Đánh giá hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn ODA tại tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại tỉnh quảng bình thực trạng và giải pháp (Trang 62)

2.3.1. Những kết quả dạt được trong sử dụng nguồn vốn ODA tại Quảng Bình

Nội dung đánh giá bao gồm phân tích và đánh giá toàn diện và sâu sắc cả về mặt định lượng và định tính các chương trình dự án ODA tại tỉnh Quảng Bình theo 5 tiêu chí là phù hợp, hiệu suất, hiệu quả, tác động và bền vững.

- Các chương trình dự án ODA tại tỉnh Quảng Bình không chỉ phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2000 – 2005 và 2006 – 2010, 2011- 2015), mà còn phù hợp cả Chiến lược xóa đói giảm nghèo kết hợp xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn tỉnh. Các dự án ODA được xác định tại Nghị quyết và kế hoạch 5 năm 2001-2005, 2006-2010, 2011- 2015 đều được triển khai, nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

- Các dự án ODA cũng phù hợp với mục tiêu ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, đô thị; lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo; lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; lĩnh vực năng lượng và công nghiệp; lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo phù hợp nhu cầu của đơn vị thụ hưởng được nêu trong các văn bản chiến lược của tỉnh. Trong những năm gần đây, thời tiết ngày càng diễn biến thất thường và khắc nghiệt, các dự án ODA trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên tại tỉnh càng được đẩy mạnh hơn.

- Các chương trình, dự án ODA tại tỉnh Quảng Bình cũng rất phù hợp với mối quan tâm của các nhà tài trợ. Đây cũng là điểm thuận lợi giúp cho các nhà tài trợ dễ dàng hơn khi thông qua quyết định tài trợ.

2.3.1.2. Tính hiệu suất

Nhìn chung các dự án ODA tại tỉnh Quảng Bình đạt hiệu suất trung bình. - Trong giai đoạn 2006 – 2014, vốn ODA giải ngân được 224,708 triệu USD đạt 70,18% so với tổng vốn ODA đã ký kết và đạt 72,39% so với kế hoạch giải ngân đề ra. Lượng vốn giải ngân có xu hướng tăng đều qua các năm mặc dù trong quá trình thực hiện dự án còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn vướng mắc khiến cho thời gian vốn giải ngân bị chậm chễ.

- Tiến độ thực hiện các dự án hoàn thành được Bộ kế hoạch và đầu tư, sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, các nhà tài trợ đánh giá cao do duy trì được tiến độ thực

hiện tốt qua các quý. Và quan trọng hơn là các dự án ODA đều đạt chất lượng theo yêu cầu.

2.3.1.3. Tính tác động

Các dự án, chương trình ODA tại tỉnh Quảng Bình được đánh giá là có tác động to lớn và tích cực đến các mặt kinh tế, xã hội của tỉnh.

Tác động đến kinh tế:

- Là nguồn vốn bổ sung vào tổng đầu tư của tỉnh phục vụ phát triển kinh tế. Việc thu ngân sách đối với một tỉnh nghèo như Quảng Bình sẽ không đảm bảo chi thường xuyên cho việc phát triển kinh tế của tỉnh, hàng năm phải dựa vào cân đối của Trung ương, tích lũy nội bộ còn thấp, thì nguồn vốn ODA có vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn. Theo thống kê, nguồn vốn ODA chiếm tỷ trọng 8 – 10% trong tổng vốn đầu tư của tỉnh và có xu hướng tăng qua các năm cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển. Mặc dù tỷ trọng nguồn vốn ODA trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh không cao, nhưng cũng đã bổ sung một nguồn vốn quý báu cho tỉnh góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển mạng lưới giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, hạ tầng nông thôn, hạ tầng kết cấu đô thị, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Góp phần quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế

Nguồn vốn ODA tại tỉnh Quảng Bình tập trung cải thiện cơ cấu hạ tầng trong giai đoạn 2006 – 2014, đã được sử dụng để nâng cấp và xây dựng mới khoảng 157km đường huyện, đường giao thông nông thôn khoảng 938km và 54km đường giao thông liên thôn, đường giao thông từ thị trấn Kiến Giang đi Quy Hậu, Văn Thủy, Mỹ Thủy; đường liên xã Hiền, Xuân, An, Vạn Ninh; cung cấp nước sinh hoạt cho người dân tại 13 xã tại huyện Quảng Trạch, nâng cấp hệ thống thoát nước, vệ sinh môi trường thành phố Đồng Hới; cung cấp điện cho 10 bản mà lưới điện quốc gia không tới được.

Các dự án ODA góp phần tích cực đến việc huy động thu hút các nguồn lực khác, thu hút vốn từ khu vực đầu tư tư nhân và vốn FDI. Vốn đầu tư khu vực tư nhân trong tỉnh đã có sự gia tăng lớn trong những năm qua, đạt 2898,4 tỷ đồng năm 2012 chiếm tỷ lệ 67,17% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh, đạt 3189,6 tỷ đồng năm 2013 chiếm tỷ lệ 71,45% và năm 2014 đạt 3487,2 tỷ đồng chiếm 76,21%. Đây là tín hiệu tốt với sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh, giảm được gánh nặng lên ngân sách của tỉnh, mặt khác còn giúp cho hiệu quả đầu tư tăng lên.

Tác động đến xã hội

- Góp phần to lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh.

Các dự án như giảm nghèo miền Trung, dự án phân cấp giảm nghèo đều góp phần xóa đói giảm nghèo. Lợi ích mà các dự án mang lại cho khoảng 550000 đối tượng hưởng lợi, trong đó có 200000 hộ dân tộc thiểu số, 50000 hộ do phụ nữ làm chủ. Thông qua việc xây dựng các mô hình sản xuất, tạo việc làm, hỗ trợ sản xuất cho người dân như các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, tuyên truyền các kiến thức về sản xuất, nâng cao năng lực cộng đồng và thực hiện giao đất, giao rừng cho bà con các vùng dân tộc. Từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động cho người dân và tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

- Các dự án ODA trong lĩnh vực y tế, giáo dục góp phần nâng cao cảỉ số y tế, chỉ số giáo dục, qua đó, nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI). Chỉ số HDI tỉnh Quảng có sự cải thiện rõ rệt, năm 1999 chỉ số HDI của Quảng Bình là 0,642 (cả nước là 0,689) thì đến năm 2013 chỉ số HDI đã là 0,685, tuy nhiên vẫn thấp hơn cả nước 0,699.

Tác động đến môi trường

Các dự án bảo tồn bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bảng, dự án quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần bảo vệ

những nguồn tài nguyên quý hiếm, tài nguyên rừng trước nguy cơ cạn kiệt, khan hiếm nguồn tài nguyên trên thế giới; các dự án thủy lợi, dự án khắc phục thiên tai phần nào chống lại sự khắc nghiệt của biến đổi khi hậu như bão, lũ lụt, giảm thiểu tối đa những hậu quả nặng nề của thiên tai để lại. Ngoài ra một số dự án còn cải tạo môi trường sinh thái, tạo nên những cảnh quan đẹp phục vụ du lịch...

2.3.1.4. Tính hiệu quả

Tính hiệu quả của các chương trình, dự án ODA tại tỉnh Quảng Bình trong các lĩnh vực này tương đối cao, thể hiện qua các sản phẩm đầu ra rõ ràng và cụ thể như việc hỗ trợ kỹ thuật, tài trợ vốn cho xây dựng, cải tạo các công trình. Các dự án đầu ra này đã phát huy hiệu lực to lớn trong thực tiễn phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình.

2.3.1.5. Tính bền vững

Tính bền vững của vốn ODA tại tỉnh Quảng Bình được đánh giá là có tính bền vững tương đối. Các sản phẩm đầu ra là các chương trình, dự án ODA có nhiều vai trò to lớn trong phát triển kinh tế, sản xuất, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Thông qua các chương trình, dự án xây dựng, các cán bộ quản lý ODA cũng như lực lượng lao động được nâng cao thêm về trình độ chuyên môn.

2.3.1.6. Một số chỉ tiêu định lượng khác

- Đóng góp vào tăng trưởng GDP: dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong đóng góp trực tiếp tăng trưởng GDP của tỉnh (giai đoạn 2006 - 2014, trung bình nguồn vốn ODA chiếm tỷ trọng xấp xỉ 0,2% trong đóng góp GDP) nhưng tác động gián tiếp của nguồn vốn ODA lại có vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP của toàn tỉnh, cải tạo cơ sở hạ tầng, kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục và nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đóng góp vào tỷ trọng vốn đầu tư: chiếm tỷ trọng 8 – 10% trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2014, mặc dù vẫn còn khiêm tốn về số lượng tuy nhiên nguồn vốn ODA đang có xu hướng tăng lên theo thời gian, là

nguồn vốn tiềm năng đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Bình nói chung và Việt Nam nói riêng

- Chỉ tiêu giải ngân ODA: tổng vốn ODA kí kết được giai đoạn 2006 – 2014 là 230,901 triệu USD, kế hoạch giải ngân là 310,421 triệu USD, thực tế giải ngân là 224,708 triệu USD chiếm 72,39% so với kế hoạch giải ngân đề ra. Nhìn chung tỷ lệ giải ngân thực tế có xu hướng tốt mặc dù vẫn có một số dự án tốc độ giải ngân còn chậm trễ, gặp nhiều khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong giai đoạn 2006 – 2014, tỷ lệ giảm nghèo của tỉnh Quảng Bình là 10%, tỷ lệ biết đọc biết viết là 89% (so với giai đoạn 1993 – 2005 là 75%), tỷ lệ tăng dân số giảm chỉ còn 5% (so với giai đoạn 1993 – 2005 là 8%), tuổi thọ trung bình được cải thiện, những kết quả đạt được đều một phần nhờ vào sự đóng góp của nguồn vốn ODA.

2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại tỉnh Quảng Bình và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế trong hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại tỉnh Quảng Bình

Lượng vốn ODA cam kết vào tỉnh còn thấp; số lượng các dự án còn ít; quy mô các dự án còn nhỏ, hẹp; các nhà tài trợ chưa đa dạng phong phú.

Khối lượng vốn ODA cam kết tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với cả nước và khá thấp so với các tỉnh trong khu vực và so với nhu cầu vốn đầu tư trong toàn tỉnh thì khối lượng đó là quá ít. Các dự án được ký kết vào các năm còn rất ít, chủ yếu là cac dự án chuyển tiếp từ các giai đoạn trước, trung bình mỗi năm tỉnh chỉ vận động được khoảng 2,23 chương trình dự án, số lượng dự án như thế này là quá ít.

Không những hạn chế về mặt số lượng mà quy mô các chương trình dự án ODA thu hút còn nhỏ, hẹp, thậm chí có dự án chỉ vài trăm nghìn USD. Mặt khác, xét theo khía cạnh nhà tài trợ, số lượng nhà tài trợ đầu tư ODA tại tỉnh Quảng

bình còn ít, chưa đa dạng phong phú. Chủ yếu là các nhà tài trợ truyền thống, chưa thu hút được các nhà tài trợ mới cũng như chưa phong phú về loại hình tài trợ, cách thức tài trợ. Tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu như chỉ tập trung vào các nhà tài trợ lớn, khi các nhà tài trợ này có biến động không tài trợ hoặc thay đổi chính sách tài trợ thì tác động rất lớn vốn ODA.

Việc phân bổ vốn ODA tại tỉnh theo lĩnh vực còn chưa hợp lý

Vốn ODA đầu tư thu hút vào lĩnh vực năng lượng và công nghiệp còn quá thấp trong khi ngành năng lượng – công nghiệp là ngành được nước ta ưu tiên xây dựng phát triển, điều này xảy ra hầu hết với các địa phương mà kinh tế còn chậm phát triển. Các dự án trong lĩnh vực cũng chủ yếu là về năng lượng mạng lưới điện mà không có dự án nào về công nghiệp, mà công nghiệp lại là ngành cơ sở, nền tảng để thúc đẩy tăng trưởng.

Nguồn vốn ODA cho lĩnh vưc y tế, giáo dục và các lĩnh vực khác chưa được quan tâm đúng mức. Các dự án trong lĩnh vực này hầu hết là các dự án nhỏ, lẻ, chủ yếu do các Bộ chuyên ngành làm chủ quản.

Tỷ lệ giải ngân các chương trình, dự án ODA còn thấp và tiến độ giải ngân các dự án ODA còn chậm so với kế hoạch đề ra

Nhìn chung trong giai đoạn 2006 – 2014, tỷ lệ giải ngân vốn ODA vẫn còn thấp, tiến độ giải vốn ODA hầu như chậm. Việc giải ngân chậm tồn tại ở nhiều các dự án ODA của các nhà tài trợ song phương, bởi có nhiều vướng mắc trong thủ tục, quy trình, không thể thống nhất giữa các nhà tài trợ với địa phương. Việc giải ngân thấp, tốc độ giải ngân chậm dẫn đến tình trạng dự án không hoàn thành đúng tiến độ, công trình chậm đưa vào sử dụng, không phát huy được hết hiệu quả tính toán ban đầu, không đáp ứng được nhu cầu vào đúng thời điểm, gây lãng phí nguồn lực. Đồng thời, tỷ lệ giải ngân thấp, tốc độ giải ngân chậm làm giảm tính ưu đãi và hiệu quả của vốn ODA.

Nhiều chương trình, dự án sử dụng vốn ODA còn hiện tượng thất thoát, lãng phí; chất lượng công trình chưa cao.

Việc thực hiện một chương trình, dự án ODA với sự tham gia của quá nhiều các cấp, ngành ở trung ương và địa phương dẫn đến hệ quả thất thoát, và lãng phí do không xác định rõ được trách nhiệm của mình, xác định được vai trò đầu mối, chủ trì. Đồng thời tư tưởng chưa đúng đắn về vốn ODA ở một số cán bộ làm công tác quản lý, sử dụng ODA còn gây ra tình trạng chưa hiệu quả.

Mặt khác, chất lượng các công trình sử dụng vốn ODA chưa cao, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, thủy lợi,…do chưa phù hợp với đặc điểm địa hình và khí hậu của địa phương khiến các dự án phải sửa đi sửa lại nhiều lần; quá trình đấu thầu thực hiện chưa tốt, lựa chọn nhà đấu thầu không đủ năng lực, gây nên tốn kém và làm giảm hiệu quả sử dụng các công trình.

2.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại những hạn chế

- Nhận thức sai lệch về nguồn vốn ODA, một số cán bộ, kể cả lãnh đạo chủ quản của Ban quan lý dự án cho rằng nguồn vốn ODA là nguồn vốn “cho không”, sử dụng nguồn vốn một cách lãng phí, chế độ quản lý tài chính không chặt chẽ, dẫn đến thất thoát nguồn vốn này.

- Công tác quy hoạch chậm và chưa có vai trò định hướng thu hút nguồn vốn ODA. Chất lượng một số dự án quy hoạch còn chưa cao, tầm nhìn còn hạn chế, có nhiều sai sót cần chỉnh sửa, công tác quy hoạch gặp rất nhiều bất cập, khó khăn, do đó ảnh hưởng tới việc thu hút các dự án ODA. Bên cạnh đó công tác lập kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cũng gặp nhiều hạn chế, việc xây dựng các chuong trình, dự án bộc lộ nhiều khiếm khuyết về nội dung, không nghiên cứu kỹ, chỉ mang tính chất liệt kế nhu cầu kèm theo một vài thông số cơ bản về dự án, chưa có sự thống nhất liên kết giữa các chương trình, dự án

ODA. Việc này dẫn đến khổi lượng ODA cam kết của tỉnh thấp, việc phân bổ ODA theo lĩnh vực đầu tư chưa hợp lý.

- Thiếu vốn đối ứng cho các chương trình dự án ODA. Địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các cam kết của mình về đảm bảo nguồn vốn đối ứng cho các dự án ODA. Trong khi đó Quảng Bình là một tỉnh nghèo, thu ngân sách hàng năm không đủ cho việc đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư hàng năm, dẫn đến tỉnh chưa cân đối được vốn đối ứng theo yêu cầu của nhà tài trợ mà phải chờ vào sự phân bổ của Trung ương. Chính vì vậy mà tiến độ giải ngân của các dự án bị giảm theo.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại tỉnh quảng bình thực trạng và giải pháp (Trang 62)