Thị trường Châu Âu

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty google (Trang 43)

III. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA GOOGLE

3.3.2.Thị trường Châu Âu

Châu Âu luôn là một thị trường hấp dẫn nhưng cũng đầy khó khăn với các quy định, điều khoản và luật lệ ngặt nghèo. Ngay tại Châu Âu, toàn bộ các nhân viên

Google đang dành toàn bộ trái tim và khối óc nỗ lực để vượt qua những thách thức pháp luật, quy định về những vấn đề riêng tư, tranh chấp bản quyền, độc quyền và thuế. Giám đốc điều hành Google cho biết rằng chiến lược của họ đã được xây dựng vào cuối năm 2009, khi họ nhận ra rằng vấn đề của họ ở châu Âu nghiêm trọng hơn so với bất kỳ phần nào khác trên thế giới, với ngoại lệ của Trung Quốc. Tại thị trường này Google vẫn kiên trì tuân thủ và theo đuổi là khẩu hiệu của công ty “Don’t be evil”.

Tại Đức, Google đang đặt trong vòng điều tra vì dịch vụ Street View đã phá vỡ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu. Google đang có kế hoạch mở một Viện Internet và Xã hội. Các trung tâm, được thành lập tại Berlin sẽ nghiên cứu các vấn đề như bảo mật trong thời đại kỹ thuật số. Tại Pháp, những nỗ lực của Google để số hóa sách và tài liệu văn hoá khác đã bị lên án là chủ nghĩa đế quốc văn hóa của một số nhà phê bình. Dưới sự chỉ trích ấy, Carlo d'Asaro Biondo, một phó chủ tịch Google giám sát kinh doanh của công ty ở miền nam châu Âu đã khẳng định rằng ”Động cơ của Google là hoàn toàn trong sáng, Tất cả những kế hoạch này là cách để thể hiện sự tôn trọng các nền văn hóa bản địa”.

Ngoài ra, Google cũng dành được một loạt các thằng lợi quan trọng ở các quốc gia khác: Giải quyết khiếu nại chống độc quyền ở Pháp và Italy. Đã ký kết thỏa thuận quét sách với các thư viện quốc gia ở Ý, Áo và Cộng hòa Séc.

3.3.3. Thị trường châu Á

Khu vực Châu Á Thái Bình Dương không chỉ có dân số cao nhất (56%) và người sử dụng Internet lớn nhất (41%) của toàn thế giới, đóng góp 27% GDP của toàn thế giới thế giới mà cũng là thị trường mang lại tỷ suất doanh thu lớn nhất cho Google (39.5%) . Trong năm 2012, Google đã tuyển dụng thêm 7000 nhân viên trong đó 500 nhân viên ở Châu Á. Các vị trí trải rộng từ phụ trách kinh doanh tới phát triển kỹ thuật. Vừa mới đây, Google đã mở một văn phòng chuyên trách về kinh doanh cho toàn Đông Nam Á ở Malaysia, sự hiện diện đầu tiên ở Đông Nam Á sau việc thành lập văn phòng Singapore năm 2007. Vậy thực chất chiến lược của Google ở Châu Á là gì?

Nó cho thấy sự sâu sắc trong đấu tư và sự cam kết lâu dài của Google ở Châu Á mà đặc biệt là Đông Nam Á, khu vực kinh tế năng động nhất thế giới. Trong số các nhân viên mà Google mới tuyển dụng thì 2 mảng quan trọng nhất là kinh doanh và kỹ thuật. Về mảng kỹ thuật, một số dự án quan trọng bao gồm GoogleMap, Android, Search và Ads đang chịu trách nhiệm bởi các trung tâm kỹ thuật đặt ở châu Á. Về

mảng kinh doanh, các nhân viên mới sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa ích lợi của Internet để phát triển công ty của họ và thu hút them nhiều khách hàng trong khu vực. Theo nhận định của Julian Persaud – giám đốc điều hành của Google ở khu vực Đông Nam Á: “ Đây là một thị trường rất đa dạng, nơi bạn có một thị trường công nghệ tiên tiến như Singapore, thị trường trưởng thành về công nghệ cao như Malaysia và Thái Lan, các thị trường đang phát triển nhanh trong công nghệ cao như Philippines, Indonesia và Việt Nam.”

Đối với thị tiên tiến và trưởng thành công nghệ, Google tập trung vào kết nối người dùng với các nhà quảng cáo và tung ra các dịch vụ web và nền tảng cộng tác như Google Maps và Google Docs. Đối với thị trường công nghệ đang phát triển nhanh chóng, Google nỗ lực để mở rộng truy cập Internet và tạo them niềm đam mê trực tuyến cho người dùng ở đó.Về mặt kinh doanh, Google đặt trọng tâm phát triển nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực. Cụ thể, Google sẽ đẩy mạnh kênh kết nối giữa các doanh nghiệp với người dùng tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ của họ. Google giới thiệu các định dạng quảng cáo mới, đặc biệt nhắm tới mảng di động, mở rộng mảng hiện thị quảng cáo. Google muốn đảm bảo rằng ngay cả những doanh nghiệp nhỏ cũng có chỗ đứng và hiện diện nhất định trên Internet.

3.3.4. Thị trường Châu Phi

Trong một buổi sáng lạnh và mưa thứ hai tại Cape Town, Google khởi động gSouth Châu Phi, sự kiện Châu Phi lần thứ 6 đã thu hút các nhà phát triển và doanh nghiệp công nghệ từ khắp nơi trên lục địa đen nhằm tạo ra một môi trường Internet tốt và phù hợp hơn cho Châu Phi. Hơn 1 tỷ người đang háo hức chờ đợi sự xuất hiện của mạng, của cơ sở hạ tầng mạng vươn tới từng bờ biển cùng với giá thành giảm xuống mức tối thiểu.

Trong bài phát biểu, Nelson Mattos, phó chủ tịch phát triển thị trường Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi, thừa nhận rằng lợi ích trực tiếp từ Internet mạnh mẽ. Công ty có một cam kết to lớn để làm cho thông tin trở nên tự do và bình đẳng trên toàn thế giới. Với Châu phi - một khu vực thách thức lớn, khẩu hiệu của Google ở khu vực này là “Sự truy cập, tính phù hợp và tính bền vững”.

Truy cập sẽ tăng lên nhờ vào việc xây dựng các hệ thống Google cache khắp Châu Phi. Nội dung của Châu Phi sẽ hiện diện ở Châu Phi nhờ đó mà làm giảm chi phí

và thời gian tải dữ liệu. Hiện tại, Google đang lên kế hoạch cho một mạng không dây tại các thành phố lớn ở Châu Phi, trước tiên là Nairobi.

Hàng loạt các sản phẩm mới đang được phát triển để giải quyết các vấn đề về tính phù hợp. Về mảng ngôn ngữ, Google tăng khả năng dịch và tìm kiếm trên các ngôn ngữ Châu Phi. Về mảng bản đồ, Google Maps đã bao quát 1,2 triệu km vuông ở châu lục này. Với 1 triệu điểm thu hút và vùng phủ song trải khắp 300 thành phố, Google Maps trở thành một nguồn lực mạnh mẽ cho các khách du lịch tới lục địa này.

Tính bền vững sẽ đạt được bằng cách làm việc chặt chẽ với các nhà phát triển và các nhà khai thác di động. Thông qua việc tài trợ, kinh phí và học bổng sẽ củng cố vị thế Google ở châu Phi.

3.4. Phương thức thâm nhập thị trường của Google

3.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phương thức thâm nhập thị trường của Google3.4.1.1. Đặc điểm của sản phẩm 3.4.1.1. Đặc điểm của sản phẩm

Như chúng ta đã biết Google là một công ty Internet có trụ sở tạị Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1998. Sản phẩm chính của Google là công cụ tìm kiếm Google, được đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích và mạnh mẽ nhất trên Internet.

Không như các mạng truyền thông đa phương tiện như radio hay truyền hình, Internet không có một địa chỉ trung tâm phân phối nào. Người ta có thể dùng Internet để liên lạc với bất kì ai đang kết nối, chia sẻ thông tin, trao đổi hay mua bán trên phạm vi toàn cầu. Theo Tổ chức Internet World Stats cho biết tính đến ngày 31/3/2011 có 2,1 tỷ người dùng Internet trên toàn cầu. Google tiếp nhận khoảng 1 tỷ yêu cầu tìm kiếm mỗi ngày, được quản lý bởi hơn 1 triệu máy chủ trên khắp quả đất. Bên cạnh việc tìm kiếm địa chỉ web cùng với các công cụ tinh chỉnh và video, hình ảnh và nhiều tùy chọn đa dạng khác, Google ngày càng chi phối sâu sắc môi trường mạng hiện nay.

Như vậy chính bản thân sản phẩm của Google đã mang tính quốc tế. Google đã phổ cập hóa rộng rãi trong cộng đồng mạng vì nó bao gồm công cụ cực kỳ hữu hiệu, không thể thiếu trên internet. Giao diện của Google gồm trên 100 ngôn ngữ, kể cả TiếngViệt.

3.4.1.2. Tiềm lực của doanh nghiệp

Google có hệ thống 77 văn phòng đặt tại các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Google hiện tại có 20 văn phòng tại Mỹ, 30 văn phòng tại Châu Âu, 15 văn phòng tại Châu Á, 8 văn phòng tại Châu Mỹ La Tinh, 4 văn phòng tại Châu Phi . Tổng tài sản tiền mặt trị giá 43 tỉ USD và 200 tỷ USD giá trị vốn hoá thị trường. Số lượng nhân viên của Google dự tính sẽ vượt con số 30.000 vào đầu năm 2012.

Qua đó cho thấy Google, một công ty có đủ tiềm lực và điều kiện để biến bất cứ một thứ gì đó trở nên hữu dụng bằng việc khai thác hàng trăm ngàn máy chủ và vô số những lập trình viên nội bộ của mình. Rõ ràng Google có thừa tiềm lực để mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình để mở rộng thâm nhập trên thị trường quốc tế.

3.4.2. Các phương thức thâm nhập thị trường của Google3.4.2.1. Mua lại các công ty con 3.4.2.1. Mua lại các công ty con

Với một tiềm lực tài chính cực mạnh và khao khát trở thành tập đoàn công nghệ thống trị toàn cầu. Google đã không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, một trong số bước đi đó là thâu tóm các công ty con với tốc độ chóng mặt. Tính đến hết tháng 10/2011 thì trong năm 2011 Google đã chi ra 1,4 tỉ USD để thâu tóm 57 công ty. Như vậy, với 52 tuần/năm thì mỗi tuần Google mua lại một công ty.

Từ năm 2001, Google đã mua được nhiều công ty nhỏ mới thành lập, thường là công ty có nhiều sản phẩm và đội ngũ nhân viên tốt. Một trong những công ty mà Google mua lại sớm nhất là Pyra Labs. Họ chính là những người sáng tạo ra Blogger, một nền tảng của việc xuất bản weblog, giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1999

Đầu năm 2006, Google mua lại Upstartle, một công ty chịu trách nhiệm xử lý từ ngữ trên mạng, Writely. Công nghệ của sản phẩm này rốt cuộc đã được Google sử dụng để tạo ra Google Docs.

Tháng 1/2006, Google đã mua lại hãng quảng cáo dMarc Broadcasting với giá 102 triệu USD. Sau đó, hãng đã tích hợp công nghệ của dMarc vào trong ứng dụng quảng cáo "đinh" AdSense của mình

Tháng 2 năm 2006, mua phần mềm Measure Map, một ứng dụng thống kê

weblog cho Google. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tháng 10 năm 2006, Google công bố họ đã mua lại Jotspot, một nhà phát triển của công nghệ wiki cho các website cộng đồng.

Cuối năm 2006, Google mua lại trang web chia sẻ video trực tuyến YouTube với giá 1,65 tỷ USD bằng cổ phần

Tháng 4/2007, Google đã mua lại hãng quảng cáo DoubleClick với một số tiền khổng lồ: 3,1 tỷ USD. Hiện công ty này cung cấp các dịch vụ quảng cáo và hỗ trợ kỹ thuật cho nền tảng AdSense của hãng.

Tháng 7/2007, Google mua lại hãng bảo mật kiêm lưu trữ dữ liệu trực tuyến Postini trong một thương vụ trị giá 625 triệu USD. Postini cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây và lọc thư rác mà Google đã tích hợp ngay vào Gmail sau khi hoàn tất vụ mua bán.

Tháng 11 năm 2009 Android chính là động lực thúc đẩy thị trường tìm kiếm di động, nhưng có vẻ vẫn chưa đủ đối với Google. Hãng đã trả 750 triệu USD để mua lại AdMob

Thương vụ gần đây nhất và cũng là tốn kém nhất của Google từ trước tới nay vừa được công bố tối qua. Motorola hiện là một trong số 39 doanh nghiệp sản xuất dế Android. Với việc mua lại hãng sản xuất thiết bị di động này, Google hy vọng sẽ tạo ra một cú hích mạnh cho hệ sinh thái Android.

3.4.2.2. Mua bằng phát minh sáng chế

Tháng 9 năm 2011, Google đã hoàn thành việc mua lại 1000 bằng sáng chế từ IBM và đến tháng đầu 1/2012 Google tiếp tục hợp tác với IBM bằng cách mua lại 217 bằng sáng chế liên quan đến ứng dụng nhắn tin tức thời và một số công nghệ di động. Tuy nhiên, chỉ có 188 bằng sáng chế đã được cấp và 29 bằng sáng chế đang chờ được cấp từ IBM.

3.4.2.3. Đầu tư trực tiếp toàn phần

Google đã đầu tư xây dựng 77 văn phòng tại hầu hết các quốc gia trọng điểm sử dụng Internet trên toàn cầu.

Tháng 9/2011 Google xây trung tâm dữ liệu ở Hồng Kông với số vốn đầu tư hơn 100 triệu USD. Google vừa khởi công xây dựng một trung tâm dữ liệu mới tại Singapore vào tháng 12/2011. Việc làm này của Google nhằm đối phó với sự tăng trưởng bùng nổ của lưu lượng truy cập Internet khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vốn đầu tư của Google cho dự án này là 120 triệu USD. Trung tâm dữ liệu mới nhất của Google đang được xây dựng tại Hamini, Phần Lan với 260 triệu USD. Điều đặc biệt của trung tâm dữ liệu mới mà Google đang xây dựng tại Phần Lan là hệ thống làm

mát được sử dụng trực tiếp từ nước của biển Baltic. Ngoài ra, Google cũng sử dụng nguồn năng lượng sạch để duy trì hoạt động cho trung tâm.

Google trong thời gian sắp tới sẽ có một trung tâm phát triển hệ điều hành mã nguồn mở Android tại Đài Loan, trung tâm này sẽ nghiên cứu phát triển ứng dụng cho thị trường di động, netbook Châu Á

Giữa tháng 11/2011, đại diện Google đến VN để tham dự Hội thảo quốc tế Việt Nam – Nhật Bản. Google đã tặng 200 voucher sử dụng dịch vụ quảng cáo trên Google, mỗi voucher trị giá 75 USD (hơn 1,5 triệu VND). Mặc dù số tiền 300 triệu USD chỉ là tượng trưng nhưng thấy được phía Google rất quan tâm tới tiềm năng của thị trường VN

Goolge đã đầu tư vào nhiều chương trình. Mặc dù không liên quan trực tiếp đến lĩnh vực kinh doanh chính nhằm khuyến khích đổi mới trong các lĩnh vực mà Google quan tâm.

3.4.2.4 . Các liên doanh dự án

Năm 2005, Google gia nhập hiệp hội với các công ty và tổ chức chính phủ khác để phát triển phần mềm và dịch vụ. Google công bố mối cộng tác với NASA Ames Reseach Center, xây dựng đến 1 triệu phòng chuyên trách và làm việc trong đề án nghiên cứu bao gồm Quản lý dữ liệu trên diện rộng, công nghệ nano, sắp xếp công việc sử dụng máy tính…

Google cũng tham gia cộng tác với Sun Microsystem để chia sẻ và phân loại các công nghệ của nhau. Công ty cũng tham gia cộng tác với American Online của

Time Warner để cải tiến dịch vụ video trực tuyến.

Tháng 8 năm 2007, Google đầu tư 900 triệu USD để phục vụ tìm kiếm vào quảng cáo trên trang mạng xã hội nổi tiếng, Myspace trong vòng 3 tháng

Năm 2007, Google và New Corp’s Fox Interactive Media tham gia vào bản hợp đồng trị giá 900 triệu USD để phục vụ tìm kiếm vào quảng cáo trên trang mạng xã hội nổi tiếng, Myspace.

Tại Việt Nam:theo thoả thuận giữa Google và Viettel, Google sẽ đặt 8 server tại ViệtNam. Đầu năm 2011 Viettel đã hoàn thành việc thực hiện lắp đặt, khai báo để đưa hệ thống 4 server của Google tại Tp.HCM. 4 server còn lại đặt tại Trung tâm dữ liệu ở Hà Nội vào tháng 3/2011. Việc Google đặt server tại Trung tâm Dữ liệu của Viettel sẽ giúp khách hàng sử dụng dịch vụ ADSL Viettel truy cập các dịch vụ trực tuyến của

Google với tốc độ nhanh gấp đôi thông thường do không phải thực hiện kết nối ra quốc tế

3.4.2.5. Các thỏa thuận hợp tác

Google và Mozilla ký thỏa thuận tìm kiếm vào năm 2006 và khi đó trình duyệt IE có tích hợp các dịch vụ tìm kiếm của Microsoft đang dẫn đầu thị trường. Lợi ích của Google khi ký thỏa thuận tìm kiếm với Mozilla là hãng có thể đưa các dịch vụ của Google gắn liền với Firefox: Firefox mở rộng thị phần sẽ kéo theo cả các dịch vụ của Google cũng phát triển. Hiện Firefox đang có hàng trăm triệu người dùng trên khắp thế giới. Mozilla Firefox đứng đầu bảng xếp hạng trình duyệt web kể từ năm 2009, sau khi đánh bại Internet Explorer.

Công ty VNG vừa công bố việc ký kết hợp tác với Google thúc đẩy sự phát

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty google (Trang 43)