7. Bố cục luận văn
3.2.6 Thực trạng tổ chức kiểm tra kế toán
Kiểm tra kế toán làm một trong những công cụ hết sức quan trọng, đảm bảo cho công tác kế toán trong Bệnh viện đi vào nề nếp, thực hiện đúng đắn các chế độ, chính sách nhà nước về kinh tế, tài chính thông qua hoạt động kiểm soát, giám sát chính xác, khách quan. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hạn chế, thiếu sót trong tổ chức công tác kế toán, công tác quản lý tài chính, chống những hành vi gian lận vi phạm chế độ tài chính, kế toán. Kết quả khảo sát cho thấy Bệnh viện đã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của công tác kiểm tra kế toán nhưng chưa tổ chức vận dụng triệt để Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC về Quy chế tự kiểm tra tài chính tại các đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN.
Căn cứ đối tượng tham gia kiểm tra kế toán hiện nay tại Bệnh viện có hai loại kiểm tra: Kiểm tra nội bộ và kiểm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền (Sở Y tế thành phố, KBNN, Thanh tra,...)
Kiểm tra nội bộ: Qua khảo sát thực tế tại Bệnh viện cho thấy đơn vị chưa tổ chức bộ phận kiểm tra kế toán riêng. Việc kiểm tra kế toán chủ yếu do Kế toán trưởng và các kế toán viên thực hiện. Công tác kế toán thường tập trung vào những nội dung sau:
Một là: Kiểm tra việc thực hiện ghi chép, phản ánh trên các chứng từ kế toán, trên các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và các báo cáo tài chính về đảm bảo chế độ kế toán; chế độ, chính sách quản lý tài sản và nguồn kinh phí tại đơn vị.
Hai là: Kiểm tra, đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết trong quá trình tổng hợp số liệu, thông tin kế toán. Trong mỗi phần hành công việc, kế toán viên trực tiếp kiểm tra các chứng từ kế toán trước khi thực hiện
các bước tiếp theo của quy trình luân chuyển chứng từ kế toán, sau đó thực hiện kiểm tra việc ghi sổ kế toán chi tiết mình quản lý.
Ba là: Kiểm tra chất lượng và hiệu quả tổ chức bộ máy kế toán, mối quan hệ giữa Phòng Tài chính Kế toán với các phòng, khoa, ban khác trong đơn vị.
Kiểm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền: Công tác kiểm tra kế toán ở bệnh viện còn chịu sự kiểm tra của cơ quan chủ quản – Sở Y tế, cơ quan thanh tra thành phố, cơ quan kiểm toán Nhà nước. Nội dung kiểm tra chủ yếu xoay quanh vấn đề kiểm tra việc chấp hành các quy đinh của pháp luật về tài chính, kế toán.