Để đảm bảo quá trình thí nghiệm đ−ợc an toàn, chất l−ợng, số liệu thí nghiệm đ−ợc chính xác, công tác chuẩn bị tốt ban đầu không thể thiếu. Tr−ớc khi tiến hành thí nghiệm sấy hành tây phải thực hiện các công việc sau:
• Kiểm tra tình trạng máy thí nghiệm BK - BSH 1.4
Kiểm tra các thiết bị, bộ phận của máy nh− máy nén, các dàn trao đổi nhiệt, quạt ly tâm, quạt h−ớng trục, động cơ quạt, các van, các thiết bị điện...Đối với các thiết bị có bộ phận bôi trơn nếu cần thiết phải bảo d−ỡng, tra dầu mỡ. Đặc biệt đối với các đầu đo, do lâu ngày máy không chạy, rất dễ xảy ra đứt các mối nối, han gỉ, không tiếp xúc, gây sai số... . Vì vậy tôi đã tiến hành kiểm tra rất kỹ, đo thông mạch kiểm tra từng đầu đo, kiểm tra độ chính xác, đầu đo nào không đảm bảo thì thay thế. Sau khi kiểm tra xong các thiết bị, bộ phận ta cho máy chạy thử để đánh giá chính xác tình trạng của máy và khắc phục ngay để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả tốt.
• Kiểm tra sự rò lọt không khí
Khi máy hoạt động an toàn, hiệu quả, tr−ớc khi đ−a máy vào thí nghiệm sấy, công việc không thể thiếu đó là kiểm tra sự rò lọt không khí. Đặc điểm của sấy bằng bơm nhiệt nhiệt độ thấp là nhiệt độ và độ ẩm không khí sau sấy là nhỏ nên phải tránh sự rò lọt không khí. Khi không khí lọt mang l−ợng ẩm lớn vào sẽ làm giảm hiệu suất sấy, độ ẩm của buồng sấy không thể giảm xuống tới mức yêu cầu, vật liệu sấy không khô. Vì vậy, tôi tiến hành dùng băng dính, keo dính silicon làm kín vào các khe, các mối lắp ghép, các lỗ hở, đặc biệt ở phía quạt hút. Sau đó cho máy chạy thử không tải đo các thông số của không khí tr−ớc và sau các chu kì sấy. Sau khoảng 3 chu kỳ thấy độ ẩm
trong buồng sấy giảm thấp ϕ < 20%, tính l−ợng n−ớc ng−ng tách đ−ợc trong một giờ nằm trong giới hạn cho phép là đ−ợc. Hệ thống đảm bảo ít rò lọt không khí.
• Chuẩn bị thí nghiệm
Trên cơ sở nghiên cứu về bơm nhiệt sấy, để tiến hành thí nghiệm đảm bảo đúng các thông số thí nghiệm, chế độ thí nghiệm, tôi đã xây dựng tr−ớc số thí nghiệm, các chế độ thí nghiệm cụ thể ở từng giá trị tTNS, VLS, uTNS, BP cụ thể. Với mục đích của luận văn, nghiên cứu ảnh h−ởng của các thông số làm việc đến hiệu quả sấy và tìm chế độ sấy tối −u để sấy cơm dừa. Vì vậy số thí nghiệm đ−ợc xây dựng trên cơ sở: đánh giá ảnh h−ởng của các thông số tTNS, VLS, uTNS, BP đến hiệu quả quá trình sấy cơm dừa, và xác định ph−ơng án tối −u, tìm giá trị tối −u của các thông số đối với sấy cơm dừa. Với 25 chế độ thí nghiệm để xác định giá trị tối −u của các thông số và 40 chế độ thí nghiệm để đánh giá ảnh h−ởng của các thông số đến hiệu quả sấy. Các thí nghiệm đ−ợc tiến hành sấy theo mẻ. Cơm dừa đ−ợc bóc vỏ, rửa sạch, nạo sợi mỏng, sau đó sắp đều lên khay. Tr−ớc khi rải lên khay sấy, cân đủ khối l−ợng dừa cần sấy cho một mẻ. Các khay sấy đ−ợc bố trí so le trong buồng sấy để tạo l−u thông không khí đồng đều. Ngoài 4 thông số ảnh h−ởng lớn nhất, việc nạo dừa dày hay mỏng, chiều dày lớp cơm dừa trên khay sấy cũng ảnh h−ởng đến hiệu quả sấy cơm dừa.