Lá chắn thuế phi nợ (Non-debt tax shield) được đo lường bằng tỷ lệ khấu hao trên tổng tài sản. Đây là khoản làm giảm thu nhập chịu thuế của một cá nhân hay doanh nghiệp thông qua công khai những khoản khấu trừ vào thu nhập chịu thuế như lãi thế chấp, chi phí y tế, đóng góp từ thiện và khấu hao. Những khoản khấu trừ làm giảm thu
nhập chịu thuế của người nộp thuế cho năm tài chính hoặc thuế thu nhập vào năm sau. Những khoản khấu trừ này càng tăng thì thu nhập chịu thuế sẽ giảm đồng nghĩa với tỷ lệ đòn bẩy tăng.
Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, việc tài trợ từ nợ có ưu điểm là được hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế. Ở mức nợ trung bình, xác suất kiệt quệ tài chính không đáng kể và giá trị hiện hữu của chi phí kiệt quệ tài chính cũng nhỏ nên việc vay nợ sẽ là một lợi thế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp vay nợ ngày càng nhiều thì rủi ro phá sản sẽ ngày càng cao và làm sụt giảm giá trị doanh nghiệp; đến một lúc nào đó giá trị của tấm chắn thuế bằng với giá trị của chi phí kiệt quệ tài chính... Theo Fitriya Fauzi, Abdul Basyith và Muhammad Idris (2013) cũng đã chứng minh mối quan hệ ngược chiều (-) giữa đòn bẩy tài chính và lá chắn thuế.
Bài nghiên cứu kiểm định những yếu tố giữ vai trò quan trọng trong quyết định cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2014. Dựa trên lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, tác giả đưa ra những giả thuyết như sau:
Giả thuyết 1: Tài sản cố định hữu hình (TANG) có mối tương quan dương (+) với đòn bẩy tài chính.
Giả thuyết 2: Lợi nhuận (PROF) có mối tương quan dương (+) hoặc tương quan âm (-) với đòn bẩy tài chính.
Giả thuyết 3: Tăng trưởng (GROWTH) có mối tương quan dương (+) hoặc tương quan âm (-) với đòn bẩy tài chính.
Giả thuyết 4: Quy mô doanh nghiệp (SIZE) có mối tương quan dương (+) hoặc tương quan âm (-) với đòn bẩy tài chính.
Giả thuyết 5: Lá chắn thuế phi nợ (NDTS) có mối tương quan âm (-) với đòn bẩy tài chính.
Bảng 3.2: Tóm tắt các giả thuyết về mối tương quan giữa đòn bẩy tài chính và các yếu tố tác động đến đòn bẩy tài chính
Giả thuyết
nghiên cứu Yếu tố
Dấu kỳ vọng H1 Tài sản cố định hữu hình (TANG) +
H2 Lợi nhuận (PROF) +/-
H3 Tăng trưởng (GROWTH) +/-
H4 Quy mô doanh nghiệp (SIZE) +/-
H5 Lá chắn thuế phi nợ -
Nguồn: Tóm tắt từ lý thuyết về các giả thuyết nghiên cứu