Phân tích tình hình đảm bảo vốn hoạt động kinh doanh theo mức

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Mía đường I - Công ty Cổ phần (Trang 36 - 38)

n định ca ngun tài tr tài sn

Đây là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp theo mức độ ổn định của nguồn tài trợ. Dựa trên sựổn định của nguồn tài trợ, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được hình

27

thành từ hai nguồn vốn là nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn doanh nghiệp dùng thường xuyên, ổn định, lâu dài cho hoạt động kinh doanh như vốn chủ sở hữu, vốn vay trung và dài hạn và các khoản nợ trung dài hạn. Nguồn tài trợ thường xuyên thường được dùng đầu tư các tài sản dài hạn. Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn doanh nghiệp tạm thời dùng cho hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn, gồm các khoản vay và nợ ngắn hạn, các khoản vay và nợ quá hạn (cả khoản vay, nợ dài hạn quá hạn trả), khoản huy động bất hợp pháp của người bán, khách hàng, người lao động. Nguồn tài trợ tạm thời thường dùng

đầu tư các tài sản ngắn hạn.

Nếu phân chia tài sản trong quan hệ với nguồn tài trợ nêu trên thì phương trình kế toán cơ bản có thể viết lại như sau:

TSNH + TSDH = Nguồn tài trợ thường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời

[7; tr.161] (2.22)

Để đảm bảo sựổn định vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cần đáp

ứng hai yêu cầu cơ bản sau là (1) Tổng nguồn tài trợ bằng tổng tài sản và (2) TSDH ≤ Nguồn vốn dài hạn và TSNH ≥ Nguồn vốn ngắn hạn.

Vốn hoạt động thuần là nguồn vốn dài hạn dôi ra dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh: Doanh nghiệp có thể trả được nợ ngắn hạn không; TSCĐ được hình thành ổn định bằng nguồn vốn dài hạn không. Từ đó, đánh giá được tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp, thấy được các nhân tốảnh hưởng tới sự biến động của vốn hoạt

động thuần như: Tài sản cốđịnh hữu hình, tài sản cốđịnh vô hình, nguồn vốn dài hạn. Trong quan hệ với cách tính vốn hoạt động thuần, mối quan hệ giữa tài sản với nguồn tài trợđược thể hiện như sau:

Vốn hoạt

động thuần = TSNH – Nợ ngắn hạn = Nguồn tài trợ thường xuyên - TSDH [7; tr. 161] (2.23)

28

Bên cạnh đó, để đánh giá rõ hơn về tình hình đảm bảo vốn cho hoạt

động kinh doanh, một số chỉ tiêu khác cũng được sử dụng cho phân tích gồm:

i).Hệ số tài trợ thường xuyên:

Phản ánh kết cấu nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trung bình cứ mỗi đơn vị vốn được tài trợ từ nguồn tài trợ thường xuyên là bao nhiêu đơn vị. Trị số này càng lớn, tính ổn định và cân bằng tài chính doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Hệ số tài trợ thường xuyên =

Nguồn tài trợ thường xuyên Tổng nguồn vốn

[7; tr.164] (2.24) ii). Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên:

Cho biết tính độc lập tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn, tính độc lập và tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Hệ số VCSH so với nguồn vốn thường xuyên =

Vốn chủ sở hữu Nguồn tài trợ thường xuyên

[7; tr.165] (2.25)

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Mía đường I - Công ty Cổ phần (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)