Nhược điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chương trình đào tạo nhân lực tại công ty TNHH du lịch và hợp tác quốc tế UNI, hà nội (Trang 33 - 35)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3.2. Nhược điểm và nguyên nhân

2.3.2.1. Nhược điểm

Bên cạnh những kết quả tốt đạt được, công ty TNHH Du lịch và Hợp tác Quốc tế UNI cũng không tránh khỏi những hạn chế, cụ thể:

- Doanh nghiệp chỉ tiến hành đào tạo khi có nhu cầu mà không nhận thấy rằng đào tạo nhân lực phải là hoạt động thường xuyên liên tục thì mới đạt hiệu quả cao. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

- Việc lựa chọn đối tượng đào tạo chưa thực sự chính xác, đào tạo chưa thực sự phù hợp với năng lực và nguyện vọng của từng cá nhân.

- Các chương trình đào tạo còn diễn ra chồng chéo. Trong quá trình đào tạo, một số chương trình được thực hiện với cùng mục đích, trong đó nội dung không mang tính tiếp nối mà cũng không có sự tăng cường. Các chương trình đào tạo sau chưa thực sự khắc phục được điểm yếu của các chương trình trước đó.

- Hiệu quả các lớp học chưa cao, một số khóa học chưa thực sự thu hút được hứng thú tham gia của nhân viên. Hơn nữa thời gian và hình thức của các khóa học còn nhiều bất cập, khiến cho một số nhân viên không thể tham gia đầy đủ khóa học cũng như theo kịp chương trình giảng dạy.

- Việc đánh giá kết quả đào tạo chưa được giám sát chặt chẽ, hiệu quả. Sau khi các nhân viên kết thúc đào tạo, bao giám đốc chỉ dựa vào các phiếu đánh giá để nhận xét, chưa thu thập các ý kiến từ các giám sát viên, người trực tiếp dạy kèm hướng dẫn người được đào tạo. Do đó, việc nhận xét không được khách quan do một số chương trình đào tạo có độ trễ và chỉ phát huy tính hiệu quả sau một thời gian. Và thường không có sự đánh giá lại từ 3-6 tháng sau khi đào tạo.

2.3.2.2. Nguyên nhân

- Doanh nghiệp chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo dài hạn vì thế công tác đào tạo không có cơ sở để phát triển lâu dài. Các chương trình đào tạo chỉ xác định khi có nhu cầu phát sinh.

- Lựa chọn đối tượng đào tạo còn mang tính chất hình thức, ban lãnh đạo chưa thực sự nắm bắt tâm lý nhân viên để xác định rõ mong muốn, nhu cầu đào tạo của họ.

- Do vừa phải tiến hành kinh doanh vừa tiến hành đào tạo nên việc mở lớp học vẫn còn gặp một số trở ngại. Việc xây dựng các chương trình đào tạo chưa thực sự đầu tư kỹ lưỡng nghiên cứu để đưa ra các bài giảng tiếp nối nhau một cách khoa học nhất.

- Do phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên không có sự sáng tạo gây nên sự nhàm chán cho người học, một phần cũng do người học không ý thức được tầm quan trọng của việc đào tạo này. Hơn nữa phần lớn nhân viên trong công ty là nữ và đã có gia đình nên việc bố trí các lớp học gặp phải nhiều khó khăn.

- Việc đánh giá kết quả sau đào tạo chưa thực sự nghiêm túc bao gồm cả đánh giá nhân viên và đánh giá chương trình đào tạo. Trưởng các bộ phận chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình đào tạo nhân lực vì thế sự đánh giá chưa được hiệu quả.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH DU

LỊCH VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ UNI, HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chương trình đào tạo nhân lực tại công ty TNHH du lịch và hợp tác quốc tế UNI, hà nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w