Câu 13. Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là
A. Amophot. B. Ure. C. Natri nitrat. D. Amoni nitrat.
Câu 14. Một lượng lớn ion amoni trong nước rác thải sinh ra khi vứt bỏ vào ao hồ được vi khuẩn oxi hoá thành nitrat và quá trình đó làm giảm oxi hoà tan trong nước gây ngạt cho sinh vật sống dưới nước. Vì vậy người ta phải xử lí nguồn gây ô nhiễm đó bằng cách chuyển ion amoni thành amoniac rồi chuyển tiếp thành nitơ không độc thải ra môi trường. Có thể sử dụng những hóa chất nào để thực hiện việc này?
A. Xút và oxi. C. Nước vôi trong và khí clo.
B. Nước vôi trong và không khí. D. Xođa và khí cacbonic.
Câu 15. Sự thối rữa của các xác chết động thực vật cũng gây ô nhiễm môi trường vì nó tạo ra một số chất khí có mùi SO2, NH3, H2S, PH3 …Hiện tượng “ma trơi” cũng tạo ra chất khí có mùi. Hiện tượng xảy ra ở các nghĩa địa khi mưa và có gió nhẹ, hiện tượng được giải thích như thế nào?
A. Khi xác chết bị thối rữa, trong cơ thể người chứa lượng photpho được giải phóng dưới dạng photphin PH3 có lẫn đi photphin P2H4. Đi photphin tự bốc cháy phóng dưới dạng photphin PH3 có lẫn đi photphin P2H4. Đi photphin tự bốc cháy gây ra hiện tượng “ma trơi”.
B. Xác chết bị thối rữa do vi sinh vật hoạt động làm giải phóng một lượng photpho trắng. Photpho trắng tự bốc cháy gây ra hiện tượng “ma trơi”. photpho trắng. Photpho trắng tự bốc cháy gây ra hiện tượng “ma trơi”.