CHỦ ĐỀ. LÃNH ĐẠO NHÓM

Một phần của tài liệu Kỹ năng làm việc nhóm huỳnh phương duyên (Trang 48 - 54)

- Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng, dẫn dắt hành vi của mọi người, làm gương,

xây dựng môi trường để mọi người cùng thực hiện mục tiêu chung.

- Lãnh đạo là quá trình sử dụng quyền lực gây ảnh hưởng đến hành vi hoặc quan điểm của người khác. Những người lãnh đạo hiểu biết và biết cách sử dụng quyền lực thường có hiệu quả hơn những người không biết hoặc không muốn sử dụng quyền lực.

+ Quyền lực: sử dụng quyền lực một cách hiệu quả là yếu tố then chốt nhất của lãnh đạo. Nhà nghiên cứu Warren Bennis đã nhận thấy các lãnh đạo giỏi đều có một đặc điểm chung: họ làm cho người khác cảm thấy có sức mạnh, có quyền lực.

Quyền lực có thể được xem như là một dấu hiệu về sự hiệu quả cá nhân. Đó là khả năng huy động nguồn lực để hoàn thành công việc một cách có hiệu quả.

+ Gây ảnh hưởng: là sự tác động của một bên (chủ thể) lên phía bên kia (đối tượng). Kết quả của ảnh hưởng: Tích cực, nhiệt tình: đối tượng đồng ý về những hành động, yêu cầ của chủ thể, sẵn sàng tham gia một cách nhiệt tình. Tuân thủ, phục tùng: đối tượng thực hiện yêu cầu song không nhất trí với chủ thể về điều phải làm (thờ ơ, lãnh đạm). Kháng cự, chống lại: đối tượng chống lại các yêu cầu của chủ thể (chán nản, buồn rầu, bất mãn, trì hoãn, phản đối).

2. Vai trò của lãnh đạo

- Để tạo nên những đội nhóm tuyệt vời.

- Mọi người đều có cơ hội là một lãnh đạo ở ít nhất một lĩnh vực nào đó trong cuộc

sống (không mặc định ở một nhóm).

- Mọi người đều có thể lãnh đạo và có thể làm một nhà lãnh đạo tốt vào lúc này hay

lúc khác trong cuộc sống. Vấn đề là ngay vào lúc đó, bạn có đủ can đảm để đứng lên làm một người lãnh đạo hay không.

49

3. Nhiệm vụ của lãnh đạo

- Trưởng nhóm là người khởi xướng. Hãy là người khởi xướng hành động và thúc đẩy hoạt động và quá trình nhằm giúp cho nhóm của bạn thực thi và hoàn thành công việc và phát triển.

- Trưởng nhóm là người huấn luyện. Bạn sẽ phải đào tạo, hướng dẫn và kèm cặp để giúp từng thành viên trong nhóm cải thiện hiệu quả hoạt động của họ.

- Trưởng nhóm là một hình mẫu. Hãy hình thành lối cư xử và hành động mà bạn muốn các thành viên trong nhóm thể hiện.

- Trưởng nhóm là người đàm phán. Các thành viên trong nhóm có cách suy nghĩ, hành động khác nhau. Họ cũng có những sự liên tưởng và diễn đạt ý kiến không giống nhau. Bởi vậy, bạn cần phải cởi mở với những khác biệt trong tính cách. Bạn nên hiểu rằng có những phẩm chất khó giải quyết nhưng lại là yếu tố tạo động lực và hiệu quả hoạt động cho nhóm. Đàm phán về nhữn điểm khác biệt này và đưa ra hướng giải quyết cho chúng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn.

Ngoài ra, trưởng nhóm cũng cần phải duy trì những công việc cụ thể sau để duy trì nhóm:

Đảm bảo sự hợp tác trong nhóm - Muốn có sự hợp tác nhiều lãnh đạo phải nêu rõ mục đích, mục tiêu của mỗi công việc hoặc mỗi giai đoạn. Nhóm viên chỉ có thể xác định họ sẽ hợp tác với ai, như thế nào khi đã hiểu rõ mục đích, mục tiêu.

Sử dụng quyền của người lãnh đạo - Người lãnh đạo điều hành công việc của nhóm và có nhiệm vụ thực hiện những công việc mà nhóm đã thảo luận và nhất trí. Người lãnh đạo không được ép nhóm viên phải làm trái với lợi ích của nhóm. - Tuy nhiên cũng có những trường hợp người trưởng nhóm phải sử dụng quyền của mình để quyết định miễn là quyết định đó không trái với lợi ích của nhóm. - Trong một số trường hợp chỉ có nhóm trưởng mới có quyền quyết định. Do đó cần người lãnh đọa biết sử dụng đúng quyền của mình.

Phân công, giao việc, đôn đốc và kiểm tra - Người trưởng nhóm giống như người thuyền trưởng, có có trách nhiệm phân công mọi người cùng làm việc để lái con tàu cho

50

đến đích. - Phân công vừa sức - Giao việc đúng khả năng - Đôn đốc công việc trôi chảy và kiểm tra xem kết quả công việc có đúng yêu cầu đề ra hay không.

Duy trì trật tự, kỷ luật - Mọi người có trách nhiệm tuân theo nội quy của nhóm. Nhóm trưởng tự mình chấp hành đúng các nội quy ấy và yêu cầu mọi người tuân theo. - Các công việc cần được tiến hành cho khớp với kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu. Nhóm trưởng có quyền yêu cầu mọi người tôn trọng và làm đúng những gì đã bàn bạc.

Phát triển tinh thần tập thể (giử lửa) - Khen thưởng đúng lúc đúng việc. - Phê phán đúng cách, đúng lúc, đúng nơi trên nền tảng tinh thần tôn trọng lẫn nhau. - Cần chú ý rằng, mối người trong nhóm đều có những đặc điểm riêng của cá nhân họ. Họ chỉ hòa mình vào trong nhóm theo mục đích chung của nhóm chứ không phải để trở thành người khác theo khuôn mẫu định sẵn.

4. Phân biệt lãnh đạo và quản lý

Thường sự lãnh đạo và quản lý được dùng hoán đổi cho nhau. Tuy nhiên, trên thực tế nó là những công tác hết sức khác biệt.

- Nhà quản lý tập trung vào những cá nhân vào thời điểm hiện tại, tổ chức phát triển

từng cá nhân. Nhà quản lý chú trọng hôm nay, tuần này, tháng này. Còn đối với nhà lãnh đạo thường chú trọng đến một tập thể và hướng đến tương lai. Sử dụng tài năng của bản thân để truyền cảm hứng rộng rãi, chia sẻ mối quan tâm đến tương lai.

- Người lãnh đạo có tài phải là người “nhìn xa trông rộng” và có khả năng dẫn dắt

các thành viên đạt đến mục đích chung với sự đam mê. Tạo điều kiện để họ tham gia giải quyết vấn đề. Bất cứ thành viên nào cũng được quyền thể hiện khả năng lãnh đạo miễn là họ có ý tưởng sáng tạo và có thể truyền cảm hứng và sự nhiệt huyết cho người khác. - Quản lý là quá trình làm cho các hoạt động được hoàn thành cùng với và thông qua những người khác nhằm đạt các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả, trong điều kiện môi trường thay đổi.

- Lãnh đạo là dẫn đường, nhưng đồng thời phải đi trước và biết lựa chọn những điều

51

5. Phong cách lãnh đạo

5.1 Khái niệm

Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của người lãnh đạo, là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác; Ví dụ về phong cách lãnh đạo: Trên thế giới có nhiều phong cách quản lý khác nhau. Các nhà quản lý người Anh thường ẩn giấu các trật tự của công ty đằng sau những tuyên bố đầy vẻ mượt mà, trong khi người Đức hoanh nghênh các ý kiến đóng góp của nhóm nhưng vẫn duy trì sự kiểm soát tất cả các quá trình ra quyết định. Người Mỹ quen với phong cách quản lý thực dụng, quyết đoán. Còn người Nhật quen cách quản lý đồng thuận và mọi sự nhất trí đều thông qua quá trình bàn bạc kỹ lưỡng.

5.2 Các loại phong cách lãnh đạo

Phong cách dân chủ

Phong cách dân chủ: trong giao tiếp với các thành viên trong nhóm, phong các này coi trọng những đặc điểm tâm lý cá nhân, vốn sống kinh nghiệm, trình độ nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú và các mức độ tích cực nhận thức của các thành viên. Người lãnh đạo ý thức được điều đó và hành động, ứng xử cũng theo nội dung trên. Nhờ đó mà dự đoán đúng, chính xác các mực độ phản ứng hành động của nhóm viên trong và sau quá trình giao tiếp nhóm.

Phong cách dân chủ còn thể hiện sự lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của các thành viên của các thành viên được lãnh đạo đáp ứng kịp thời về hành động hoặc có lời giải thích rõ ràng.

Phong cách dân chủ tạo ra môi trường làm việc độc lập, sáng tạo, sự ham mê hiểu biết, kích thích hoạt động nhận thức của các thành viên, giúp họ thấy rõ vị trí, vai trò cá nhân của mình trong việc phối hợp cùng các thành viên khác.

Như vậy, phong cách dân chủ là loại phong cách đặc trưng và được các nhà lãnh đạo sử dụng thường xuyên nhất trong hoạt động làm việc nhóm bởi nó thể hiện được khá đầy đủ các nguyên tắc trong giao tiếp. Nhưng nếu quá lạm dụng phong cách này thì đôi khi sẽ

52

không đảm bảo được yêu cầu mục tiêu đặt ra, bởi có những tình huống bất ngờ, phức tạp, cần giải quyết nhanh chóng trong thời gian ngắn, khi đó đòi hỏi người lãnh đạo phải cứng rắn, có tính quyết đoán cao để đảm bảo thời gian.

- Phong cách độc đoán

Nội dung của phong cách này xuất phát từ nội dung công việc học tập hoặc hoạt động xã hội. Lãnh đạo thường xem thường những đặc điểm riêng về nhận thức, cá tính, nhu cầu, động cơ, hứng thú của các thành viên, do đặt mục đích công việc và giới hạn thời gian thực hiện một cách “cứng nhắc”.

Phong cách độc đoán cũng có những tác dụng nhất định, đối với những công việc đòi hỏi trong thời gian ngắn, có tính chất tạm thời. Nếu không có phong cách dứt khoát, kiên quyết, cứng rắn… thì không thể hoàn thành được công việc trong thời gian ngắn ngủi đó.

Tuy nhiên không nên lạm dụng phong cách này bởi phong cách này thường thể hiện cách đánh giá và hành vi ứng xử đơn phương, một chiều của người lãnh đạo; làm mất đi sự tự do, kiềm chế sự sáng tạo, tự chủ của học sinh, đôi khi khiến học sinh có cảm giác không an toàn, sợ hãi trước giáo viên. Tính thuyết phục, lãnh đạo nhóm bằng tình cảm trở nên mờ nhạt ở phong cách này.

- Phong cách tự do (không can thiệp vào tự do cá nhân của các thành viên trong nhóm).

Bản chất của phong cách này là thái độ hành vị cử chỉ, điệu bộ ứng xử của lãnh đạo đối với các thành viên dễ dàng thay đổi trong những tình huống, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Phong cách tự do, thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt đôi khi xen lẫn khéo léo đối xử với nhau. Cũng có những trường hợp biểu hiện như là giao tiếp ngẫu nhiên.

Phong cách tự do, có ưu thế là phát huy được tính tích cực hoạt động nhận thức, kích thích tư duy độc lập sáng tạo ở các thành viên – vì nó được xây dựng trên nền tảng tôn trọng nhân cách của mọi thành viên trong nhóm. Khi giao việc lãnh đạo chỉ kiểm tra kết quả, sản phẩm, mà ít khi quan tâm kiểm tra xem bằng cách nào các thành viên nhóm

53

mình lại có sản phẩm, kết quả đó. Phong cách tự do kích thích được các thành viên tự giác trong học tập, nhất là các thành viên có năng lực trong nhóm

Những đặc trưng cơ bản của phong cách tự do: Dễ dàng thay đổi mục đích, nội dung và đối tượng giao việc. Trong nhiều trường hợp, người lãnh đạo không làm chủ được cảm xúc của mình; mối quan hệ giữa lãnh đạo và thành viên thường bị coi nhẹ. Ví dụ: lãnh đạo dễ dàng phân công công việc, hoặc dễ tha thứ trong việc thực hiện sai các nội quy. Phạm vi giao tiếp của phong cách tự do rộng rãi, mức độ nông cạn, hời hợt, ấn tượng không sâu sắc; đôi khi để lại ấn tượng coi thường người lãnh đạo; phương tiện giao tiếp được nhắc đi nhắc lại nhiều lần điệu bộ, cách nói năng…xã giao đơn điệu, nhàm chán.

Kết luận: Ba loại phong cách lãnh đạo trên đều có những mặt mạnh, mặt yếu nhất định. Xuất phát từ các nguyên tắc của quá trình hoạt động nhóm đòi hỏi người lãnh đạo phải thường xuyên thực hiện phong cách dân chủ. Tuy nhiên, người lãnh đạo trong hoạt động nhóm nên vận dụng một cách linh hoạt pha trộn cả ba loại hình phong cách trên phù hợp với từng hoàn cảnh, mục đích giao tiếp cụ thể … Việc tổ chức quá trình hoạt động nhóm chỉ phù hợp với từng loại công việc được giao, vấn đề cần giải quyết.

54

CHỦ ĐỀ. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG NHÓM

Một phần của tài liệu Kỹ năng làm việc nhóm huỳnh phương duyên (Trang 48 - 54)