Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán (Trang 43 - 45)

Tác giả xây dựng mô hình chủ yếu dựa trên nghiên cứu Những yếu tố quyết định cấu trúc vốn của các công ty xây dựng niêm yết ở Malaysia của Nurul Syuhada Baharuddin, Zaleha Khamis, Wan Mansor Wan Mahmood và Hussian Dollah (2011)

được đăng trên Tạp chí ứng dụng Tài chính và Ngân hàng. Tác giả vận dụng mô hình này làm nghiên cứu chính vì đây là nghiên cứu về cấu trúc vốn của ngành xây dựng ở Malaysia - một trong những quốc gia ở Châu Á có điều kiện kinh tế khá tương thích với Việt Nam.

Trong nghiên cứu, biến phụ thuộc là tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản (TD). Biến độc lập gồm 4 biến: tài sản hữu hình (TANG), lợi nhuận (PROF), tăng trưởng (GROWTH), quy mô doanh nghiệp (SIZE). Trong thực tế, đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng, khi nghiên cứu về thực trạng cơ cấu vốn tác giả thấy các doanh nghiệp ngành xây dựng nghiêng về sử dụng nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng trên 50% tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản. Do đó, ngoài biến tổng nợ trên tổng tài sản (TD), tác giả đề xuất thêm biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (TSTD) và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (TLTD) để làm rõ hơn mức độ tác động của các yếu tố đến từng kỳ hạn nợ của doanh nghiệp đặc biệt là nợ ngắn hạn. Đây cũng là 2 biến phụ thuộc được Feidakis and Rovolis (2007); Dr. Ong Tze San và The Boon Heng (2011), Fitriya Fauzi, Abdul Basyith và Muhammad Idris (2013) sử dụng làm biến phụ thuộc đại diện cho đòn bẩy tài chính trong mô hình nghiên cứu của mình.

Bên cạnh đó, ngoài 4 biến độc lập đặc trưng, dựa trên nghiên cứu của Lung - Ken Tsai, Hui-Ping Tserng, S. Ping Ho, Chiu-Wei Sung và Yeh-Shou Chou (2010) về cấu trúc vốn ngành xây dựng, tác giả đã bổ sung thêm biến lá chắn thuế phi nợ (NDTS) vào mô hình.

Như vậy, mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm 5 yếu tố:

Levit =β0 + β1TANGit + β2PROFit + β3GROWTHit + β4SIZEit + β5NDTSit +εit

Mô hình 1: TD = f (TANG; PROF; GROWTH; SIZE; NDTS) Mô hình 2: TSTD = f (TANG; PROF; GROWTH; SIZE; NDTS) Mô hình 3: TLTD = f (TANG; PROF; GROWTH; SIZE; NDTS)

Ở trang 11, nghiên cứu Các yếu tố quyết định cấu trúc vốn: Một nghiên cứu thực nghiệm của các doanh nghiệp niêm yết ở New Zealand của Fitriya Fauzi, Abdul Basyith và Muhammad Idris (2013) cũng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn gồm: lợi nhuận (PROF), tài sản cố định hữu hình (TANG), quy mô doanh nghiệp (SIZE), các cơ hội tăng trưởng (GROWTH). Nghiên cứu này đã chỉ ra tài sản hữu hình (TANG), tăng trưởng (GROWTH), lá chắn thuế phi nợ (NDTS) là những biến gây ra hiện tượng nội sinh. Vì vậy, nghiên cứu của Fitriya Fauzi, Abdul Basyith và Muhammad Idris (2013) đã sử dụng phương pháp GMM để khắc phục hiện tượng nội sinh. Nối tiếp kết quả nghiên cứu đó, trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, ngoài việc sử dụng phương pháp OLS Robust, tác giả sẽ vận dụng thêm phương pháp GMM để khắc phục hiện tượng nội sinh.

Như vậy, mô hình nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM như sau:

yit =αi + y1yi,t-1 + ……+ ypyi,t-p + xit’β +εit t = p + 1,…..,T

Trong đó:

yit : đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp i trong năm t, đại diện bởi tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản (TD), tổng nợ dài hạn/tổng tài sản (TSTD), tổng nợ ngắn hạn/tổng tài sản (TLTD).

Mô hình sử dụng phương pháp GMM giả định rằng sai số (εit) không tương quan. Một khía cạnh quan trọng của việc sử dụng phương pháp Dynamic-IV GMM là việc sử dụng các các biến trễ yi,t-1 như là một công cụ cho biến độc lập.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu trong bài là phương pháp định lượng thông qua phương pháp ước lượng hồi quy cho dữ liệu bảng. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)