Các giải pháp khuyến khích sản xuất và thu hút khách hàng tiềm năng

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN của NGƯỜI dân ở THỊ TRẤN PAKSE TỈNH CHAMPASAK (Trang 82 - 89)

7. Dự kiến kết quả nghiên cứu

3.4.Các giải pháp khuyến khích sản xuất và thu hút khách hàng tiềm năng

Cơ chế, chính sách

- Ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất chế biến tiêu thụ, xuất khẩu rau nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành hàng rau an toàn với quy mô công nghiệp, tạo cơ sở cho liên kết sản xuất chế

biến, thịtrường với các khách hàng tiềm năng.

- Ban hành chính sách hỗ trợ cho sản xuất, kiểm soát chất lượng rau an toàn theo tiêu chuẩn, quy định GAP, ISO 9001- 2008.

- Ban hành chính sách hỗ trợ vềgiá thuê địa điểm bán rau an toàn và các hoạt

động có liên quan đến sản xuất và kinh doanh rau an toàn.

- Ban hành chính sách hỗ trợ quảng bá thương hiệu rau của các cơ sở đã được chứng nhận.

Lĩnh vực sản xuất

- Quy hoạch các vùng sản xuất xuất rau tập trung chuyên canh quy mô lớn khoảng ở huyện Paksong. Xây dựng và triển khai thực hiện các vùng nguyên liệu chất

lượng cao phục vụ chế biến, xuất khẩu.

- Tổ chức sản xuất rau tập thể với các hình thức như hợp tác xã, Hiệp hội, công ty có kế hoạch, căn cứvào các điều khoản ký kết của hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

- Tập huấn cho người sản xuất, áp dụng các công nghệ cao vào sản xuất rau. - Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất rau theo tiêu chuẩn

EuroGAP, GlobalGAP. Các cơ sở bảo quản chế biến đạt tiêu chuẩn ISO 9001- 2008, nhằm nâng cao chất lượng,

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất các loại rau có chất lượng cao, đẩy mạnh xuất khẩu rau nhất là các loại rau đặc sản của từng địa

phương.

- Xây dựng thêm các cơ sở bảo quản lạnh, cơ sởlàm đồ hộp rau quảvà đa dạng hoá các sản phẩm rau phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

- Xây dựng thương hiệu cho các vùng sản xuất rau nhằm tăng sức cạnh tranh trên thịtrường trong nước và quốc tế.

Lĩnh vực thị trường

- Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tượng khách hàng thông qua các hội chợ, hội nghị, hội thảo, triển l.m trong và ngoài nước nhằm tăng khảnăng giao dịch trực tiếp giữa các nhà cung cấp với khách hàng.

- Thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư liên doanh liên kết trong tổ chức sản xuất, thu mua, tiêu thụ các sản phẩm rau nhằm giải quyết tốt đầu ra cho các sản phẩm rau và quảng bá nhanh thương hiệu rau của Lào trên thịtrường quốc tế

- Tăng nhiều hợp đồng dài hạn nhằm chủđộng nguồn rau, chủng loại, thời điểm cung cấp rau cho khách hàng theo yêu cầu.

- Xây dựng nhiều chợ đầu mối nông sản tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm nông sản nói chung và rau nói riêng.

KT LUN

Người tiêu dùng đều mong muốn sử dụng các loại thực phẩm sạch, trong đó có

rau an toàn cho bữa ăn của gia đình mình, thế nhưng để thực sự nhận biết được rau an

toàn cũng như sẵn sàng trảgiá cao để sử dụng các sản phẩm này thìdường như không

nhiều người tiêu dùng làm được.

Công bằng mà nói, sự nghi ngờ của người tiêu dùng vào các cửa hàng rau an toàn cũng không phải vô lý. Phần do thiếu một sự giám sát, kiểm soát thống nhất mà nhiều khi, vì lợi nhuận, chủ cửa hàng sẵn sàng gắn mác rau an toàn vào các loại rau thông thường. Hơn nữa, tâm lý của người tiêu dùng Lào nhìn chung còn thờ ơ với những ảnh hưởng từ thực phẩm không an toàn vì thông thường, ảnh hưởng của các loại rau không an toàn đến sức khỏe thường không biểu hiện ngay trực tiếp khi sử dụng sản phẩm.

Để có thể nhận biết và phân biệt rau an toàn, rau hữu cơ thì bằng cảm quan và mắt thường rất khó. Cách phổ biến để nhận biết rau an toàn là cần phải dựa vào tem nhãn chứng nhận nguồn gốc sản phẩm và các chỉ dẫn địa lý của sản phẩm. Cơ quan quản lý nhà nước hoặc tư nhân phải thiết lập một cơ chế giám sát, quản lý chất lượng và dán nhãn cho các sản phẩm này. Hiện Bộ Nông Nghiệp và Rừng đã ban hành Bộ Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đối với các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có rau xanh. Tuy nhiên, việc triển khai các mô hình sản xuất này đang gặp khó, phần do kinh phí lớn, không phù hợp với các hộ sản xuất nhỏ, phần do thị trường đầu ra không ổn định.

Vì vậy, để rau an toàn xuất hiện trong các bếp của gia đình, cần xây dựng được thị trường cho rau an toàn với sự ủng hộ của người tiêu dùng. Có được thị trường, cùng với mạng lưới các cửa hàng, siêu thị phân phối rộng lớn sẽ có động lực thúc đẩy và gia tăng diện tích trồng rau an toàn. Đồng thời, một hệ thống các tiêu chuẩn, kỹ thuật sản xuất và giám sát sản xuất phù hợp với đặc trưng sản xuất nhỏ của người nông dân trồng rau sẽ bảo đảm chất lượng của các sản phẩm được chứng nhận nguồn gốc. Như vậy, để thị trường rau an toàn lớn mạnh, cần sự nhận thức và phối hợp thực hiện

thông suốt giữa người sản xuất, đơn vị phân phối, cơ quan quản lý và người tiêu dùng dựa trên niềm tin và hệ thống kiếm soát chất lượng chặt chẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Những loại rau chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, chế biến tiêu thụ xuất khẩu và thu nhập của các tác nhân tham gia ngành hàng rau là các loại rau:

- Rau ăn lá: Cải bắp, cải các loại, bó xôi, xà lách,. - Rau ăn củ: Cà rốt, hành tây, khoai tây

- Rau ăn quả: Cà chua, dưa chuột, đậu cove, ớt ngọt, đậu Hà Lan, su su - Rau ăn hoa: Suplơ trắng, xanh

Các loại rau được lựa chọn của tỉnh là:

- Paksong sản xuât các loại rau như bí xanh, bí, cải bắp và các loại rau khác - Phoonthong sản xuất các loại rau như sà lách, rau thơm, hành lá, rau muống - Pakse trồng các loại đậu, rau cải và các rau thơm khác.

Tiêu chuẩn các loại rau cung cấp cho các kênh phân phối hiện đại là các loại rau

được sản xuất tại các cơ sở có chứng nhận đủđiều kiện sản xuất rau an toàn, có chứng nhận Lào GAP.

2. Tạo điều kiện cho các mối liên kết thị trường với các khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm rau bằng cách:

- Ban hành các cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu rau theo tiêu chuẩn Global GAP

- Quy hoạch các vùng sản xuất xuất rau tập trung quy mô lớn, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất và kiểm soát chất lượng, theo tiêu chuẩn GAP và đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2008, HACCP.

- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thịtrường.

- Tăng cường xúc tiến thương mại mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tượng khách hàng.

KIẾN NGHỊ

1. Đây là nghiên cứu khởi đầu về thị trường rau ở tỉnh Champasak. Dự án cần có các nghiên cứu sâu về sản xuất, khảnăng liên kết giữa sản xuất và thị trường và các giải pháp tăngcường năng lực và kiểm dịch động thực vật cho thương mại.

2. Quy hoạch các vùng chuyên canh rau

3. Các địa phương thu hút các nguồn vốn khác nhau để xây dựng cơ sở hạ tầng giúp nông dân có điều kiện áp dụng sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP.

4. Các cơ quan chuyên môn giúp người dân tham gia các lớp tập huấn nắm

được các yêu cầu vềvăn bản pháp quy có liên quan đến sản xuất RAT và vệ sinh chất

lượng sản phẩm đồng thời nắm được kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất.

5. Các cơ sở chế biến, xuất khẩu được vay vốn ưu đãitheo quy định hiện hành,

được hỗ trợ kinh phí đạo tạo nghề, xây dựng tiêu chuẩn ISO9001-2008, HACCP và xúc tiến kết được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Bằng An (2009), Sản xuất, tiêu thụ rau xanh, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Hà Nội.

2. Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết (2005), Sinh thái môi trường ứng dụng, Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Rừng (2008), Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn, Quyết định số99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008.

4. Lê Hồng Chiến (2010), Phân tích chi phí - lợi ích mở rộng dự án Rau sinh thái giai đoạn trồng thử nghiệm tại xã Thọ Xuân – Đan Phượng, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự Nhiên, Hà Nội.

5. Tạ Thu Cúc (2006), Giáo trình trồng rau, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Trần Khắc Hiệp (2009), Nghiên cứu môi trường đất, nước một số vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội và đề xuất giải pháp tổng hợp để

Tiếng Anh

1. ASEAN GAP (2006), Good agricultural practices for production of fresh fruit and vegetables in the ASEAN region, Jakarta: ASEAN Secretariat, November 2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. DU Shao-ting, ZHANG Yong-song and LIN Xian-yong (2007) Accumulation of Nitrate in Vegetables and Its Possible Implications to Human Health” Agricultural Sciences in China, 6(10), pp.1246-1255.

3. Rajesh Kumar Sharma, Madhoolika Agrawal, Fiona M. Marshall (2008), “Heavy metal (Cu, Zn, Cd and Pb) contamination of vegetables in urban India: A case study in Varanasi”, Environmental Pollution, 154, pp.254 - 263

4. Chang, Hsin Hsin, and Hsin-Wei Wang. "The moderating effect of

customer perceived value on online shopping behaviour." Online

Information Review 35.3 (2011): 333-359.

5. Dahiya Richa. “Impact of demographic factors of cunsumers on online shopping behavior: A study of cunsumers in India”. International Journal of Engineering and Management Sciences 3.1 (2012): 43-52.

6. Jiang, Ling Alice, Zhilin Yang, and Minjoon Jun. "Measuring consumer

perceptions of online shopping convenience." Journal of Service

Management24.2 (2013): 191-214.

7. Kumar, Shefali. "Consumers' behavioral intentions regarding online

shopping." (2000).

8. Laohapensang, Orapin. "Factors influencing internet shopping behaviour: a

survey of consumers in Thailand." Journal of Fashion Marketing and

Management 13.4 (2009): 501-513.

9. Lee, Shyh-Hwang, and Hoang Thi Bich Ngoc. "Investigating the on-line

shopping intentions of Vietnamese students: an extension of the theory of planned behaviour."

10. Lin, Hsiu-Fen. "Predicting consumer intentions to shop online: An

empirical test of competing theories." Electronic Commerce Research and

Applications 6.4 (2008): 433-442.

11. Liu, Matthew Tingchi, et al. "Perceived benefits, perceived risk, and trust:

Influences on consumers' group buying behaviour." Asia Pacific Journal of

Marketing and Logistics 25.2 (2013): 225-248.

12. Monsuwé, Toñita Perea, Benedict GC Dellaert, and Ko De Ruyter. "What

drives consumers to shop online? A literature review." International

Journal of Service Industry Management 15.1 (2004): 102-121.

13. Moshrefjavadi, Mohammad Hossein, et al. "An Analysis of Factors

Affecting on Online Shopping Behavior of Consumers." International

Journal of Marketing Studies 4.5 (2012): p81.

14. Othman, Siti Norezam, Nik Kamariah Nik Mat, and Mohammed A. Al-Jabari.

"ONLINE SHOPPING BEHAVIOR OF JORDANIAN CUSTOMERS" (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Salehi, Mehrdad. "Consumer buying behavior towards online shopping

stores in Malaysia." International Journal of Academic Research in

Business and Social Sciences 2.1 (2012).

16. Smith, Rachel, et al. "Cross-cultural examination of online shopping

behavior: A comparison of Norway, Germany, and the United

States." Journal of Business Research (2011).

17. Sorce, Patricia, Victor Perotti, and Stanley Widrick. "Attitude and age

differences in online buying." International Journal of Retail &

Distribution Management 33.2 (2005): 122-132.

18. Sultan, Muhammad Umar, and Md Uddin. Consumers’ Attitude towards

Online Shopping: Factors influencing Gotland consumers to shop online. Diss. Gotland University, 2011.

Tiếng Lào

19. Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, của Ủy ban Thường vụ QH khóa IX ban hành ngày 26-7-2012.

20. Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2010 về: Một số

chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn

đến năm 2015.

21. Báo cáo tổng kết năm 2011-2013 và định hướng 2015-2020 của Sở nông nghiệp và rừng của tỉnh Champasak về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN của NGƯỜI dân ở THỊ TRẤN PAKSE TỈNH CHAMPASAK (Trang 82 - 89)