6. Kết cấu luận văn
1.3.2. Yếu tố bên ngoài
1.3.2.1. Thị trường lao động
Tình hình cung, cầu lao động , việc làm, thất nghiệp trên thị trường, đặc biệt là cung cầu loại lao động/nhân lực trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiền công, thù lao tài chính của doanh nghiệp. Nếu cung về lao động doanh nghiệp cần mà nhỏ hơn cầu lao động, thị trường lao động khan hiếm loại lao động/ nhân lực của doanh nghiệp, tạo sức ép cạnh tranh về lương của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh để thu hút và giữ chân người lao động nói chung (lao động có chất lượng cao nói riêng) và ngược lại. Ngoài ra, sự thay đổi cơ cấu đội ngũ lao động, các chếđịnh về giáo dục và đào tạo cũng ảnh hưởng đến mức lương của doanh nghiệp.
1.3.2.2. Khu vực địa lý
Mỗi vùng địa lý sẽ có sự khác biệt về mức sống, mức phí sinh hoạt, chi phí học tập nên sẽ có sự khác nhau về mức lương chi trả cho cùng một công việc mà có vùng địa lý khác nhau. Tại khu vực địa lý có chi phí cao như các thành phố lớn và vùng đô thị thì chi phí về nhân công sẽ cao hơn các vùng khác. Vì vậy, doanh nghiệp cần khảo sát chi phí nhân công tại mỗi vùng khi tham gia vào đầu tư vào khu vực đó.
1.3.2.3. Luật pháp và các quy định, chính sách
Các quy định của luật về thù lao tài chính như quy định về tiền lương, quỹ tiền lương, phúc lợi…, đều ảnh hưởng đến thù lao tài chính của doanh nghiệp. Xây dựng thù lao tài chính trong doanh nghiệp phải phù hợp với quy định của luật quốc gia hiện hành. Các quy định của pháp luật về thù lao tài chính trong doanh nghiệp bao gồm tiền lương tối thiểu, tiền lương làm thêm
giờ, tiền lương làm việc ban đêm, thời hạn trả lương, tạm ứng lương, các phúc lợi bắt buộc,…
Chính vì vậy, nếu các quy định của luật về thù lao tài chính, phù hợp với thực tiễn, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực thi các quy định của luật. Ngược lại, nếu các quy định của luật không hợp lý, khó đi vào thực tiễn, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện thù lao tài chính.
1.3.2.4. Tình trạng của nền kinh tế
Một nền kinh tếđang trên đà tăng trưởng hay suy thoái đều ảnh hưởng đến thù lao tài chính của doanh nghiệp bời khi nền kinh tế tăng trưởng thì nhu cầu về lao động tăng, các doanh nghiệp phải tăng mức thù lao để thu hút và giữ chân người lao động. Khi nền kinh tế suy thoái thì nhu cầu về lao động giảm, cung lao động tăng, doanh nghiệp có thể giảm mức thù lao xuống.
1.3.2.5. Đối thủ cạnh tranh
Thù lao tài chính của đối thủ cạnh tranh là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến thù lao tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn cạnh tranh về nhân lực với đối thủ, cần nghiên cứu thù lao tài chính của đối thủ để có các quyết sách thù lao tài chính phù hợp nhằm giữa vững và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong môi trường toàn cầu hóa như hiện nay thì việc thu hút và giữ chân nhân tài càng quan trọng hơn khi các đối thủ cạnh tranh không còn chỉ có trong nước mà cả nước ngoài. Có một chế độ thù lao tài chính tốt là một trong những công cụ hữu hiệu để cạnh tranh với đối thủ.
1.4. Thù lao tài chính của một số doanh nghiệp và bài học kinh nghiệm cho Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico