7. Bố cục luận văn
4.1 Định hướng phát triển của Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất từ nay
nay đến năm 2020
Để đạt được mục tiêu “ Nâng cao sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Phát triển nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng, bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe. Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế “ thầy thuốc như mẹ hiền ’’, có năng lực vững vàng, tiếp cận trình độ quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất, cung ứng dược phẩm, dịch vụ y tế ’’ do Hội nghị trung ương 6 khoá XII của Ban chấp hành Trung Ương Đảng đề ra. Trên cơ sở đường lối lãnh đạo đó Quốc hội và chính phủ đã ban hành nhiều văn bản phâp luật, thay đổi chính sách hoạt động của ngành y tế để tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của ngành y tế, hướng tới sự phục vụ làm hài lòng người bệnh.
Do đó Bệnh viện nói riêng và hệ thống các cơ sở y tế của Việt Nam nói chung quán triệt những quan điểm chỉ đạo và định hướng phát triển sự nghiệp y tế và công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, về tổng quát quá trình phát triển Bệnh viện đến năm 2020 đã bám sát những định hướng sau đây:
Trong giai đoạn 2018-2020 cần triển khai có hiệu quả các chương trình Y tế quốc gia nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong toàn Thủ đô. Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu cụ thể như sau:
+ Số lần khám bệnh, chữa bệnh bình quân/người/năm: 1/1/1 lần. + Tỷ lệ tử vong chung bệnh viện < 0,3%
+ Ngày điều trị bình quân: < 7 ngày
+ Công suất sử dụng giường bệnh: 80%-90%
Nâng cao năng lực khám chữa bệnh của Bệnh viện để đủ khả năng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trong thành phố và huyện Thạch Thất theo quy định chuyên môn của Bộ Y tế. Nhằm đưa các dịch vụ kỹ thuật y tế đến gần dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, người dân vùng núi, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, đồng thời giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Việc áp dụng cơ chế quản lý tài chính mới và không ngừng hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán là một yếu tố góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị trong giai đoạn đầu tiên đơn vị thực hiện tự chủ đảm bảo chi thường xuyên.
Tổ chức hạch toán kế toán tại Bệnh viện nhằm mục tiêu đảm bảo thông tin kế toán tin cậy, đầy đủ, chính xác và kịp thời, giúp người điều hành, quản lý đơn vị ra các quyết định quản lý phù hợp từ đó cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời cho công tác công khai tài chính của đơn vị. Trong những năm qua, cơ chế quản lý tài chính kế toán đã có nhiều thay đổi đặc biệt là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong hoạt động của mình. Đi đôi với việc trao quyền tự chủ là vấn đề tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tài chính kế toán, để hạch toán kế toán không chỉ dừng lại ở việc phản ánh trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà còn phải
đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng các nguồn thu, phân tích sâu sắc các hoạt động kinh tế từ đó nâng cao kết quả hoạt động của đơn vị.