PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đối với thu nhập hộ trồng lúa tại địa bàn huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 30)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

- Số liệu sơ cấp: đƣợc thu thập trực tiếp thông qua phỏng vấn hộ nông dân trong tỉnh.

- Số liệu thứ cấp đƣợc lấy từ báo cáo của tổng cục thống kê, phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Uỷ ban nhân dân huyện Châu Phú, các báo cáo, tạp chí kinh tế, nông nghiệp có liên quan.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Có rất nhiều phƣơng pháp để đánh giá tác động của một dự án hoặc chƣơng trình phát triển. Bản chất chính là sự so sánh lợi ích mà ngƣời gia có đƣợc do chƣơng trình mang lại. Sự so sánh này có thể theo thời gian (so sánh trƣớc khi tham gia và sau khi tham gia chƣơng trình) hoặc theo không gian (so sánh giữa có tham gia và không tham gia chƣơng trình). Trong trƣờng hợp tối ƣu nhất có thể so sánh giữa không gian và thời gian thì sẽ có thể thấy rõ nhất sự tác động của chƣơng trình, trọng tâm nhất là cần có sự tƣơng đồng trong so sánh. Từ đây có thể rút ra một vài phƣơng pháp để đánh giá tác động của Bảo hiểm cây lúa đối với thu nhập của hộ trồng lúa có thể thực hiện đƣợc:

_ Dựa trên nhu cầu so sánh theo thời gian có thể lựa chọn hai phƣơng pháp đó là so sánh phản thân (reflexive comparisons) hoặc khác biệt kép (double difference). Trong trƣờng hợp này thì phƣơng pháp so sánh theo thời gian không khả thi vì yêu cầu phải khảo sát ngƣời tham gia trƣớc và sau khi triển khai chƣơng trình thí điểm, sau đó so sánh hai đợt kết quả rồi tiến tới xem xét tác động của chƣơng trình. Điều này khá khó khăn vì dự án đƣợc triển khai thí điểm trong thời gian dài là 3 năm 2011 – 2013. Nếu sử dụng phƣơng pháp này sẽ tốn khá nhiều thời gian, công sức và vật tƣ.

_ Phƣơng pháp so sánh theo không gian cụ thể là Propensity Score Matching (PSM) lại khả thi hơn trong trƣờng hợp này. So sánh dựa trên ngƣời tham gia và ngƣời không tham gia, khu vực triển khai thí điểm và không triển

21

khai thí điểm rồi tính toán tác động. Tuy số lƣợng quan sát cần thu thập khá lớn nhƣng vẫn có thể thực hiện đƣợc.

Để tiến hành đánh giá Tác động của Bảo hiểm cây lúa đối với thu nhập hộ trồng lúa bằng phƣơng pháp PSM, ta tiến hành phân tích số liệu nhƣ sau:

Bƣớc 1: Tiến hành điều tra chọn mẫu hai nhóm nông hộ: 138 hộ có tham gia Bảo hiểm không tham gia Bảo hiểm. Cuộc điều tra đƣợc tiến hành cùng thời gian, cùng địa bàn, cùng bảng câu hỏi, cùng ngƣời phỏng vấn,… để đảm bảo tính khách quan và chính xác.

Bƣớc 2: Từ số liệu của cuộc điều tra, xây dựng mô hình logit trong đó biến phụ thuộc là 0 cho hộ không mua Bảo hiểm và 1 cho hộ có mua bảo hiểm, còn biến độc lập là những nhân tố có thể ảnh hƣởng đến khả năng tham gia vào chƣơng trình của cả hai nhóm, ví dụ: trình độ học vấn, diện tích đất sản xuất, …

Bƣớc 3: Tiến hành hồi quy cho mô hình logic rồi tính giá trị dự đoán hay xác suất dự đoán (predicted propability) cho từng cá thể trong hai nhóm. Giá trị xác suất dự đoán đƣợc gọi là propesity score, giá trị này sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 1.

Bƣớc 4: Loại bớt những cá thể có xác suất dự đoán quá thấp hoặc quá cao so với cả mẫu.

Bƣớc 5: Tƣơng ứng với mỗi hộ trong nhóm tham gia dự án, tìm một hoặc một số hộ trong nhóm không tham gia dự án có xác suất dự đoán gần giống nhau nhất rồi so sánh với nhau.

Bƣớc 6: Cuối cùng tính trung bình của tất cả “individual gains” để đƣợc giá trị trung bình chung, giá trị trung bình chung này chính là tác động của dự án đối với những ngƣời tham gia. Giá trị trung bình này đƣợc tính bằng cách sử dụng các phƣơng pháp kiểm định để tính ATT và kiểm tra giá trị t với t tra bảng ở mức ý nghĩa 95%, trong đó t 136,0.05 = 1,96.

Đặt giả thiết: H0: Chƣơng trình không tác động đến thu nhâp hay ATT=0 H1: Chƣơng trình có tác động đến thu nhập hay ATT ≠ 0 Các phƣơng pháp kiểm định:

Phương pháp kiểm định lân cận (Nearest – Neighbor Matching): Mỗi đối tƣợng tham gia sẽ đƣợc so sánh với các đối tƣợng không tham gia dựa trên điểm xu hƣớng gần tƣơng đồng nhất. Ở nghiên cứu này thì phƣơng pháp này đƣợc thực hiện có thay thế, có nghĩa là một đối tƣợng không tham gia có thể so sánh đối chiếu với một hoặc nhiều đối tƣợng tham gia.

22

Kiểm định Phạm vi hay bán kính (Caliper or radius matching). Kỹ thuật này tạo ra một phạm vi khoảng cách điểm xu hƣớng tối đa, đƣợc gọi là phạm vi hay bán kính. Do đõ kỹ thuật này đƣợc tiến hàng bằng cách có thay thế, giữa các điểm xu hƣớng trong cùng phạm vi/ bán kính.

Kiểm định Trung tâm (Kernel Matchinh Method). Kỹ thuật này đƣợc thực hiện bằng cách chọn đại diện từ nhóm có tham gia và so sánh với đại diện của nhóm không tham gia.

Tóm lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp ẩn chứa nhiều rủi ro không lƣờng trƣớc đƣợc từ rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, rủi ro từ thị trƣờng nhƣ giá hay tài chính,… Với từng loại rủi ro khác nhau, ngƣời nông dân cần nhận thức rõ để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, đặc biệt đối với rủi ro thiên tai khó dự đoán và gây thiệt hại cao nhất. Chính từ nhu cầu này, BHNN ra đời và phát huy hiệu quả tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy đƣợc thí điểm lần đầu tiên năm 1982 nhƣng đến nay chƣơng trình Bảo hiểm cây lúa vẫn chƣa thực sự phát triển, chính vì vậy mà năm 2011, Thủ tƣớng Chính Phủ đã chính thức phát động thí điểm Bảo hiểm cây lúa tại 7 tỉnh trên phạm vi cả nƣớc. Qua 3 năm triển khai, chƣơng trình đã bộc lộ những ƣu thế trong việc hỗ trợ, bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời nông dân, nhƣng song song đó cũng có những mặt hạn chế khiến nông dân tại một số tỉnh tham gia vẫn còn ít hơn so với tiềm năng. Chính vì vậy, cần xem xét ƣu nhƣợc điểm của chƣơng trình cũng nhƣ đánh giá sự tác động của chƣơng trình có làm thu nhập ngƣời nông dân tăng lên hay không, qua đó mới có thể đánh giá đƣợc hiệu quả của chƣơng trình Bảo hiểm cây lúa. Xuất phát từ mục tiêu đó, tác giả sử dụng phƣơng pháp PSM và ba phƣơng pháp kiểm định Lân cận, Bán kính và Trung tâm để đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đối với thu nhập hộ trồng lúa.

23

CHƢƠNG 3:

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHƢƠNG TRÌNH BẢO HIỂM CÂY LÚA TẠI HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG

3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHÂU PHÚ 3.1.1 Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên

Châu Phú là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh An Giang, cách thành phố Long Xuyên 35 km về phía Bắc và cách thành phố Châu Đốc 20 km về phía Nam. Về vị trí, huyện Châu Phú phía Bắc giáp thành phố Châu Đốc, đƣờng ranh giới dài 14,570 km; Đông giáp sông Hậu ngăn cách với huyện Phú Tân; Nam giáp huyện Châu Thành, đƣờng ranh giới dài 29,176 km; Tây giáp huyện Tịnh Biên, chiều dài ranh giới là 20,151 km. Tổng diện tích tự nhiên 42.587 ha, trong đó có 39.400 ha đất nông nghiệp, chiếm hơn 92% diện tích đất tự nhiên.

Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Cái Dầu và 12 xã là: Khánh Hoà, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Thạnh Mỹ Tây, Bình Mỹ, Bình Thủy, Bình Phú, Đào Hữu Cảnh và Bình Chánh.

Châu Phú chịu ảnh hƣởng của khí hậu Nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình khoảng 27 0

C, độ ẩm từ 70 - 80%, độ ẩm trung bình các tháng mùa mƣa là 84% và các tháng mùa khô là 78%, thích hợp cho hoạt động trồng trọt, nông nghiệp. Chế độ mƣa phân hoá hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến thán 11 hàng năm, chiếm hơn 90% đến 92% lƣợng mƣa cả năm, trong đó tập trung vào tháng 8 và 9 với lƣợng mƣa trung bình năm của huyện đạt 1,130 mm/năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa chiếm từ 8 - 10% lƣợng mƣa cả năm.

Huyện nằm bên bờ Tây sông Hậu nên có địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa bằng phẳng cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt dẫn nƣớc vào đồng nhƣ kênh Thầy Phó, kênh Bình Mỹ, kênh xáng Cây Dƣơng, kênh Phù Dật, kênh Chữ S, kênh xáng Vịnh Tre, kênh Cần Thảo, kênh Đào... thuận lợi cho canh tác lúa, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch sinh thái và giao thông thuận lợi.

Châu Phú có vị trí gần đầu nguồn sông Cửu Long nên thƣờng xuyên đối mặt với mùa lũ vào tháng 6 dƣơng lịch hàng năm. Tình hình lũ diễn biến phức tạp hàng năm tạo ảnh hƣởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội của huyện, gây thiệt hại về ngƣời và tài sản. Tuy nhiên, nƣớc lũ hàng năm còn mang theo nguồn lợi lớn về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, nuôi trồng thực vật thuỷ sinh, phát triển giao thông đƣờng thuỷ,… đồng thời bồi đắp phù sa cho đồng bằng thêm màu mỡ.

24

Huyện nằm trên tuyến đƣờng du lịch quan trọng của tỉnh An Giang. Hàng năm trên tuyến quốc lộ 91 có khoảng bốn triệu lƣợt khách du lịch và khách hành hƣơng đi qua địa phận Châu Phú để đến núi Sam – miếu bà Chúa Xứ, Núi Cấm, Hà Tiên và Vƣơng quốc Campuchia thông qua hai cửa khẩu kinh tế của An Giang là cửa khẩu Xuân Tô – Tịnh Biên và cửa khẩu Khánh Bình – An Phú.Huyện có đền Quản cơ Trần Văn Thành - ngƣời có công trong trận chiến ở căn cứ Láng Linh – Bảy Thƣa.

Từ vị trí trung tâm An Giang cùng với địa hình bằng phẳng đƣợc phù sa bồi đắp màu mỡ, khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa mƣa nhiều, hoàn toàn thuận lợi cho nên nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Mặc dù phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ lũ lụt hàng năm nhƣng nông dân và chính quyền địa phƣơng đã chung tay góp sức, khắc phục khó khăn và biến lũ lụt thành lợi thế phát triển nuôi trồng thuỷ sản cũng nhƣ mở rộng mạng lƣới giao thông đƣờng thuỷ nội địa.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Châu Phú

25

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Năm 2013, trƣớc tình hình kinh tế cả nƣớc gặp không ít khó khăn, huyện Châu Phú đã triển khai thực hiện khá đồng bộ, hiệu quả các chủ trƣơng, chính sách của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể, tốc độ tăng trƣởng của huyện đạt 12,6%, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2012. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 37,403 triệu đồng tăng 6,188 triệu so với năm 2012; giá trị sản xuất bình quân đạt 136,8 triệu/ha, tăng 3,9 triệu so cùng kỳ và đạt 100,5 so kế hoạch. Châu phú xác định nông nghiệp là thế mạnh của huyện cần tập trung phát triển kết hợp với ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Cơ cấu kinh tế của huyện bao gồm: Công nghiệp – xây dựng, Thƣơng mại – dịch vụ và Nông nghiệp.

Công nghiệp – xây dựng:

Về công nghiệp có các ngành nghề phổ biến nhƣ: chế biến lƣơng thực và xây xát, ngành chế biến thủy hải sản xuất khẩu....các nghề thủ công truyền thống nhƣ đan võng, đan lát, làm nƣớc mắm cũng tiếp tục phát triển. Từ đầu năm đến nay có 47 cơ sở mới thành lập với tổng kinh phí 14.626 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 329 lao động. Đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng 2 công trình, 3 cống hở, 10 hạng mục công trình trƣờng học... Xây dựng mới 09 cầu sắt, sửa chữa 09 cầu xuống cấp, nâng cấp 20 km lộ giao thông nông thôn với tổng kinh phí 32.600 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 3.445 triệu đồng.

Về các công trình thi công trên địa bàn huyện: đang thi công 02 công trình tái thiết sau lũ thuộc dự án WB4 do Sở NN&PTNT đầu tƣ; đang thi công 04 cống tại xã Ô Long Vĩ và Đào Hữu Cảnh thuộc công trình dự án kênh Trà Sƣ- Tri Tôn. Đã thông xe và đƣa vào sử dụng cầu Bắc Vịnh Tre; hoàn thành bồi hoàn giai đoạn 1.

Thương mại – dịch vụ:

Lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ từng bƣớc phát triển có nhiều khởi sắc; mạng lƣới các chợ phát triển rộng khắp, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của huyện. Toàn huyện Châu Phú có 163 cơ sở kinh doanh mua bán đƣợc mở mới, giải quyết việc làm cho hơn 400 lao động. Khai trƣơng nhà lồng chợ bách hóa tổng hợp Sao Mai và Hội chợ hàng Nông nghiệp có trên 24.000 lƣợt ngƣời tham quan mua sắm.

Nông nghiệp:

Với trọng tâm là phát triển nông nghiệp mũi nhọn, trong năm 2013, huyện Châu Phú đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan. Tổng sản lƣợng lƣơng

26

thực ƣớc đạt 670.000 tấn, trong đó lúa ƣớc đạt 667.023 tấn đạt 100,8 so kế hoạch. Năng suất bình quân 6,51 tấn/vụ/ha, lợi nhuận bình quân trên cây lúa 12,16 triệu đồng/ha/vụ. Thực hiện tốt chƣơng trình liên kết sản xuất, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với 07 công ty, doanh nghiệp trong và ngoài huyện với diện tích là 2.957 ha.

Ngoài ra huyện đã triển khai thực hiện 18 công trình nạo vét kênh mƣơng, gia cố đê bao cống đập với tổng kinh phí 8.934 triệu đồng, đã hoàn thành 13 công trình, đang thi công 05 công trình. Tổ chức gia cố, trồng bạch đàn chống sạt lỡ trên các tuyến đê bao xung yếu. Thành lập 138 đội xung kích với 1.538 thành viên. Tổ chức 06 điểm giữ trẻ mùa lũ với tổng số 172 trẻ, tổ chức 01 điểm đƣa rƣớc học sinh tại xã Đào Hữu Cảnh với 42 em. Chƣơng trình thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, toàn huyện có 9/19 tiêu chí (tăng tiêu chí), 30/50 tiêu chí (tăng 9 tiêu chí). Đối với 2 xã điểm: Bình Chánh đạt 12/19 tiêu chí (tăng 4 tiêu chí) và 37/50 chỉ tiêu(tăng 01 chỉ tiêu); xã Bình Thủy đạt 12/19 tiêu chí (tăng 4 tiêu chí), 37/50 chỉ tiêu (tăng 2 chỉ tiêu).

Xã hội

Toàn huyện có 239.062 ngƣời với mật độ dân số 561 ngƣời/km2 trong đó dân tộc kinh chiếm đa số. Dân chúng đa số theo đạo Hoà Hảo, mỗi nhà thƣờng có ảnh thờ đức Huỳnh giáo chủ. Hằng năm, trên địa bàn huyện diễn ra nhiều mang sắc thái dân tộc độc đáo nhƣ: lễ rƣớc thần đình Bình Thủy, lễ vía Thầy Tây An....

Về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Châu Phú là địa phƣơng quan tâm tới giáo dục nhằm phổ cập và xã hội hoá giáo dục. Toàn huyện Châu Phú có nhiều trƣờng đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ học sinh giỏi các cấp đều tăng. Riêng 2 trƣờng THPT Trần Văn Thành và THPT Bình Mỹ có tỷ lệ tốt nghiệp 100%. Số học sinh đậu đại học là 374 em tăng 87 em so với năm 2012.

Về y tế, mạng lƣới y tế cơ sở đƣợc củng cố, tăng cƣờng và không ngừng phát triển. Công tác phòng chống dịch bệnh đƣợc quan tâm thực hiện tốt cho nên đã kiềm chế và kéo giảm các loại dịch bệnh nguy hiểm trên ngƣời. Toàn huyện có 122 ca sốt xuất huyết, giảm 521 ca (không có ca tử vong). Bệnh tay chân miệng có 147 ca, giảm 716 ca (không có trƣờng hợp tử vong). Ƣớc tính đến ngày 31/12/2013, toàn huyện có 140.525 ngƣời tham gia bảo hiểm y tế đạt 59% dân số.

Trên lĩnh vực lao động – thƣơng binh và xã hội, đã tổ chức thăm hỏi tặng quà cho các đối tƣợng chính sách, gia đình có công cách mạng, hộ nghèo, neo

27

đơn...với tổng kinh phí 3.017 triệu đồng. Vận động “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” đƣợc 1.662,506 triệu đồng. Song song đó, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo luôn đƣợc các cấp, ngành quan tâm thực hiện bằng nhiều biện pháp, thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo của huyện hằng năm giảm từ 1,5% đến 2% (hiện huyện còn 4,91% hộ nghèo); đã giới thiệu việc làm cho khoảng 6.200 lao động/năm. Cụ thể năm 2013 đã giải

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của bảo hiểm cây lúa đối với thu nhập hộ trồng lúa tại địa bàn huyện châu phú tỉnh an giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)