7. Kết cấu luận văn
1.6.2. Bài học kinh nghiệm
Từ những kinh nghiệm tạo động lực lao động của một số nhà xuất bản đã thành công trong thu hút và giữ chân nhân tài, tác giả rút ra một số
kinh nghiệm có thể áp dụng cho Cơ quan điều hành Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam như sau:
Một là, quan tâm đến nhu cầu vật chất (lương, thưởng,…) là điều quan trọng hơn hết. Nâng cao thu nhập cho người lao động phải được coi là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Cần gắn trách nhiệm và thu nhập thực tế của người lao động với số lượng và chất lượng công việc mà họ đã hoàn thành. Phần thù lao không cốđịnh mà thay đổi tùy theo tình hình thực hiện công việc của người lao động. Như vậy, người lao động sẽ nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa thù lao mà họ nhận được với kết quả thực hiện công việc của bản thân, từ đó kích thích họ làm việc tốt hơn. Tạo ra môi trường làm việc tốt, công bằng cho tất cả thành viên trong doanh nghiệp sẽ làm cho người lao
động phấn đấu làm việc để có cơ hội thăng tiến, nâng cao trình độ chuyên môn.
Hai là, rút ra những bài học trong việc xây dựng hệ thống thù lao tài chính để tạo động lực cho người lao động trong tổ chức. Cần tận dụng những lợi thế mà tổ chức có để khai thác và xây dựng những chính sách đãi ngộ tài chính đa dạng, hợp lí được người lao động quan tâm và ủng hộ.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG THÔNG QUA CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ TÀI CHÍNH TẠI CƠ
QUAN ĐIỀU HÀNH NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM