- Stade V: Vỡ lách thành nhiều mảnh (framentation)
T gồm x tổn th−ơng tại chỗ 1 xâm lấn niêm mạc.
T1 xâm lấn niêm mạc. T2 xâm lấn cơ. T3 qua thanh mạc. N gồm No không có hạch vùng: N1 có hạch vùng M gồm Mo không có di căn xa M1 có di căn xa.
Định nghĩa giai đoạn I : T1 No Mo (UICC 1985) II : T2 No Mo III : T3 No Mo
IV : tất cả T, tất cả N, M1.
Phân loại cho CLVT theo Gayet và Cs
Giai đoạn I a u < 1cm không có hạch quanh thực quản hay tâm vị. b Có hạch quanh thực quản hay tâm vị.
Giai đoạn II a u > 1 cm hay = 1cm
b có hạch trung thất hay hạch của chuỗi vành vị
Giai đoạn III a u hay hạch không cắt bỏ đ−ợc
b có di căn hay hạch ở xa (quanh động mạch chủ, th−ợng đòn).
Vai trò của CLVT trong ung th− thực quản
Nội soi và chụp l−u thông thực quản là hai ph−ơng pháp phải đ−ợc tiến hành tr−ớc tiên.
Cắt lớp vi tính chủ yếu để:
- Đánh giá sự lan tràn, phối hợp với siêu âm nội soi. - Theo rõi sau điều trị.
- Chẩn đoán phân biệt tổn th−ơng trong hay ngoài thành thấy trên X quang. - Nghiên cứu trong thủng thực quản di căn màng phổi, trung thất.
Hạn chế của cắt lớp vi tính:
- Đánh giá xâm lấn mô quanh thực quản cấu trúc bên cạnh thực quản là rất khó khăn do lớp mỡ tiếp xúc với u có thể đã bị xâm lấn, mà tỷ trọng không thay đổi. Không thấy lớp mỡ không phải là bằng chứng của sự xâm lấn. Đánh giá chính xác sự xâm lấn của di căn, phúc mạc, hạch cũng hạn chế.
- Di căn gan với kích th−ớc nhỏ cũng không đ−ợc phát hiện.
- Một vài hạn chế khác thuộc về kỹ thuật: Bệnh nhân không nín thở lâu, bệnh nhân kém nuôi d−ỡng cũng là nguyên nhân tạo ra những hình ảnh không đẹp.
- Ngày nay với tiến bộ của kỹ thuật, có thể cắt xoắn ốc, cắt nhanh, lớp cắt mỏng cho phép thực hiện đ−ợc nhiều lớp cắt khi bệnh nhân nín thở.
- Trong tr−ờng hợp điều trị tia xạ hoặc hóa chất, cắt lớp vi tính là ph−ơng pháp để theo dõi và kiểm tra hiệu quả điều trị.
Chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán bệnh lý ruột
Cắt lớp vi tính th−ờng thực hiện sau những khám xét điện quang nh− chụp l−u thông ruột non, đại tràng, siêu âm. Những khám xét này đã phát hiện bệnh lý của niêm mạc, viêm hay u, bệnh lý ngoài niêm mạc nh− đè đẩy bên ngoài vào, cắt lớp vi tính sẽ cho phép phát hiện khối ở thành ruột d−ới thanh mạc, hay khối ngoài đ−ờng tiêu hoá, nh−ng có khi từ những kết quả bình th−ờng cắt lớp vi tính thấy đ−ợc sự dầy thành ruột sau kết quả siêu âm và h−ớng cho chẩn đoán. Chỉ đinh của cắt lớp vi tính th−ờng do có dấu hiệu lâm sàng, có khối u ổ bụng, có một dấu hiệu đau bụng không rõ nguyên nhân và cũng chỉ định ngay một số đau bụng cấp nh− máu tụ, thiếu máu mạc treo, cắt lớp vi tính cũng có thể dùng cho h−ớng dẫn điều trị tia xạ.
Tiểu tràng
Chuẩn bị bệnh nhân: Một ngày tr−ớc khi khám cần ăn nhẹ, thức ăn ít chất bã.
Có thể chọn những kỹ thuật sau:
- Baryt 2% uống 500ml tối hôm tr−ớc, 250 ml 1 giờ tr−ớc khi chụp.
- 1000ml baryt lỏng chia làm 3 lần cách nhau 10 phút, tiến hành chụp khi thuốc tản đều trong ruột.
- Thụt tiểu tràng với baryt lỏng 1000-1500 ml qua sonde đặt tới góc Treitz sau đó bơm hơi tạo đối quang.
- Có thể cho uống Gastrografine, 370 mg iốt/ml, uống 1 lọ 100ml, 2 giờ tr−ớc khi chụp nếu có chống chỉ định dùng baryt.
- Tiêm cản quang tĩnh mạch 1ml/kg cân nặng sau khi chụp không cản quang.
- Nếu có khám tiểu tràng tr−ớc bằng chụp l−u thông thì dễ định vị tổn th−ơng hơn. Khi khám để xem toàn bộ ruột non không cần thiết phải dùng thuốc d−ợc lực để làm nhanh hay chậm l−u thông nh− primpéran, atropin. Cắt lớp vi tính chỉ chụp một lần nên có thể soi hay chụp kiểm tra tr−ớc bằng X quang quy −ớc để thấy đ−ợc hình l−u thông đã đạt yêu cầu. Th−ờng không làm đối quang nh− chụp phổ thông nên đây cũng là nh−ợc điểm của cắt lớp vi tính.
- Về giải phẫu cũng thấy hình nh− trên X quang quy −ớc, các van Kerkring, độ dầy thành ruột (bình th−ờng 3mm, khi căng nhiều có thể giảm còn 1-2mm).
- Cắt lớp vi tính có −u điểm hơn X quang quy −ớc là thấy đ−ợc cấu trúc thành ruột, các biến đổi cạnh ruột, hạch, các tạng liên quan thấy trên lớp cắt.
Yêu cầu của thăm khám: Xác định vị trí tổn th−ơng, một hay nhiều chỗ, đo độ dầy thành ruột ,chiều dài đoạn tổn th−ơng, sự đồng nhất của thành ruột, tình trạng lớp mỡ quanh ruột, tỷ trọng của nó khoảng -125 đến -75 HU, tìm hạch, tụ dịch, hơi ở thành ruột. Nếu kỹ thuật tốt có thể phân tích đ−ợc tình trạng của động mạch mạc trẻo tràng trên, d−ới.
Bệnh lý viêm
Viêm cấp có biến diễn tạm thời, thành ruột chỉ s−ng ít, có tăng tiết dịch, hình cắt lớp vi tính không có gì đặc hiệu.
Bệnh Crohn
- Hay ở đoạn cuối tuy có thể ở nhiều vị trí khác. Những nang trong thành ruột s−ng lên tạo thành hạt d−ới niêm mạc, gây thành dầy, hình lồi lõm. Thời gian sau lớp d−ới niêm mạc biến đổi chỗ xơ teo, chỗ phình có apxe, dính với nhau có thông. Các hạch lymphô to do viêm hoặc do chứa tổ chức hạt.
- Hình cắt lớp vi tính quan trọng nhất là thành ruột dầy tới 15 mm. Do có tiết dịch, xơ, máu nên bờ ruột không rõ, khó thấy lớp mỡ rõ nét nh− bình th−ờng. Giai đoạn viêm cấp nếu chỉ gây s−ng thành ruột thì bờ ruột sẽ có ranh giới rõ nét. Hạch mạc treo dễ thấy chỉ to mức trung bình tới 20mm. Quá phát xơ -mỡ là dấu hiệu dầy thành ruột khu trú hay gặp sau viêm. Hình đ−ờng dò có thể thấy đ−ợc nh− hình một sợi dây trong chứa khí hay thuốc cản quang.
- Lan tràn ra chung quanh thành vùng hoại tử có thể thấy cơ thành bụng, cơ l−ng, tr−ớc x−ơng cùng. Apxe là hình ổ dịch với tỷ trọng giảm ở trung tâm và nằm trong thành cơ, nếu ruột cản quang tốt hình này sẽ rõ hơn.
- Chụp sau tiêm cản quang tĩnh mạch. Liều 1ml /kg cân nặng, tiêm khoảng thời gian 30s. Hình bình th−ờng của ruột cắt ngang sẽ là 2 vòng, vòng trong giảm tỷ trọng là khẩu kính ruột, vòng ngoài tăng tỷ trọng là cơ, hình này có thể thay đổi, nhỏ lại do nhu động ruột. Khi có viêm giữa 2 hình trên có viền giảm tỷ trọng xen giữa của phù nề niêm mạc, bản thân thành cơ khi viêm sẽ dầy lên, có thể thấy hình ổ dịch của apxe ở trong.
Bệnh lý u
U lành: Có thể là u tuyến hay u mỡ, u cơ, u máu, nằm trong thành cơ ở một vị trí, phân biệt bằng tỷ trọng tr−ớc và sau khi tiên cản quang. bằng tỷ trọng tr−ớc và sau khi tiên cản quang.