Nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển về quy mô của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán (Trang 74 - 75)

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến lợi nhuận tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính. Những doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng lợi nhuận thì bản thân các doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt, làm chủ công nghệ tiên tiến về quản lý sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, cải tiến công tác kinh doanh, tiếp thị và quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường; thiết lập các kênh phân phối hiệu quả chính là một trong những cách thức để giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng nhằm giúp doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển ổn định và phát triển về quy mô, cũng như góp phần gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp xây dựng cần tập trung hơn nữa vào công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế. Phải tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, kích thích sự sáng tạo và tích cực trong lao động bằng các hình thức động viên về mặt vật chất cũng như tinh thần nhằm nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Đây cũng là một trong những giải pháp góp phần gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng.

5.2.1.3. Cải thiện chất lượng nợ của doanh nghiệp

Biến tăng trưởng có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn theo mối quan hệ tỷ lệ thuận với mức ý nghĩa thống kê khá cao. Nghĩa là các công ty có tốc độ tăng trưởng cao sẽ không tối ưu hóa đầu tư của họ và thường có nhu cầu vốn đầu tư nhiều hơn trong khi đó nguồn lợi nhuận giữ lại không đủ và họ sẽ sử dụng vốn vay nhiều hơn. Do đó, để xây dựng cấu

trúc vốn tối ưu mà không mang lại rủi ro cho doanh nghiệp thì công tác cải thiện chất lượng nợ phải được chú trọng. Đây chính là việc hoàn thiện quy trình quản lý nợ ở các giai đoạn sau: giai đoạn huy động vốn (chiến lược và kế hoạch huy động vốn, công tác thẩm định, lựa chọn nguồn vốn vay); giai đoạn quản lý sử dụng vốn vay (có các biện pháp kiểm soát sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sử dụng vốn); giai đoạn quản lý kế hoạch trả nợ (cân đối dòng tiền của doanh nghiệp trong đó có kế hoạch trả nợ nhằm đảm bảo chủ động đảm bảo nguồn trả nợ đúng hạn, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)