CHỦ ĐỀ. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG NHÓM

Một phần của tài liệu Kỹ năng làm việc nhóm huỳnh phương duyên (Trang 54 - 61)

Khái niệm vấn đề

Vấn đề là một phạm trù từng được bàn đến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. I.Ia Lecne quan niệm vấn đề thường được diễn đạt dưới hình thức câu hỏi, cho nên ông

đã định nghĩa: “Vấn đề là một câu hỏi nảy ra hay được đặt ra cho chủ thể mà chủ thể

chưa biết lời giải từ trước và phải tìm tòi, sáng tạo lời giải, nhưng chủ thể đã có sẵn một số phương tiện ban đầu để sử dụng thích hợp vào sự tìm tòi đó”. Theo tác giả thì vấn đề chỉ xuất hiện khi có một thách thức hay mâu thuẫn mà con người cần phải giải quyết và con người đã có cơ sở để giải quyết.

Cũng có tác giả chỉ đề cập đến thách thức mà con người cần phải giải quyết trong vấn đề. Ví dụ như Hoàng Phê và các cộng sự (1994) cho rằng: “Vấn đề là diều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết”. Nguyễn Ngọc Bảo (1995) lại xem xét vấn đề vừa là một phạm trù của logic biện chứng lại vừa là phạm trù của tâm lý học.

Theo logic học biện chứng, vấn đề là hình thức chủ quan của sự biểu thị tất yếu sự phát triển nhận thức khoa học, tức vấn đề phản ánh mâu thuẫn biện chứng tong đối tượng được nhận thức (mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết nảy sinh một cách khách quan trong quá trình phát triển xã hội).

Còn vấn đề như phạm trù của Tâm lý học nó phản ánh mâu thuẫn trong quá trình nhận thức khách thể bởi chủ thể.

Như vậy có thể nói vấn đề là mâu thuẫn (hay khó khăn) cần được xem xét, giải quyết. Vấn đề thường tồn tại trong đầu của chủ thể nhận thức, giải quyết dưới dạng câu hỏi: Cái gì? Tại sao? Như thế nào? Do đó, việc giải quyết các vấn đề là biểu hiện của tư duy sáng tạo và chính việc giải quyết vấn đề lại là động lực để thúc đẩy tư duy sáng tạo phát triển.

55

Khái niệm tình huống có vấn đề

Tình huống có vấn đề là khái niệm chủ yếu và là điểm khởi đầu của dạy học giải quyết vấn đề. Có rất nhiều ý kiến khác nhau của các tác giả trong và ngoài nước về tình huống có vấn đề. Sau đây là một số ý kiến thường gặp:

 M.I Macmutov: Tình huống có vấn đề là trở ngại về mặt trí tuệ của con người,

xuất hiện khi anh ta chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hoạt động quen thuộc. Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới.

 X.L. Rubinxtein - nhà tâm lý học Xô Viết đã viết: Tình huống có vấn đề là tình

huống trong đó có điều gì đó được đưa ra chưa được sáng tỏ, không xác định được trước đó mà chỉ đặt ra qua mối quan hệ của nó tới những gì có trong tình huống.

Tuy nhiên trong ý kiến đều chứa đựng những điểm chung, được thể hiện qua sự tổng kết dưới đây:

 Trong tình huống có vấn đề luôn chứa đựng một nội dung xác định, một nhiệm

vụ cần giải quyết, một khó khăn cần khắc phục. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu và giải quyết tình huống có vấn đề có tác dụng kích thích chủ thể tìm tòi để chiếm lĩnh được tri thức mới hoặc phương thức hành động mới.

 Tình huống có vấn đề xuất hiện trong hoạt động và nó phản ánh một dạng quan

hệ giữa chủ thể và khách thể. Hạt nhân của tình huống có vấn đề là mâu thuẫn.

 Tình huống có vấn đề được cấu thành bởi ba yếu tố: Nhu cầu nhận thức, sự tìm

kiếm những tri thức và phương thức hành động chưa biết, khả năng trí tuệ của chủ thể thể hiện ở năng lực và kinh nghiệm. Như vậy, nó phản ánh mâu thuẫn giữa cái khách quan (nảy sinh trong hoạt động của con người) và cái chủ quan (năng lực nhận thức và kinh nghiệm của chủ thể).

 Tình huống có vấn đề được đặc trưng bởi trạng thái tâm lý xuất hiện khi chủ thể

đứng trước một vấn đề đòi hỏi phải cần đến những tri thức, phương thức hành động mới. Chủ thể lúng túng về lý thuyết và thực hành để giải quyết vấn đề. Trạng thái đó xuất hiện như là mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể nhận thức trong hoạt động nhận thức của con

56

người. Vì vậy, tình huống có vấn đề là một hiện tượng chủ quan, xuất hiện nhờ hoạt động tích cực tìm tòi, nghiên cứu của chính chủ thể.

Xét về mối quan hệ giữa vấn đề và tình huống có vấn đề cho thấy, một khi vấn đề được chủ thể tiếp nhận, giải quyết dựa trên những phương tiện sẵn có của mình thì vấn đề trở thành tình huống có vấn đề. Cho nên, mọi tình huống có vấn đề trong đó đều chứa đựng vấn đề mà chủ thể cần xem xét, giải quyết, nhưng không phải vấn đề nào cũng là tình huống có vấn đề.

Trong sổ tay tâm lý học (NXB khoa học xã hội, 1991) có nêu ra khái niệm tình huống có vấn đề và có thể sử dụng khái niệm này trong quá trình nghiên cứu:

Tình huống có vấn đề là tình huống đòi hỏi cá nhân hay tập thể phải tìm kiếm và sử dụng các phương tiện, phương pháp mới cho hoạt động của mình. Tình huống có vấn đề thể hiện tác động tương hỗ giữa chủ thể và môi trường xung quanh, cũng như trạng thái tâm lý của chủ thể trong các tác động đó. Khi đã nhận thức được mâu thuẫn nào đó trong quá trình hoạt động sẽ làm xuất hiện nhu cầu về những tri thức mới, về cái chưa biết để giải quyết mâu thuẫn đó. Cái chưa biết trong tình huống có vấn đề thường tồn tại ở dạng câu hỏi đặt ra đối với chủ thể và đây là khâu đầu tiên trong quá trình tư duy. Trong tình huống có vấn đề chủ thể phải tìm lời giải đáp cho câu hỏi, tức là lựa chọn những phương pháp cần thiết để giải quyết nó.

Giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là một quá trình xác định, phân tích nguyên nhân, lựa chọn giải pháp tối ưu, triển khai và đánh giá giải pháp nhằm loại bỏ mâu thuẫn giữa thực tế và mong muốn.

2. Phân loại vấn đề

Các vấn đề sai lệch

Là một việc gì đó xảy ra không theo kế hoạch hoặc dự định và cần phải có biện pháp điều chỉnh.

57

Các vấn đề tiềm tàng

Là vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai và cần đưa ra các biện pháp phòng ngừa. Ví dụ: những mâu thuẫn có thể xảy ra trong quá trình làm việc nhóm

Các vấn đề hoàn thiện

Là các vấn đề liên quan đến việc làm sao để có năng suất cao hơn, để trở nên hiệu quả hơn và thích ứng nhanh hơn trong tương lai.

Ví dụ: làm thể nào để giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay.

3. Tính hai mặt của giải quyết vấn đề theo nhóm

Thuận lợi

- Đem lại nhiều kiến thức và thông tin đa dạng

- Dễ dàng hiểu vấn đề

- Nhiều người với kinh nghiệm khác nhau sẽ đưa ra những giải pháp khác nhau.

- Vấn đề được đưa ra thảo luận sẽ giúp các thành viên hiểu rõ và chấp nhận các giải

pháp chung.

- Tận dụng được kỹ năng cá nhân

Bất lợi

- Nhóm có thể quyết định vội vã. Số đông có xu hướng quyết định theo lối mòn và

ngại giải pháp lạ, mang tính đột phá.

- Ảnh hưởng bởi các cá nhân nổi trội.

- Khó dung hoà lợi ích chung.

- Dễ xảy ra mâu thuẫn

4. Công cụ giải quyết vấn đề

• Bắt bóng

• Kỹ thuật 5 Whys

• Kỹ thuật 4W + 1H

• Kỹ thuật động não (brainstorming)

• Biểu đồ xương cá (để phân tích nguyên nhân của vấn đề)

58

• 6 chiếc mũ tư duy Adward De Bono (để phát triển ý tưởng)

5. Các bước giải quyết vấn đề theo nhóm Bước 1: Xác định vấn đề

 Tìm ra vấn đề

 Xác định xem nó có phải là một vấn đề hay không?

 Nếu có thì vấn đề đó có đáng để giải quyết hay không?

Bước 2: Phân tích nguyên nhân

 Mô tả ngắn gọn về vấn đề?

 Nó có ảnh hưởng gì?

 Vấn đề xảy ra ở đâu?

 Phát hiện khi nào?

 Có gì đặc biệt hay khác biệt ở vấn đề này?

Bước 3: Đưa ra giải pháp

 Đề xuất phương án

 Đặt câu hỏi: việc làm đó có hiệu quả không? Đánh giá phương án và lựa chọn phương án khả thi nhất.

Bước 4. Thực thi giải pháp

Kiểm soát các kỳ vọng sau quyết định

Bước 6. Đánh giá kết quả

 Đánh giá dựa vào mục tiêu

 So sánh với các tiêu chí Rút kinh nghiệm

6. Ra quyết định

Công việc của nhóm thường đòi hỏi những quyết định liên tục. Càng nhiều thành viên trong nhóm tham gia vào quá trình ra quyết định càng làm tăng thêm sự hỗ trợ tích cực cho kết quả của công việc. Hãy lựa chọn phương pháp ra quyết định cho nhóm của bạn. Quyết định thường được hình thành theo một số cách sau đây:

Cách 1: Lãnh đạo quyết định. Đây có vẻ là cách nhanh nhất, nhưng lại ít có khả năng nhận được ủng hộ hoàn toàn của nhóm. Tuy nhiên, nếu các thành viên cảm thấy quan

59

điểm của họ đã được lắng nghe và xem xét, và nhất là họ tin tưởng vào lãnh đạo của mình thì phương pháp này có thể phát huy hiệu quả.

Cách 2. Đa số quyết định. Phương pháp này rất quen thuộc và thường được chấp nhận trong quá trình ra quyết định. Nhưng những người đưa ra ý kiến thiểu số sẽ cảm thấy là người ngoài cuộc.

Cách 3. Quyết định bằng sự nhất trí. Đạt được sự nhất trí không có nghĩa là các thành viên đều đồng ý với quyết định. Nói đúng hơn, không phải tất cả các thành viên đều có thể chấp nhận nó. Nhưng có được sự nhất trí sẽ giúp xây dựng cam kết của nhóm. Là một thành viên trong nhóm có nghĩa là cần chấp nhận sự thật: bạn sẽ phải ủng hộ những quyết định của nhóm, ngay cả khi bạn không tán thành những quyết định đó. Tìm kiếm sự nhất trí theo cách này không giống như việc lãnh đạo đưa ra quyết định, đây là cách ra quyết định mất nhiều thời gian nhất. Vì thế, cách này không thích hợp nếu phải quyết định những vấn đề khẩn cấp.

Lưu ý:

- Lãnh đạo nhóm cần thống nhất với cả nhóm cách thức lấy quyết định khi gặp những

tình huống khẩn cấp/tình huống thông thường.

- Lãnh đạo nhóm phải có khả năng biến chuyển cái tôi cá nhân của các nhóm viên chứ không phải là thay đổi cách nhìn nhận của họ.

- Có rất nhiều cách để ra quyết định, nhưng phương pháp mà tất cả các thành viên trong nhóm đều nhiệt tình ủng hộ luôn là cách tốt nhất.

Ví dụ: Về cách quyết định của một nhóm làm việc

“Thông thường, một nhóm nghiên cứu dự án ngồi họp với nhau để phân tích cơ hội hay vấn đề và đưa ra những đề xuất cho cấp trên. Có một nguyên tắc rất rõ ràng trong việc này là nhóm phải rất chặt chẽ với những dữ liệu của họ. Nếu chúng tôi đang phân tích vấn đề marketing của các đại lý thì chúng tôi phải nói chuyện với bộ phận chức năng chéo đáng tin cậy của các đại lý. Dữ liệu sẽ được tổng hợp từ những đại lý thuộc các địa phương khác nhau và sẽ phản ánh được thực trạng các ngành hang của chúng tôi. Kết quả thu được không phải là bỏ phiếu mà xuất phát từ thực tế. Sẽ có trao đổi về những tham số

60

này, nhưng vào cuối ngày, chúng tôi phải đưa ra được một bức tranh chính xác về những gì đang được phân tích”.

61

CHỦ ĐỀ. GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN TRONG NHÓM

Một phần của tài liệu Kỹ năng làm việc nhóm huỳnh phương duyên (Trang 54 - 61)