Cấu trúc mô hình kinh doanh của Google

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty google (Trang 27 - 29)

III. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA GOOGLE

3.1.1. Cấu trúc mô hình kinh doanh của Google

Mục tiêu giá trị : Google đang bình tâm đi lên trên thương trường theo phương châm “nhất nghệ tinh” mà không gặp phải vướng mắc nào. Đơn giản, Google chỉ là một tập đoàn chuyên về công nghệ, mục tiêu chủ yếu của họ là tính toán để đưa ra những công nghệ đột phá, điển hình là các tính năng như Google Search, gmail, chat, và sắp tới là dịch vụ VOIP, chứ không đầu tư gì về nội dung.

Ngay đến cả phần tin tức của Google cũng là tổng hợp các tin từ các nguồn khác nhau mà không có bàn tay can thiệp nào của biên tập viên hết. Các nhân viên của Google “có mỗi việc” là viết các lập trình hoàn hảo, nhưng chính những sáng kiến lập trình, điển hình là các dịch vụ tìm kiếm (search) là những công cụ hốt bạc của tập đoàn này.

Nỗi lo ngại không phải là thiếu cơ sở. Yahoo đang ở vị trí đuối hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh lớn nhất của họ là Google. Nếu lấy chất lượng sản phẩm làm thước đo, Google đang đi đầu trong lĩnh vực chuyên chính của họ là dịch vụ tìm kiếm (search). Năm vừa qua, 52% tổng số search trên các mạng trong nước Mỹ được thực hiện qua Google, trong khi đó qua Yahoo chỉ có 25%.

Ở mọi lĩnh vực khác như âm nhạc, blog, album ảnh… dịch vụ của Yahoo đều bị đánh giá thấp hơn các công ty khác chuyên về lĩnh vực đó. Nếu lấy thị trường chứng khoán làm thước đo, tổng trị giá cổ phiếu của Yahoo cũng chỉ bằng 60% tổng trị giá cổ phiếu của Google mặc dù doanh thu của hai tập đoàn xấp xỉ như nhau. Khủng hoảng về bản chất của Yahoo một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc nhận ra biến chuyển của thị trường người tiêu dùng trong chiến lược kinh doanh truyền thống.

Trang Google có thể là một cỗ máy kiếm tiền khổng lồ, nhưng tập đoàn cho biết họ có những mục tiêu cao hơn việc chỉ là một công cụ internet có nhiều người tin dùng.

Một bản tuyên bố của tập đoàn đã khẳng định rằng nhiệm vụ của Google là sắp xếp kho thông tin của thế giới và khiến nó trở nên hữu dụng và có thể tiếp cận trên toàn cầu.

Với tiêu chí đó, nhiều năm qua, Google đã cho ra đời nhiều công cụ và dịch vụ đầy sáng tạo và tiện ích cho người sử dụng, như Gmail, Google Docs, Picasa, Google Earth & Maps, Blogger, dịch vụ video YouTube... Thoạt trông, tất cả có vẻ chỉ như những sản phẩm “ngẫu hứng” của Google, nhưng nếu nhìn bao quát hơn có thể thấy đó là những mảnh ghép nhỏ trong “trò chơi xếp hình” của Google.

Vùng quảng cáo của Google AdWords (màu hồng)

Sắp tới đây, Google sẽ trình làng một phần mềm khác có ý nghĩa khá quan trọng trong chiến lược của tập đoàn, đó là liên kết chính thức của hệ điều hành IOS (Apple ) dùng cho điện thoại di động có kết nối internet.

Tuy nhiên, khi Google ngày càng có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống của mọi người, thì càng có nhiều công ty thuộc ngày càng nhiều ngành nghề phải băn khoăn tự hỏi không biết công cụ tìm kiếm này là đối tác hay đối thủ cạnh tranh, hay thậm chí là kẻ phá hoại các mô hình kinh doanh. Khẩu hiệu của Google có thể là “Thứ gì bạn có thể làm thì tôi có thể làm tốt hơn - và miễn phí”.

Sản phẩm dịch vụ • Sản phẩm: là những công cụ tìm kiếm - Google search - iGoogle - GmailGoogle Groups - Gmail - VOIP - Google chrome

• Chiến lược quảng cáo : dựa trên hai chương trình Adwords và Adsense  Chủ thể kinh doanh

Khách hàng: những doanh nghiệp đơn vị tổ chức sản xuất tham gia quảng cáo và tất cả khách hàng trên toàn thế giới có nhu cầu sử sụng các dịch vụ của google, google giúp họ tìm kiếm thông tin và tạo điều kiện cho các nhà quảng cáo quảng bá sản phẩm của họ tới đúng đối tượng.

Dù nền kinh tế thế giới đang rơi vào khó khăn, nhưng Google vẫn kỳ vọng doanh thu tiếp tục tăng, vì dịch vụ quảng cáo của họ có tính tập trung cao và gần như có thể chắc chắn khả năng thành công. Họ cho rằng chỉ những phương tiện truyền thông kiểu cũ, với đối tượng phục vụ lớn nhưng “loãng” mới phải lo lắng.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty google (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w