7. Kết cấu luận văn
1.5.2. Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài
1.5.2.1. Chính sách của Chính phủ, pháp luật của Nhà nước
Mọi chính sách của Chính phủ, pháp luật của Nhà nước có liên quan
đến lao động đều có ảnh hưởng đến tạo động lực lao động. Cụ thể, chính sách về lao động dôi dư, chính sách tiền lương, tiền thưởng, chính sách thất nghiệp, chính sách khuyến khích sử dụng một loại lao động đặc thù nào đó,… Nếu các quy đinh này càng có lợi cho người lao động sẽ tạo động lực lao
động cao bởi nó mang tính pháp lý và các tổ chức buộc phải thực hiện chúng. Ví dụ như chính sách tiền lương tối thiểu vùng với những lao động đã qua học
nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Việc này khuyến khíc người lao động nâng cao tay nghề và trình độ của bản thân mở ra nhiều cơ hội việc làm cho họ trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi thì những chính sách của Nhà nước cũng có những hạn chế như
nhiều quy định can thiệp gây sức ì và rào cản cho các tổ chức, làm cho tổ
chức thiếu chủ động trong các chính sách đãi ngộ tài chính của mình. Ví dụ
cơ chế quản lý tiền lương đối với doanh ngiệp Nhà nước còn nhiều bất cập. Tiền lương của người lao động chưa thực sự gắn với năng suất lao động; chưa tách bạch giữa tiền lương của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên với ban giám đốc.
1.5.2.2. Chính sách đãi ngộ tài chính của tổ chức cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Trong điều kiện hệ thống thông tin thị trường lao động ngày càng được phổ biến như hiện nay, những tổ chức có chính sách đãi ngộ tài chính tốt sẽ
chiếm được ưu thế trên thị trường lao động về thu hút và giữ chân nhân tài.
Để có thể cạnh tranh với những đối thủ này, tổ chức cần có những chính sách
đãi ngộ tài chính phù hợp.
Mức độ hấp dẫn của chính sách đãi ngộ tài chính của tổ chức sẽ giảm khi độ hấp dẫn chính sách tiền lương của đối thủ cạnh tranh tăng. Khi đối thủ
có chính sách đãi ngộ tài chính mạnh sẽ gây khó khăn cho việc tạo động lực lao động bằng chính sách tiền lương của tổ chức.