- Phát triển hướng lên trên: công ty mở rộng chủng loại sản phẩm có giá trị cao
c. Hạn chế một số chủng loại sản phẩm: Khi một số sản phẩm không còn được
2.4.2. Những tồn tại của công ty.
+ Chính sách sản phẩm của công ty còn chưa thực sự đem lại kết cả ngay sau khi thay đổi, người tiêu dùng chưa biết đến hoặc được cung cấp thông tin.
+ Mục tiêu phát triển chính sách sản phẩm của công ty còn ngắn hạn, chưa định hướng phát triển hay mở rộng.
+ Công ty cần phát triển chính sách sản phẩm hiệu quả hơn để cạnh tranh với các đối thủ.
+ Chính sách sản phẩm của công ty còn nhiều hạn chế, chưa phong phú và chưa được đầu tư cả về ngân sách cũng như nhân sự. Nguồn ngân sách đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển còn chưa nhiều.
+ Quy trình phát triển chính sách sản phẩm còn chưa rõ ràng, cụ thể làm cho việc thực hiện diễn ra không đồng nhất, nhiều khi gây lãng phí mà không có hiệu quả.
+ Hạn chế trong việc phân bổ ngân sách nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là chưa hoạch định riêng ngân sách cho phát triển chính sách sản phẩm mà công ty hoạch định chung cho tất cả các hoạt động kinh doanh, từ đó gây trở ngại trong việc xác định hiệu quả của chính sách sản phẩm trong doanh nghiệp.
+ Thương hiệu của các sản phẩm mà công ty cung cấp các sản phẩm tiêu dùng là các thương hiệu có uy tín lâu năm trên thị trường nhưng chưa phải là các thương hiệu mạnh.
+ Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chưa được công ty chú trọng do vậy công ty chưa phát triển sản phẩm mới một cách thường xuyên, do đó khách hàng không có nhiều sự lựa chọn về chủng loại sản phẩm, ảnh hưởng tới doanh số bán của công ty.
+ Bao bì sản phẩm của công ty còn sơ sài chưa đầy đủ thông tin về sản phẩm và nhiều khách hàng chưa hài lòng.
+ Trang Web cập nhật thông tin về sản phẩm còn sơ sài, chưa hấp dẫn người xem.