3.1.1 Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên
Châu Phú là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh An Giang, cách thành phố Long Xuyên 35 km về phía Bắc và cách thành phố Châu Đốc 20 km về phía Nam. Về vị trí, huyện Châu Phú phía Bắc giáp thành phố Châu Đốc, đƣờng ranh giới dài 14,570 km; Đông giáp sông Hậu ngăn cách với huyện Phú Tân; Nam giáp huyện Châu Thành, đƣờng ranh giới dài 29,176 km; Tây giáp huyện Tịnh Biên, chiều dài ranh giới là 20,151 km. Tổng diện tích tự nhiên 42.587 ha, trong đó có 39.400 ha đất nông nghiệp, chiếm hơn 92% diện tích đất tự nhiên.
Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Cái Dầu và 12 xã là: Khánh Hoà, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Thạnh Mỹ Tây, Bình Mỹ, Bình Thủy, Bình Phú, Đào Hữu Cảnh và Bình Chánh.
Châu Phú chịu ảnh hƣởng của khí hậu Nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình khoảng 27 0
C, độ ẩm từ 70 - 80%, độ ẩm trung bình các tháng mùa mƣa là 84% và các tháng mùa khô là 78%, thích hợp cho hoạt động trồng trọt, nông nghiệp. Chế độ mƣa phân hoá hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến thán 11 hàng năm, chiếm hơn 90% đến 92% lƣợng mƣa cả năm, trong đó tập trung vào tháng 8 và 9 với lƣợng mƣa trung bình năm của huyện đạt 1,130 mm/năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa chiếm từ 8 - 10% lƣợng mƣa cả năm.
Huyện nằm bên bờ Tây sông Hậu nên có địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa bằng phẳng cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt dẫn nƣớc vào đồng nhƣ kênh Thầy Phó, kênh Bình Mỹ, kênh xáng Cây Dƣơng, kênh Phù Dật, kênh Chữ S, kênh xáng Vịnh Tre, kênh Cần Thảo, kênh Đào... thuận lợi cho canh tác lúa, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch sinh thái và giao thông thuận lợi.
Châu Phú có vị trí gần đầu nguồn sông Cửu Long nên thƣờng xuyên đối mặt với mùa lũ vào tháng 6 dƣơng lịch hàng năm. Tình hình lũ diễn biến phức tạp hàng năm tạo ảnh hƣởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội của huyện, gây thiệt hại về ngƣời và tài sản. Tuy nhiên, nƣớc lũ hàng năm còn mang theo nguồn lợi lớn về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, nuôi trồng thực vật thuỷ sinh, phát triển giao thông đƣờng thuỷ,… đồng thời bồi đắp phù sa cho đồng bằng thêm màu mỡ.
24
Huyện nằm trên tuyến đƣờng du lịch quan trọng của tỉnh An Giang. Hàng năm trên tuyến quốc lộ 91 có khoảng bốn triệu lƣợt khách du lịch và khách hành hƣơng đi qua địa phận Châu Phú để đến núi Sam – miếu bà Chúa Xứ, Núi Cấm, Hà Tiên và Vƣơng quốc Campuchia thông qua hai cửa khẩu kinh tế của An Giang là cửa khẩu Xuân Tô – Tịnh Biên và cửa khẩu Khánh Bình – An Phú.Huyện có đền Quản cơ Trần Văn Thành - ngƣời có công trong trận chiến ở căn cứ Láng Linh – Bảy Thƣa.
Từ vị trí trung tâm An Giang cùng với địa hình bằng phẳng đƣợc phù sa bồi đắp màu mỡ, khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa mƣa nhiều, hoàn toàn thuận lợi cho nên nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Mặc dù phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ lũ lụt hàng năm nhƣng nông dân và chính quyền địa phƣơng đã chung tay góp sức, khắc phục khó khăn và biến lũ lụt thành lợi thế phát triển nuôi trồng thuỷ sản cũng nhƣ mở rộng mạng lƣới giao thông đƣờng thuỷ nội địa.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Châu Phú
25
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Năm 2013, trƣớc tình hình kinh tế cả nƣớc gặp không ít khó khăn, huyện Châu Phú đã triển khai thực hiện khá đồng bộ, hiệu quả các chủ trƣơng, chính sách của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể, tốc độ tăng trƣởng của huyện đạt 12,6%, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2012. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 37,403 triệu đồng tăng 6,188 triệu so với năm 2012; giá trị sản xuất bình quân đạt 136,8 triệu/ha, tăng 3,9 triệu so cùng kỳ và đạt 100,5 so kế hoạch. Châu phú xác định nông nghiệp là thế mạnh của huyện cần tập trung phát triển kết hợp với ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Cơ cấu kinh tế của huyện bao gồm: Công nghiệp – xây dựng, Thƣơng mại – dịch vụ và Nông nghiệp.
Công nghiệp – xây dựng:
Về công nghiệp có các ngành nghề phổ biến nhƣ: chế biến lƣơng thực và xây xát, ngành chế biến thủy hải sản xuất khẩu....các nghề thủ công truyền thống nhƣ đan võng, đan lát, làm nƣớc mắm cũng tiếp tục phát triển. Từ đầu năm đến nay có 47 cơ sở mới thành lập với tổng kinh phí 14.626 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 329 lao động. Đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng 2 công trình, 3 cống hở, 10 hạng mục công trình trƣờng học... Xây dựng mới 09 cầu sắt, sửa chữa 09 cầu xuống cấp, nâng cấp 20 km lộ giao thông nông thôn với tổng kinh phí 32.600 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 3.445 triệu đồng.
Về các công trình thi công trên địa bàn huyện: đang thi công 02 công trình tái thiết sau lũ thuộc dự án WB4 do Sở NN&PTNT đầu tƣ; đang thi công 04 cống tại xã Ô Long Vĩ và Đào Hữu Cảnh thuộc công trình dự án kênh Trà Sƣ- Tri Tôn. Đã thông xe và đƣa vào sử dụng cầu Bắc Vịnh Tre; hoàn thành bồi hoàn giai đoạn 1.
Thương mại – dịch vụ:
Lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ từng bƣớc phát triển có nhiều khởi sắc; mạng lƣới các chợ phát triển rộng khắp, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của huyện. Toàn huyện Châu Phú có 163 cơ sở kinh doanh mua bán đƣợc mở mới, giải quyết việc làm cho hơn 400 lao động. Khai trƣơng nhà lồng chợ bách hóa tổng hợp Sao Mai và Hội chợ hàng Nông nghiệp có trên 24.000 lƣợt ngƣời tham quan mua sắm.
Nông nghiệp:
Với trọng tâm là phát triển nông nghiệp mũi nhọn, trong năm 2013, huyện Châu Phú đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan. Tổng sản lƣợng lƣơng
26
thực ƣớc đạt 670.000 tấn, trong đó lúa ƣớc đạt 667.023 tấn đạt 100,8 so kế hoạch. Năng suất bình quân 6,51 tấn/vụ/ha, lợi nhuận bình quân trên cây lúa 12,16 triệu đồng/ha/vụ. Thực hiện tốt chƣơng trình liên kết sản xuất, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với 07 công ty, doanh nghiệp trong và ngoài huyện với diện tích là 2.957 ha.
Ngoài ra huyện đã triển khai thực hiện 18 công trình nạo vét kênh mƣơng, gia cố đê bao cống đập với tổng kinh phí 8.934 triệu đồng, đã hoàn thành 13 công trình, đang thi công 05 công trình. Tổ chức gia cố, trồng bạch đàn chống sạt lỡ trên các tuyến đê bao xung yếu. Thành lập 138 đội xung kích với 1.538 thành viên. Tổ chức 06 điểm giữ trẻ mùa lũ với tổng số 172 trẻ, tổ chức 01 điểm đƣa rƣớc học sinh tại xã Đào Hữu Cảnh với 42 em. Chƣơng trình thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, toàn huyện có 9/19 tiêu chí (tăng tiêu chí), 30/50 tiêu chí (tăng 9 tiêu chí). Đối với 2 xã điểm: Bình Chánh đạt 12/19 tiêu chí (tăng 4 tiêu chí) và 37/50 chỉ tiêu(tăng 01 chỉ tiêu); xã Bình Thủy đạt 12/19 tiêu chí (tăng 4 tiêu chí), 37/50 chỉ tiêu (tăng 2 chỉ tiêu).
Xã hội
Toàn huyện có 239.062 ngƣời với mật độ dân số 561 ngƣời/km2 trong đó dân tộc kinh chiếm đa số. Dân chúng đa số theo đạo Hoà Hảo, mỗi nhà thƣờng có ảnh thờ đức Huỳnh giáo chủ. Hằng năm, trên địa bàn huyện diễn ra nhiều mang sắc thái dân tộc độc đáo nhƣ: lễ rƣớc thần đình Bình Thủy, lễ vía Thầy Tây An....
Về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Châu Phú là địa phƣơng quan tâm tới giáo dục nhằm phổ cập và xã hội hoá giáo dục. Toàn huyện Châu Phú có nhiều trƣờng đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ học sinh giỏi các cấp đều tăng. Riêng 2 trƣờng THPT Trần Văn Thành và THPT Bình Mỹ có tỷ lệ tốt nghiệp 100%. Số học sinh đậu đại học là 374 em tăng 87 em so với năm 2012.
Về y tế, mạng lƣới y tế cơ sở đƣợc củng cố, tăng cƣờng và không ngừng phát triển. Công tác phòng chống dịch bệnh đƣợc quan tâm thực hiện tốt cho nên đã kiềm chế và kéo giảm các loại dịch bệnh nguy hiểm trên ngƣời. Toàn huyện có 122 ca sốt xuất huyết, giảm 521 ca (không có ca tử vong). Bệnh tay chân miệng có 147 ca, giảm 716 ca (không có trƣờng hợp tử vong). Ƣớc tính đến ngày 31/12/2013, toàn huyện có 140.525 ngƣời tham gia bảo hiểm y tế đạt 59% dân số.
Trên lĩnh vực lao động – thƣơng binh và xã hội, đã tổ chức thăm hỏi tặng quà cho các đối tƣợng chính sách, gia đình có công cách mạng, hộ nghèo, neo
27
đơn...với tổng kinh phí 3.017 triệu đồng. Vận động “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” đƣợc 1.662,506 triệu đồng. Song song đó, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo luôn đƣợc các cấp, ngành quan tâm thực hiện bằng nhiều biện pháp, thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo của huyện hằng năm giảm từ 1,5% đến 2% (hiện huyện còn 4,91% hộ nghèo); đã giới thiệu việc làm cho khoảng 6.200 lao động/năm. Cụ thể năm 2013 đã giải quyết việc làm cho 6.440 lao động trên toàn huyện.
3.1.3 Định hƣớng phát triển
Từ những mục tiêu đã đạt đƣợc, trong thời gian tới, Châu Phú đặt mục tiêu chuyển đổi cơ bản, toàn diện các hoạt động quản lý kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Cụ thể phấn đấu giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ phát triển dân số bình quân đạt 0,43%, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 13,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hƣớng khu vực I ngày càng giảm, khu vực II và khu vực III ngày càng tăng. Đến năm 2015 có cơ cấu nhƣ sau: khu vực I: 39%, khu vực II: 21% và khu vực III: 40%; và đến năm 2020: khu vực I: 32,5%, khu vực II: 23,5% và khu vực III: 44%. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2015 khoảng 44,8 triệu đồng/ngƣời và đến năm 2020 là 90,9 triệu đồng/ngƣời (giá thực tế). Nếu tính theo giá cố định (năm 1994) thì năm 2015 đạt 20,1 triệu đồng/ngƣời, năm 2020 đạt 34,9 triệu đồng/ngƣời. Về y tế, phấn đấu đến năm 2020 có 5 bác sĩ và 6,6 giƣờng bệnh/1vạn dân. Về giáo dục, đến năm 2020 có 16 trƣờng mầm non, 43 trƣờng tiểu học, 13 trƣờng trung học cơ sở và 5 trƣờng trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2020 có 50% lao động đƣợc đào tạo, trong đó đào tạo nghề đạt 35%.
Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội tại địa phƣơng thể hiện Châu Phú đang từng bƣớc phát triển theo hƣớng hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong sản xuất và từng bƣớc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế. Ngoài ra, Đảng bộ và nhân dân cùng góp sức, phấn đấu đạt đƣợc nhiều chỉ tiêu đặt ra nhằm mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
3.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRỒNG LÚA TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ
Toàn huyện Châu Phú có 39.400 ha đất nông nghiệp, chiếm hơn 92% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất trồng lúa khoảng 34.000 ha, chiếm 86% đất nông nghiệp, diện tích còn lại xuống giống chuyên canh rau màu bao gồm rau dƣa, đậu nành, đậu bắp Nhật, khoai cao, … Dựa vào khí hậu và địa hình thuận lợi, Châu Phú đã xác định canh tác lúa nƣớc là mũi nhọn phát triển cho
28
toàn huyện, biểu hiện ở bảng 3 về tình hình hoạt động trồng lúa giai đoạn 2011 – 2013.
Nhìn chung, tình hình sản xuất lúa ở Châu Phú ổn định qua ba năm, thể hiện ở diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa có sự biến động không lớn. Cụ thể, năm 2011, toàn huyện xuống giống 92.227 ha đến năm 2012 tăng thêm 3.645 ha đạt 95.872 ha. Năm 2013, tổng diện tích trồng lúa đạt 101.202 ha, tăng 5.410 ha và tăng 5,64% so với năm 2012. Khác với diện tích gieo trồng luôn tăng trƣởng, năng suất có sự biến động nhẹ từ 65,47 tạ/ha năm 2011 giảm 1,66% còn 64,38 tạ/ha vào năm 2012, tuy nhiên sau đó năng suất đã tăng trở lại vào năm 2013 đạt 65,24 tạ/ha. Có sự sụt giảm này do sản lƣợng lúa thu hoạch trong giai đoạn 2011 – 2012 tăng chậm hơn tốc độ tăng của diện tích gieo trồng. Năm 2012, sản lƣợng chỉ tăng 13.444 tấn ứng với 2,23% so với năm 2011. Năm 2013 đạt kết quả khả quan hơn khi sản lƣợng đã gia tăng mạnh từ 617.258 tấn (năm 2012) tăng lên đến 660.770 tấn, tăng 43.512 tấn (7,05%) so với 2012.
Vụ Đông Xuân thƣờng có diện tích xuống giống, sản lƣợng và năng suất cao nhất trong năm, do có thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho sinh trƣởng cây lúa. Tình hình xuống giống vụ đông xuân ở Châu Phú khá ổn định từ 34.128 ha (năm 2011) đến 36.918 ha (năm 2013) và có xu hƣớng tăng dần qua các năm thể hiện mục tiêu chú trọng mở rộng sản xuất nông nghiệp. Năm 2012, chịu ảnh hƣởng của dịch bệnh nhƣ đạo ôn, sâu cuốn lá và rầy nâu đã khiến sản lƣợng lúa giảm nhẹ, giảm 4.534 tấn ứng với mức giảm 1,7% so với năm 2011. Kéo theo đó là năng suất lúa cũng giảm 3,09% từ 78,05 tạ/ha năm 2011 còn 75,64 tạ/ha. Tuy nhiên, nhờ tích cực phòng trị nên thiệt hại không đáng kể (không có diện tích bị thiệt hại trắng do sâu bệnh). Đến năm 2013 tình hình sản xuất đã ổn định và tăng trƣởng trở lại.
Vụ hè thu, diện tích gieo sạ vẫn bằng vụ đông xuân, tuy nhiên sản lƣợng lúa thu hoạch đƣợc cũng nhƣ năng suất thƣờng thấp hơn đông xuân do vụ hè thu thƣờng rơi vào những tháng mƣa kéo dài nên hiệu quả phòng trị sâu, dịch bệnh không cao (thuốc xịt dễ bị rửa trôi). Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 đến 2013, diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa đều có sự mở rộng và tăng trƣởng. Cụ thể, diện tích xuống giống năm 2012 tăng 3,33% và năm 2013 tiếp tục tăng 5,33%. Sản lƣợng lúa năm 2012 tăng 9.024 tấn (4.74%) kéo theo năng suất cũng tăng lên 0,77 tạ/ha tƣơng ứng với tăng 1,36% so với 2011. Đến năm 2013, diện tích trồng lúa tăng thêm 1,856 ha, sản lƣợng và năng suất cũng đều tăng tƣơng ứng 6,88% và 1,47% so với năm 2012. Có đƣợc kết quả này do chính quyền địa phƣơng đã kết hợp với công ty bảo vệ thực vật, đƣa cán bộ kỹ thuật ngành tích cực bám sát địa bàn, thăm đồng và tăng cƣờng tổ chức hội
29
thảo khuyến nông hƣớng dẫn nông dân phòng trừ bệnh đạo ôn, xử lý đúng thuốc trị bệnh và đúng liều lƣợng, đúng cách.
Vụ thu đông có diện tích xuống giống thấp nhất trong năm, từ 24.396 ha đến 27.693 ha, chỉ từ 62% đến 70% diện tích đất nông nghiệp. Vụ 3 thƣờng rơi vào mùa lũ, mực nƣớc lên cao nên dễ gặp nhiều rủi ro, chỉ có những ruộng lúa nằm trong đê bao mới có thể tiến hành sản xuất lúa vụ 3, ngoài ra thời gian này còn có bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá diễn biến phức tạp nên số hộ nông dân sản xuất lúa vụ 3 thấp hơn đông xuân và hè thu. Đặc biệt vụ thu đông 2012, diện tích trồng lúa tăng 8,34% ứng với 2.035 ha do trong năm vừa mở mới 2 tiểu vùng sản xuất lúa vụ 3 tại xã Thạnh Mỹ Tây và Đào Hữu Cảnh. Đến năm 2013, diện tích trồng lúa vụ thu đông tiếp tục tăng 1.252 ha nhờ vào huyện đã hoàn thành 13 công trình thi công, gia cố kênh mƣơng, cống đập, đê bao vững chắc. Kéo theo đó là sự gia tăng về sản lƣợng lúa do gia tăng diện tích gieo trồng kết hợp với áp dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác. Biểu hiện ở năm 2012, sản lƣợng tăng 8.954 tấn và năm 2013 tăng thêm 9.819 tấn so với 2012.