D. Dung dịch Na2CO3.
123 45 67 89 10 CBCDDABABB
3.5.1. Về định tính
3.5.1.1. Kết quả thăm dò giáo viên và học sinh về phương thức KT- ĐG kết quả học tập theo hướng tiếp cận năng lực của HS
* Đối với giáo viên
Tiến hành thu phiếu và tổng hợp phiếu điều tra của GV dạy môn Hóa học thuộc 2 trường chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.2. Kết quả thăm dò GV về phương thức KT-ĐG theo hướng tiếp cận năng lực HS
STT Câu hỏi Có Không
11 KT - ĐG theo hướng tiếp cận năng lực có phù hợp với
chương trình hóa học THPT không? 100% 0% 22 Việc thiết kế đề KT theo hướng tiếp cận năng lực HS
có dễ thực hiện không? 70% 30% 33
Việc KT - ĐG KQHT của HS theo hướng tiếp cận năng lực có giúp đổi mới phương pháp dạy học không?
100% 0% 44 Bộ câu hỏi đã thiết kế có phù hợp với năng lực của
HS không? 89% 11% Như vậy, đa số GV đánh giá cao phương thức KT-ĐG theo hướng phát triển năng lực HS. Các GV đều khẳng định việc KT-ĐG theo hướng tiếp cận năng lực HS sẽ giúp đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học của HS.
Trích dẫn một số ý kiến của GV về phương thức KT-ĐG theo hướng tiếp cận năng lực HS.
- Cô giáo: Nguyễn Thị Yến (GV Hóa trường THPT Thanh Chương I):
Việc tiếp cận đề thi theo hướng phát triển năng lực người học là hướng đi đúng đắn, phù hợp với lộ trình cải cách giáo dục của BGD. Đề ra đã thể hiện được mực độ phân loại được năng lực người học, đề ra bám chương trình, có sử dụng thực nghiệm, thí nghiệm, hình vẽ và đặc biệt có nhiều liên hệ với thực tiễn. Học sinh rất thích với hình thức kiểm tra, đánh giá như thế này
- Thầy giáo: Nguyễn Đình Hùng (GV Hóa trường THPT Đặng Thúc Hứa) Các câu hỏi trong để thì rất hay, không nặng nề về tính toán phi thực tiễn, kết quả đánh giá người học khá toàn diện, và chính xác. Đề thi đã kích thích sự đam mê thích thú cho người học. Chúng tôi sẽ cố gắng học hỏi để đưa vào sử dụng ngay với hình thức kiểm tra theo hướng phát triển năng lực người học.
- Cô giáo: Nguyễn Thị Kiều Oanh (GV hóa trường THPT Đặng Thúc Hứa) Thực tế hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển người học chúng tôi cũng đã được tập huấn năm 2014 và đã triển khai, tuy nhiên do đang còn mới, còn lúng túng trong triển khai nên sự chuẩn bị đề thi, chương trình chưa thật sự chu đáo vì vậy hiệu quả chưa thực sự khác biệt. Khi tôi cho HS thực hiện đề tài này thấy các em làm bài chăm chú, kết quả phản ánh đúng, toàn diện năng lực người học. Điều đặc biệt đề thi đã khiến các em thấy được vai trò to lớn của hóa học trong thực tiễn.
* Đối với học sinh
Tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến cho HS ở Trường THPT Đặng Thúc Hứa và Trường THPT Thanh Chương I về phương thức KT - ĐG theo chuẩn KT- KN theo định hướng năng lực trong bộ đề đã tiến hành kiểm tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.3. Kết quả thăm dò ý kiến của học sinh về phương thức KTĐG
STT Câu hỏi Có Không
11 Các câu hỏi TNKQ có vừa sức với em không? 78% 22% 22 Em có thích phương pháp KT với hình thức kết hợp
giữa TNKQ và tự luận không? 96,40% 3,60% 33 Em có vận dụng được kiến thức của mình để làm tốt
bài KT không? 72,30% 27,70% 44 Em có thể tự đánh giá kết quả bài kiểm tra của em
được không? 60,24% 39,76% Hầu hết HS đều tỏ ra rất hứng thú với phương thức KT-ĐG mới. Có đến 78% cho rằng bài KT là vừa sức với các em. Số lượng HS vận dụng được kiến thức của mình để làm bài kiểm tra cũng khá cao chiếm 72,3%. Kết quả này cho phép khẳng định được tính hiệu quả của bộ câu hỏi theo hướng tiếp cận năng lực HS đã xây dựng ở chương 2. Khi được hỏi, có một số ý kiến từ HS chúng tôi đã ghi lại như sau:
- Em Nguyễn Thị Dung (lớp 11A trường THPT Đặng Thúc Hứa)
So với các bài kiểm tra lần trước thì bài kiểm tra này ít tính toán hơn, liên hệ thực tế nhiều hơn khiến em rất thích thú. Em thấy học và kiểm tra như thế này có ý nghĩa tốt hơn trước đây. Thực chất em đã có quá nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời là làm các bài tập tính toán phức tạp phi lý thuyết để làm gì?
- Em Phan Trọng Nguyên (Lớp 11A Trường THPT Đặng Thúc Hứa)
Em thấy sau khi làm đề kiểm tra thấy nhẹ nhàng. Có những câu em làm sai, nhưng sau khi biết đáp án em đã sáng tỏ được nhiều điều lý thú. Với hình thức học và kiểm tra như thế này sẽ giúp chúng em học môn hóa nhẹ nhàng hơn, đam mê hơn và đặc biệt là áp dụng thực tiễn tốt hơn trước đây.
- Em Hồ Quanh Trung (Lớp 11A trường THPT Thanh Chương I)
Các câu hỏi đã cung cấp cho em biết rất nhiều thông tin liên quan về các chất. Có những câu hỏi rất hay về hiện tượng ma trơi, cách sử dụng phân bón vv…. Em mong rằng các thầy cô sẽ tiếp tục nghiên cứu và cũng cấp nhiều kiến thức thực tiễn hơn nữa cho chúng em để trong những tiết KT chúng em luôn tự tin và phát huy tối đa năng lực của mình.
- Đa số HS cho ý kiến: đề kiểm tra hơi lạ so với các bài kiểm tra hằng ngày vì cung cấp nhiều thông tin thực tiễn gắn với nội dung các em đã được học, phù hợp
với năng lực của các em, kích thích được sự suy nghĩ của các em vì hoàn toàn có thể tư duy được.
3.5.1.2. Kết quả điều tra về bộ câu hỏi trong đề KT chương nitơ - photpho theo hướng phát triển năng lực HS
* Đối với GV:
Việc tạo đề theo ma trận dễ dàng hơn bởi lâu nay GV đã biết cách thiết kế ma theo hình thức KT - ĐG theo chuẩn KT - KN. Tuy nhiên GV sẽ mất nhiều thời gian hơn khi xây dựng các câu hỏi trong đề KT bởi vì những câu hỏi GV đưa ra đòi hỏi phải gắn liền với đời sống, với thực tiễn, các dẫn chứng xác thực và số liệu phù hợp. Sau khi có kết quả KT của HS, GV có thể biết kết quả học tập theo mức độ nhận thức của từng HS (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao) qua việc phân tích kết quả làm bài của HS so với chuẩn kiến thức, kỹ năng đã xây dựng trong ma trận đề nên GV khẳng định việc KT này sẽ giúp GV nắm bắt được khả năng học tập của từng HS để điều chỉnh phương pháp dạy học giúp nâng cao quá trình dạy học.
* Đối với HS:
Thái độ làm bài của HS nhóm lớp TN thoải mái và hăng say. Kết thúc tiết KT HS tranh luận tích cực do đây là phương pháp KT mới, phối hợp cả 2 hình thức TN và TL, nội dung gắn liền với đời sống, có nhiều HS làm bài với nhiều cách suy luận khác nhau. Đối với nhóm lớp ĐC thì một số HS còn tỏ ra sự lúng túng trước những câu hỏi mang tính thực tế, có một số HS không làm được bài có thái độ không hứng thú đối với tiết KT trong quá trình TNSP.