình tròn hoặc hình vuông đ−ợc lắp chặt hoặc hàn trên các đĩa. Khi răng mòn đ−ợc tháo ra thay thế, nếu răng đ−ợc hàn vào đĩa thì khi ta thay thế thì phải thay cả đĩa lẫn răng nghiền. 4.3.2.2 Hoạt động: Vật liệu đ−ợc nạp vào máy theo chiều trục. Sau khi vật liệu rơi vào vòng răng thứ nhất của đĩa quay thì vật liệu bị va đập và đẩy sang vòng thứ hai của đĩa đối

L−ới sàng Máng tháo liệu Đĩa cố định Cửa nạp liệu Puly truyền động Đĩa quay Răng nghiền

42

diện và cứ thế va đập nh− vậy cho đến khi bị đẩy ra ngoài. Do b−ớc răng giảm dần nên độ mịn của sản phẩm sẽ nhỏ dần theo chiều tăng của bán kính đĩa

Các máy nghiền răng có vận tốc quay của đĩa càng lớn và số dãy răng nghiền trên đĩa càng nhiều thì mức độ nghiền càng cao, đối với loại 2 đĩa quay, ng−ời ta thiết kế đĩa quay ng−ợc chiều nhau khi đó năng suất va đập lớn hơn.

Một phần của tài liệu Máy & Thiết Bị Thực Phẩm - HUFI EXAM (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)