Các phương thức thâm nhập thị trường của Google

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty google (Trang 47 - 50)

III. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA GOOGLE

3.4.2.Các phương thức thâm nhập thị trường của Google

3.4.2.1. Mua lại các công ty con

Với một tiềm lực tài chính cực mạnh và khao khát trở thành tập đoàn công nghệ thống trị toàn cầu. Google đã không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, một trong số bước đi đó là thâu tóm các công ty con với tốc độ chóng mặt. Tính đến hết tháng 10/2011 thì trong năm 2011 Google đã chi ra 1,4 tỉ USD để thâu tóm 57 công ty. Như vậy, với 52 tuần/năm thì mỗi tuần Google mua lại một công ty.

Từ năm 2001, Google đã mua được nhiều công ty nhỏ mới thành lập, thường là công ty có nhiều sản phẩm và đội ngũ nhân viên tốt. Một trong những công ty mà Google mua lại sớm nhất là Pyra Labs. Họ chính là những người sáng tạo ra Blogger, một nền tảng của việc xuất bản weblog, giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1999

Đầu năm 2006, Google mua lại Upstartle, một công ty chịu trách nhiệm xử lý từ ngữ trên mạng, Writely. Công nghệ của sản phẩm này rốt cuộc đã được Google sử dụng để tạo ra Google Docs.

Tháng 1/2006, Google đã mua lại hãng quảng cáo dMarc Broadcasting với giá 102 triệu USD. Sau đó, hãng đã tích hợp công nghệ của dMarc vào trong ứng dụng quảng cáo "đinh" AdSense của mình

Tháng 2 năm 2006, mua phần mềm Measure Map, một ứng dụng thống kê

weblog cho Google.

Tháng 10 năm 2006, Google công bố họ đã mua lại Jotspot, một nhà phát triển của công nghệ wiki cho các website cộng đồng.

Cuối năm 2006, Google mua lại trang web chia sẻ video trực tuyến YouTube với giá 1,65 tỷ USD bằng cổ phần

Tháng 4/2007, Google đã mua lại hãng quảng cáo DoubleClick với một số tiền khổng lồ: 3,1 tỷ USD. Hiện công ty này cung cấp các dịch vụ quảng cáo và hỗ trợ kỹ thuật cho nền tảng AdSense của hãng.

Tháng 7/2007, Google mua lại hãng bảo mật kiêm lưu trữ dữ liệu trực tuyến Postini trong một thương vụ trị giá 625 triệu USD. Postini cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây và lọc thư rác mà Google đã tích hợp ngay vào Gmail sau khi hoàn tất vụ mua bán.

Tháng 11 năm 2009 Android chính là động lực thúc đẩy thị trường tìm kiếm di động, nhưng có vẻ vẫn chưa đủ đối với Google. Hãng đã trả 750 triệu USD để mua lại AdMob

Thương vụ gần đây nhất và cũng là tốn kém nhất của Google từ trước tới nay vừa được công bố tối qua. Motorola hiện là một trong số 39 doanh nghiệp sản xuất dế Android. Với việc mua lại hãng sản xuất thiết bị di động này, Google hy vọng sẽ tạo ra một cú hích mạnh cho hệ sinh thái Android.

3.4.2.2. Mua bằng phát minh sáng chế

Tháng 9 năm 2011, Google đã hoàn thành việc mua lại 1000 bằng sáng chế từ IBM và đến tháng đầu 1/2012 Google tiếp tục hợp tác với IBM bằng cách mua lại 217 bằng sáng chế liên quan đến ứng dụng nhắn tin tức thời và một số công nghệ di động. Tuy nhiên, chỉ có 188 bằng sáng chế đã được cấp và 29 bằng sáng chế đang chờ được cấp từ IBM.

3.4.2.3. Đầu tư trực tiếp toàn phần

Google đã đầu tư xây dựng 77 văn phòng tại hầu hết các quốc gia trọng điểm sử dụng Internet trên toàn cầu.

Tháng 9/2011 Google xây trung tâm dữ liệu ở Hồng Kông với số vốn đầu tư hơn 100 triệu USD. Google vừa khởi công xây dựng một trung tâm dữ liệu mới tại Singapore vào tháng 12/2011. Việc làm này của Google nhằm đối phó với sự tăng trưởng bùng nổ của lưu lượng truy cập Internet khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vốn đầu tư của Google cho dự án này là 120 triệu USD. Trung tâm dữ liệu mới nhất của Google đang được xây dựng tại Hamini, Phần Lan với 260 triệu USD. Điều đặc biệt của trung tâm dữ liệu mới mà Google đang xây dựng tại Phần Lan là hệ thống làm

mát được sử dụng trực tiếp từ nước của biển Baltic. Ngoài ra, Google cũng sử dụng nguồn năng lượng sạch để duy trì hoạt động cho trung tâm.

Google trong thời gian sắp tới sẽ có một trung tâm phát triển hệ điều hành mã nguồn mở Android tại Đài Loan, trung tâm này sẽ nghiên cứu phát triển ứng dụng cho thị trường di động, netbook Châu Á

Giữa tháng 11/2011, đại diện Google đến VN để tham dự Hội thảo quốc tế Việt Nam – Nhật Bản. Google đã tặng 200 voucher sử dụng dịch vụ quảng cáo trên Google, mỗi voucher trị giá 75 USD (hơn 1,5 triệu VND). Mặc dù số tiền 300 triệu USD chỉ là tượng trưng nhưng thấy được phía Google rất quan tâm tới tiềm năng của thị trường VN

Goolge đã đầu tư vào nhiều chương trình. Mặc dù không liên quan trực tiếp đến lĩnh vực kinh doanh chính nhằm khuyến khích đổi mới trong các lĩnh vực mà Google quan tâm.

3.4.2.4 . Các liên doanh dự án

Năm 2005, Google gia nhập hiệp hội với các công ty và tổ chức chính phủ khác để phát triển phần mềm và dịch vụ. Google công bố mối cộng tác với NASA Ames Reseach Center, xây dựng đến 1 triệu phòng chuyên trách và làm việc trong đề án nghiên cứu bao gồm Quản lý dữ liệu trên diện rộng, công nghệ nano, sắp xếp công việc sử dụng máy tính…

Google cũng tham gia cộng tác với Sun Microsystem để chia sẻ và phân loại các công nghệ của nhau. Công ty cũng tham gia cộng tác với American Online của

Time Warner để cải tiến dịch vụ video trực tuyến.

Tháng 8 năm 2007, Google đầu tư 900 triệu USD để phục vụ tìm kiếm vào quảng cáo trên trang mạng xã hội nổi tiếng, Myspace trong vòng 3 tháng

Năm 2007, Google và New Corp’s Fox Interactive Media tham gia vào bản hợp đồng trị giá 900 triệu USD để phục vụ tìm kiếm vào quảng cáo trên trang mạng xã hội nổi tiếng, Myspace.

Tại Việt Nam:theo thoả thuận giữa Google và Viettel, Google sẽ đặt 8 server tại ViệtNam. Đầu năm 2011 Viettel đã hoàn thành việc thực hiện lắp đặt, khai báo để đưa hệ thống 4 server của Google tại Tp.HCM. 4 server còn lại đặt tại Trung tâm dữ liệu ở Hà Nội vào tháng 3/2011. Việc Google đặt server tại Trung tâm Dữ liệu của Viettel sẽ giúp khách hàng sử dụng dịch vụ ADSL Viettel truy cập các dịch vụ trực tuyến của

Google với tốc độ nhanh gấp đôi thông thường do không phải thực hiện kết nối ra quốc tế

3.4.2.5. Các thỏa thuận hợp tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Google và Mozilla ký thỏa thuận tìm kiếm vào năm 2006 và khi đó trình duyệt IE có tích hợp các dịch vụ tìm kiếm của Microsoft đang dẫn đầu thị trường. Lợi ích của Google khi ký thỏa thuận tìm kiếm với Mozilla là hãng có thể đưa các dịch vụ của Google gắn liền với Firefox: Firefox mở rộng thị phần sẽ kéo theo cả các dịch vụ của Google cũng phát triển. Hiện Firefox đang có hàng trăm triệu người dùng trên khắp thế giới. Mozilla Firefox đứng đầu bảng xếp hạng trình duyệt web kể từ năm 2009, sau khi đánh bại Internet Explorer.

Công ty VNG vừa công bố việc ký kết hợp tác với Google thúc đẩy sự phát triển của trình duyệt Chrome tại Việt Nam. Trong chương trình hợp tác này, VNG là đối tác đầu tiên và duy nhất được quyền phân phối Chrome tại Việt Nam trong vòng 6 tháng (từ tháng 9-2011 đến tháng 3-2012).

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty google (Trang 47 - 50)