THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ MẪU ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đối với thu nhập hộ trồng lúa tại địa bàn huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 43)

4.1.1 Thông tin cơ bản về mẫu điều tra

Tổng số hộ điều tra là 138 hộ, trong đó có 95 mẫu tham gia chiếm 68,84% số mẫu và 43 mẫu không tham gia với tỷ lệ 31,16%. Đề tài bảo hiểm cây lúa với số liệu đƣợc thu thập tại xã Thạnh Mỹ Tây huyện Châu Phú tỉnh An Giang. Các đặc điểm của hộ trồng lúa về sử dụng lao động, vốn, chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận đƣợc trình bày trong bảng 5.

Bảng 5. Thông tin cơ bản về các hộ nông dân tại huyện Châu Phú.

Chỉ tiêu ĐVT Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất

Tuổi của chủ hộ Năm 47,96 26 84

Trình độ của chủ hộ Lớp 5,92 0 16

Kinh Nghiệm sản xuất Năm 23,51 5 62

Số thành viên trong hộ Ngƣời/hộ 3,95 2 7

Diện tích đất sản xuất 1000 m2 20,22 2,5 120

Năng suất bình quân Kg/1000 m2 780,78 581 1385

Giá bán bình quân 1000VNĐ/kg 4,81 3,8 5,83 Doanh thu bình quân Triệu đồng/1000 m2 10,65 5,13 15,36 Tổng chi phí Triệu đồng/1000 m2 2,41 1,56 3,62

Thu nhập Triệu đồng 76,94 -16,01 343,37

34

a) Lao động

Con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Các thông tin cơ bản nhất về nguồn lực lao động địa phƣơng đƣợc thể hiện ở bảng 6.

Bảng 6: So sánh các đặc điểm về lao động của nông hộ tham gia và nông hộ không tham gia chƣơng trình bảo hiểm cây lúa.

Chỉ tiêu ĐVT Tham gia Không tham gia

Tuổi của chủ hộ Năm 48,39 47

Trình độ học vấn Lớp 5,84 6,09

Kinh nghiệm trồng lúa Năm 23,27 24,04

Số thành viên trong gia đình Ngƣời 4,06 3,70

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Kết quả thống kê cho thấy, độ tuổi trung bình của chủ hộ trên địa bàn nghiên cứu vào khoảng 47,96 tuổi. Trong đó nhỏ nhất là 26 tuổi và ngƣời lớn tuổi nhất khoảng 84 tuổi. Các hộ có độ tuổi chủ hộ dƣới 35 tuổi khá ít, chiếm khoảng 8,70%. Phổ biến nhất là độ tuổi từ 35 tới 55 chiếm khoảng 75,36% với 104 chủ hộ. Còn lại trên 55 tuổi chiếm 15,94%. Trong số đó, độ tuổi trung bình của các chủ hộ có tham gia bảo hiểm cao hơn những hộ không tham gia. Cụ thể, độ tuổi trung bình của các chủ hộ tham gia bảo hiểm khoảng 48,39 tuổi. Trong đó chủ hộ cao tuổi nhất khoảng 84 tuổi còn hộ nhỏ tuổi nhất khoảng 30. Trong khi đó, độ tuổi trung bình của các hộ không tham gia vào khoảng 47 tuổi với độ tuổi cao nhất 74 và thấp nhất khoảng 26 tuổi. Điều này có thể lý giải do độ tuổi càng cao, ngƣời nông dân càng thận trọng trƣớc các rủi ro có thể xảy ra và tâm lý đề phòng càng cao hơn, chính vì vậy mà càng có nhu cầu tham gia bảo hiểm.

Tuy độ tuổi của các chủ hộ khá cao nhƣng số năm kinh nghiệm sản xuất lúa trung bình chỉ ở mức 23,51 năm. Nguyên nhân là do biên độ dao động lớn giữa các hộ khi có chủ hộ có đến 62 năm kinh nghiệm nhƣng có hộ chỉ có 5 năm kinh nghiệm trồng lúa. Trong đó tập trung nhiều nhất có 20 chủ hộ có 17 năm kinh nghiệm và 10 hộ có 14 năm trồng lúa. Trong đó, kinh nghiệm trồng lúa của các chủ hộ không tham gia bảo hiểm cao hơn những hộ tham gia. Cụ thể, trung bình các chủ hộ không tham gia có 24,04 năm kinh nghiệm trồng lúa trong khi các hộ tham gia chỉ có 23,27 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên sự chênh lệch không quá cao để tạo nên sự ảnh hƣởng lớn đến hoạt động sản xuất của các hộ nông dân.

35

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2014

Hình 2: Trình độ học vấn của các chủ hộ trong mẫu điều tra

Bên cạnh đó, do điều kiện sống ở nông thôn nên trình độ học vấn của chủ hộ lại tƣơng đối thấp khi có đến 70 hộ (chiếm 50,72%) chỉ dừng lại ở cấp tiếu học, 43,48% chủ hộ học trung học cơ sở. Số chủ hộ học hết trung học phổ thông chỉ có 4 ngƣời, khoảng 2,90%, có 2 hộ học trung cấp và không có hộ nào có trình độ đại học hoặc sau đại học. Trình độ học vấn trung bình toàn địa bàn vào khoảng 5,92 và thấp nhất là có 2 hộ không biết chữ. Bên cạnh đó, trình độ học vấn trung bình của các hộ tham gia lại thấp hơn những hộ không tham gia tƣơng ứng khoảng 5,84 và 6,09. Đa số các hộ tham gia đều có trình độ tiểu học, một số hộ đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuy nhiên trong số các hộ không tham gia, có một vài hộ đã học đến cao đẳng nên tạo sự chênh lệch giữa hai nhóm tham gia và không tham gia.

Chủ hộ có độ tuổi và kinh nghiệm trồng lúa khá cao nhƣng lại có trình độ học vấn thấp thƣờng khó tiếp thu và áp dụng các công nghệ - kỹ thuật mới trong canh tác, dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất phải dựa nhiều vảo kinh nghiệm bản thân. Ngoài ra, nhờ vào kinh nghiệm trồng lúa phong phú nên các hộ nông dân có thể nhận ra đƣợc các rủi ro có thể xảy ra cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của mình, tuy nhiên lại dựa khá nhiều vào kinh nghiệm bản thân để từ phòng ngừa hoặc tự khắc phục khi rủi ro xảy ra. Vì vậy càng khó tiếp thu các biện pháp đề phòng rủi ro mới, đặc biệt là bảo hiểm cây lúa.

Về nguồn lực lao động, trung bình các hộ điều tra có gần 4 thành viên, hộ đông nhất có 7 thành viên và hộ nhỏ nhất có 2 thành viên. Tuy vậy, số thành viên trực tiếp tham gia vào hoạt động nông nghiệp trong gia đình thƣờng

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Chưa biết chữ Tiểu học THCS THPT Cao Đẳng 1 45 44 5 1 23 16 1 2 Tham gia Không tham gia

36

chỉ có 2 – 3 thành viên, thƣờng là vợ hoặc con. Mặc dù nền nông nghiệp truyền thống cần nhiều lao động nhƣng cũng đòi hỏi kỹ thuật cao, hiểu rõ các loại sâu, dịch bệnh cũng nhƣ nắm vững quy trình canh tác. Thêm vào đó, các thành viên trong gia đình vẫn có những ngƣời không tham gia vào lĩnh nông nghiệp mà tham gia vào các lĩnh vực khác. Vì vậy, nguồn lực mà gia đình có thể huy động đƣợc cho hoạt động sản xuất nông nghiệp không cao, chủ yếu dựa vào nguồn lao động thuê từ bên ngoài để gia tăng sản xuất, các thành viên chủ chốt trong gia đình chỉ nắm vai trò kiểm tra và quản lý. Bên cạnh đó, số liệu bảng 7 cho thấy các hộ tham gia có số thành viên trung bình trong gia đình nhiều hơn, khoảng 4,06, trong khi số thành viên trung bình của hộ không tham gia khoảng 3,70. Trong đó, các hộ có 4 thành viên chiếm tỷ lệ cao nhất trong cả hai nhóm, kế tiếp là các hộ có 3 thành viên, số lƣợng các hộ có 6 thành viên trở lên ở cả hai nhóm đều khá ít (Bảng 7). Tuy nhiên, do cơ cấu mẫu không đồng đều, số lƣợng hộ tham gia khá lớn, ngoài ra các hộ tham gia có xu hƣớng có khá đông thành viên trong khi các hộ không tham gia nghiêng về các gia đình nhỏ ít thành viên hơn nên tạo nên sự chênh lệch về số thành viên trung bình trong cả hai nhóm.

Bảng 7: Đặc điểm về số thành viên trong các hộ nông dân đƣợc điều tra Số thành viên Tham gia (hộ) % Không tham gia (hộ) % 2 thành viên 6 4,35 7 5,07 3 thành viên 16 11,60 9 6,52 4 thành viên 51 36,96 20 14,49 5 thành viên 11 7,97 4 2,90 6 thành viên 10 7,25 3 2,17 7 thành viên 1 0,72

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

b) Vốn đầu tư

Hoạt động sản xuất nông nghiệp không đòi hỏi nguồn vốn ban đầu lớn nhƣng để sản xuất đạt hiểu quả cao thì cần một nguồn vốn đủ để duy trì cho hoạt động canh tác và chăm sóc tốt cây lúa. Phần lớn các nông hộ thƣờng chọn cách mua chịu phân bón, thuốc trừ sâu của các đại lý thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, khi lãi suất của hình thức mua chịu này cao hơn sự tính toán của ngƣời nông dân thì họ thƣờng chọn các giải pháp khác để mua vật tƣ nông nghiệp hay mở rộng sản xuất. Trong số 138 hộ đƣợc hỏi có 49 hộ, khoảng

37

35,51%, đang vay ngân hàng với các mức lãi suất khác nhau, 3 hộ đang vay vốn từ hợp tác xã, 2 hộ vay từ quỹ tín dụng và 1 hộ vay mƣợn từ ngƣời than (hình 3). Trong số các hộ tham gia có 36 hộ vay vốn sản xuất, chiếm 26,09% tổng số hộ điều tra, và 19 hộ không tham gia nhƣng có vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp (khoảng 13,77%).

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2014

Hình 3: Cơ cấu vay vốn của các hộ khảo sát tại huyện Châu Phú.

c) Các đặc điểm về tình hình sản xuất nông nghiệp của mẫu điều tra

Khi nói đến hiệu quả của hoạt động trồng lúa, cần xem xét tổng quan về tình hình trồng lúa của các hộ điều tra về đặc điểm diện tích đất canh tác, năng suất bình quân hàng năm, chi phí sản xuất và doanh thu, lợi nhuận thu đƣợc,… Qua đó, tiến hành phân tích và so sánh giữa hộ tham gia và không tham gia, tìm ra các điểm khác biệt giữa hai nhóm làm căn cứ tiến hành nghiên cứu. Từ ý tƣởng trên, bảng 8 trình bày các thông tin cơ bản về đặc điểm tình hình sản xuất dựa trên hai nhóm: hộ tham gia và hộ không tham gia chƣơng trình bảo hiểm cây lúa.

Bảng 8: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất lúa của nông hộ

Chỉ tiêu ĐVT Hộ tham gia

BH

Hộ không tham gia BH

Diện tích trồng lúa 1000 m2 20,85 18,82

Năng suất bình quân Kg/1000 m2 769,65 757,47

Giá bán bình quân Nghìn đồng 4,80 4,82

Doanh thu bình quân Triệu đồng/1000 m2

11,17 9,51

Tổng chi phí Triệu đồng/1000 m2

2,42 2,40

Thu nhập Triệu đồng 81,21 67,50

Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2014

35.5% 2.2% 1.4% 0.7% 60.1% Ngân hàng HTX Quỹ tín dụng Người thân Không vay

38

Diện tích đất sản xuất trung bình của hộ khoảng 20.218 m2, trong đó hộ có ít đất nhất sở hữu 2.500 m2 còn hộ nhiều đất nhất có 120.000 m2

đất. Các hộ có diện tích đất canh tác từ 1 đến 5 ha chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 67,29%), ngoài ra các hộ có ít đất canh tác, dƣới 1 ha cũng chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 27,54% tổng số hộ điều tra, các hộ này thuộc diện nghèo và cận nghèo chiếm đa số. Tuy nhiên, Châu Phú vẫn có những khu vực có các hộ trồng lúa với diện tích lớn từ 5 ha đến 12 ha (khoảng 5,07% số hộ đƣợc phỏng vấn) (Bảng 9). Châu Phú là một trong các địa phƣơng có quy mô diện tích đất trồng lúa cao nhất trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, đã có một số khu vực triển khai cánh đồng mẫu lớn và đã gặt hái đƣợc nhiều kết quả tốt. Nhìn chung, các hộ tham gia bảo hiểm thƣờng sở hữu nhiều đất trồng lúa hơn những hộ không tham gia. Trung bình, hộ không tham gia sở hữu 18.817 m2

trong khi hộ tham gia có 20.852 m2. Nguyên nhân của sự chênh lệch này do bảo hiểm cây lúa đƣợc triển khai trên diện rộng, có hỗ trợ phí tham gia nên đƣợc tham gia đông đảo từ các hộ nghèo và cận nghèo đến các hộ bình thƣờng đề phòng rủi ro đều đƣợc đăng ký tham gia bảo hiểm, ngoài ra trong số 138 mẫu điều tra thì số lƣợng hộ tham gia chiếm số nhiều nên diện tích bình quân các hộ tham gia cao hơn.

Bảng 9: Đặc điểm về diện tích đất trồng lúa của các hộ điều tra

Diện tích Số hộ Tỷ trọng (%)

Dƣới 1 ha 38 27,54

Từ 1 đến 5 ha 93 67,39

Trên 5 ha 7 5,07

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Về chi phí sản xuất, các hộ trồng lúa đƣợc điều tra trung bình tốn 2,41 triệu đồng cho 1000 m2

đất canh tác, hộ đầu tƣ thấp nhất cũng hơn 1,5 triệu đồng/công và hộ tốn chi phí cao nhất có thể lên đến 3,62 triệu đồng cho một công đất trồng lúa. Về cơ cấu, thông thƣờng chi phí vật tƣ đầu vào nhƣ phân bón hoặc thuốc xịt chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí đầu tƣ, từ 40 – 60% tổng chi phí, kế đến là chi phí cho giống và các chi phí khác. Bởi vì số thành viên trong gia đình khá ít nên đa số các hộ đều thuê thêm nhân công bên ngoài để làm cỏ, xạ giống, xạ phân hay xịt thuốc,... điều này làm tăng chi phí thuê lao động lên. Ngoài ra còn có chi phí bơm tƣới, chi phí thu hoạch, chi phí làm đất,... đa số các chi phí này thƣờng ít biến động qua các vụ nhƣng tăng lên theo từng năm, thông thƣờng các loại chi phí này chiếm từ 12% đến 30% chi phí đầu tƣ. Một số hộ ngoài đất tự có còn thuê thêm đất để mở rộng sản xuất,

39

các hộ này phải chi thêm phí thuê đất nên thƣờng đội tổng chi phí sản xuất lên khá cao, trung bình với mỗi công đất thuê họ phải trả 4 triệu đồng/năm cho một năm trồng 3 vụ lúa.

Số liệu điều tra cho thấy các hộ tham gia bảo hiểm có chi phí đầu tƣ sản xuất cao hơn các hộ không tham gia nên năng suất nhƣng sự chênh lệch này không lớn kéo theo đó là năng suất đạt đƣợc của hộ tham gia cao hơn hộ không tham gia nhƣng không nhiều. Cụ thể, nhờ đầu tƣ trung bình 2,42 triệu đồng cho 1000 m2 đất sản xuất nên các hộ tham gia thu đƣợc năng suất trung bình 769,75 kg lúa trên một công đất, trong khi hộ không tham gia đầu tƣ ít hơn chỉ 20.000 đồng nên đạt năng suất bình quân thấp hơn, khoảng 757,47 kg lúa trên một công đất canh tác. Tuy nhiên, khi so sánh với các khu vực khác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thì mức năng suất này khá cao, dù hộ tham gia hay không tham gia thì mức năng suất trung bình đều trên 750 kg lúa cho 1000m2 đất canh tác.

Về giá lúa thành phẩm bán ra thị trƣờng, đa số các hộ bán lúa cho thƣơng lái với mức giá trung bình khoảng 4.807 đồng/kg. Trong đó mức giá thấp nhất là 3.800 đồng/kg, thông thƣờng ngƣời nông dân bán ở mức giá này là do vì một số nguyên nhân khách quan nào đó, lúa thu hoạch sớm nên bán không đƣợc giá, ngoài ra có thể do chất lƣợng lúa chƣa đạt yêu cầu nên bị thƣơng lái ép giá. Một số nông dân có kinh nghiệm nên có thể bán lúa với giá cao lên đến 5.833 đồng/kg. Ngoài ra, trong các hộ khảo sát có một số hộ trồng Nếp vụ 3 nên giá nếp thành phẩm bán ra cao hơn giá lúa thông thƣờng, khoảng 5000 – 5800 đồng/kg nếp.

Kết quả khảo sát cho thấy giá lúa thành phẩm bán ra của các hộ tham gia thấp hơn các hộ không tham gia bảo hiểm khoảng 20 đồng/kg, sự chênh lệch này khá nhỏ phụ thuộc vào giá bán lúa thƣơng lái đƣa ra và thời gian thu hoạch của ngƣời nông dân. Trong số các hộ tham gia có một số hộ hợp đồng bán lúa cho công ty An Giang nên đƣợc giá cao hơn giá thị trƣờng nhƣng số hộ này không nhiều, ngoài ra do sự chênh lệch giá bán công ty đƣa ra và giá thị trƣờng năm 2013 không hợp lý nên số hợp đồng đƣợc thực hiện càng ít hơn. Kết quả là có sự chênh lệch nhẹ giá bán lúa hộ tham gia và hộ không tham gia, nhƣng nhờ đạt đƣợc năng suất cao, diện tích trồng lúa lớn nên doanh thu của hộ tham gia bảo hiểm đạt khá cao, khoảng 11,17 triệu đồng cho 1000 m2 đất, trong khi doanh thu trung bình hộ không tham gia khoảng 9,51 triệu đồng trên một công đất. Nhờ đạt đƣợc doanh thu cao, chênh lệch chi phí không lớn nên thu nhập bình quân từ trồng lúa hàng năm của các hộ tham gia bảo hiểm khá cao khoảng 81,21 triệu đồng, cao hơn các hộ không tham gia 13,71 triệu đồng. Tuy nhiên những chỉ tiêu này vẫn chƣa đủ để kết luận rằng

40

tham gia bảo hiểm cây lúa mang lại thu nhập cao hơn cho hộ trồng lúa. Trƣớc hết cần xác định những nhân tố nào sẽ ảnh hƣởng đến quyết định tham gia bảo

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đối với thu nhập hộ trồng lúa tại địa bàn huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 43)