7. Kết cấu luận văn
1.3. Nội dung phân tích khả năng tạo động lực lao động thông qua chính
sách đãi ngộ tài chính
1.3.1. Các yêu cầu về chính sách đãi ngộ tài chính trong việc tạo động lực lao động
- Tính công khai, minh bạch trong chính sách đãi ngộ tài chính: toàn bộ
người lao động phải được biết, nắm bắt và hiểu rõ những cơ chế trong chính sách đãi ngộ của công ty mình và từ đó người lao động thấy cần phải nỗ lực hơn để hoàn thành công việc. Quá trình xây dựng những cơ chế, chính sách về
tài chính phải có sự tham gia của người lao động và các bên có liên quan như
công đoàn,...Việc minh bạch những chính sách tài chính giúp cho người lao
động cảm thấy được tôn trọng và có thể đóng góp những ý kiến thiết thực để
xây dựng một chính sách đãi ngộ hoàn thiện hơn;
- Tính công bằng trong chính sách đãi ngộ tài chính: các mảng trong chính sách đãi ngộ tài chính phải rõ ràng, chi tiết, cụ thể và thực tế. Đặc biệt, các tiêu chí đó đo lường được, chỉ rõ những người lao động hoàn thành công việc và không hoàn thành;
- Tính phù hợp trong chính sách đãi ngộ tài chính: những chính sách
đãi ngộ tài chính đưa ra phải phù hợp, hài hòa với tính chất công việc, hoàn cảnh và ngân sách của công ty. Cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của công ty và người lao động để áp dụng những biện pháp tài chính cụ thể. Ví dụ, một công ty có đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động thì cần áp dụng những chính sách tài chính khác với những doanh nghiệp nhà nước có đội ngũ lao
động trung tuổi là chủ yếu;
- Tính linh hoạt trong chính sách đãi ngộ tài chính: những chính sách có thể sửa đổi dựa theo nhu cầu thay đổi và sự phát triển của công ty. Nhiều công ty ngày càng phát triển, vươn ra tầm châu lục và thế giới thì những chính sách đãi ngộ cũng phải tiệm cận được với mức lương trung bình trong khu
vực hoặc thế giới. Từđó mới có thể thu hút người tài và giữ chân họ cũng như
tạo động lực cho họ cống hiến cho công ty;