Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại tỉnh quảng bình thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

Vị trí địa lý

Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông – Tây của dải đất hình chữ S (40,3 km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào đến biển Đông). Tỉnh giáp Hà Tĩnh về phía Bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía Nam; giáp Biển Đông về phía Đông; phía Tây là tỉnh Khăm Muộn và Tây Nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên. Quảng Bình nằm ở vị trí trung độ của cả nước, có các trục lộ lớn quốc gia chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh, có cửa khẩu quốc gia Cha Lo, cửa khẩu Kà Roong và tương lai sẽ mở hai cửa khẩu quốc gia nữa. Vị trí địa lý này tạo thuận lợi cho Quảng Bình trong việc tiếp cận và tiếp thu những công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến.

Đặc điểm địa hình

Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.052 km2. Địa hình cấu tạo phức tạp, bị chia cắt mạnh, hẹp về bề ngang, núi rừng sát biển, tạo thành độ dốc cao dần từ Đông sang Tây. Đồng bằng nhỏ hẹp, chủ yếu tập trung theo hai bờ sông chính; diện tích chiếm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên. Khoảng 85% diện tích là đồi núi, đá vôi. Dọc lãnh thổ đều có núi, trung du, đồng bằng và cuối cùng là bãi cát ven biển.

Mật độ sông ngòi dày, toàn tỉnh có 5 con sông chính: sông Gianh, sông Roòn, sông Nhật Lệ, sông Lý Hoà, sông Dinh. Hầu hết các con sông bắt nguồn

từ đỉnh núi Trường Sơn đổ ra biển Đông, sông ngắn và do nhiều phụ lưu hợp thành.

Khí hậu

Quảng Bình mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá sâu sắc của địa hình và chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 9 và mùa khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm khoảng 250C – 260C. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 mm – 2.500 mm, tập trung vào các tháng 9, 10, 11. Độ ẩm tương đối 83 – 84%.

Tài nguyên thiên nhiên

Quảng Bình có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Kể đến như:

Tài nguyên đất: Quỹ đất tự nhiên của huyện có 805,1 nghìn ha, trong đó

đã sử dụng 596,08 nghìn ha (74% diện tích tự nhiên), đất chưa sử dụng 209,1 nghìn ha (26% diện tích tự nhiên). Trong đó số 549,23 nghìn ha đất sử dụng thì đất sử dụng vào nông nghiệp 11,1%, sử dụng vào lâm nghiệp 84,3%, đất chuyên dùng là 4,6%. Trong 209,1 nghìn ha đất chưa sử dụng thì đất bằng và đất đồi là 136,7 nghìn ha. Đây là địa bàn phát triển, mở mang sản xuất nông – lâm nghiệp và cũng là địa bàn để phân bố các cơ sở công nghiệp mới. Hiện còn 2.388 ha mặt nước chưa sử dụng – là điều kiện mở mang phát triển nuôi trồng hải sản ngọt, lợ trong tương lai và còn 70.631 ha đất chưa sử dụng.

Tài nguyên biển: bờ biển dài 116 km từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ với vùng

đặc quyền lãnh hải khoảng 20.000 km2. Dọc theo bờ biển có 5 cửa sông chính tạo nguồn cung cấp phù du sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Ngoài khơi có 5 đảo nhỏ tạo ra những vịnh có vị trí thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển như Hòn La. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp (Vũng Chùa–Đảo Yến, Đá Nhảy, biển Nhật Lệ, biển Hải Ninh…), vùng biển có một số ngư trường

với nhiều loại hải sản quý hiếm như tôm hùm, mực, hải sâm… cho phép Quảng Bình phát triển kinh tế tổng hợp biển. Ngoài ra, vùng ven biển Quảng Bình có tiềm năng rất lớn về cát thạch anh, nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh cao cấp xuất khẩu. Biển Quảng Bình có hầu hết các loài hải sản có mặt ở vùng biển Việt Nam (1.000 loài), có những loài hải sản có giá trị kinh tế cao mà các tỉnh khác ít có hoặc không có như: tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang… Phía Bắc biển Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, không những là nguồn nguyên liệu mỹ nghệ có giá trị mà còn tạo điều kiện duy trì hệ sinh thái san hô đặc thù của vùng biển sâu miền Trung. Trữ lượng các loài thủy sản lớn. Diện tích tiềm năng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (sông ngòi, ao hồ nhỏ, hồ chứa, mặt nước lớn, diện tích trồng lúa có khả năng nuôi, diện tích bãi bồi ven sông, ven biển, nước mặn) là 15.000 ha, trong đó diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ là 4.000 ha, nuôi trồng thuỷ sản ngọt là 11.000 ha.

Tài nguyên rừng: Tổng diện tích có rừng là 505,7 nghìn ha và độ che phủ

là 62,8%, trong đó rừng tự nhiên có trên 448,4 nghìn ha, rừng trồng gần 57,3 nghìn ha. Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên khoảng 30,9 triệu m3 gỗ, trong đó rừng giàu chiếm 13,4 triệu m3, chủ yếu phân bố ở vùng núi cao, giao thông khó khăn; rừng trung bình có khoảng 10,8 triệu m3; rừng phục hồi có 2,6 triệu m3 gỗ. Rừng có khoảng 250 loại lâm sản, nhiều loại quý hiếm như mun, lim, gụ, lát hoa, loại trầm gió, thông nhựa… Đặc sản dưới tán rừng khá đa dạng, phong phú và có giá trị cao như song mây, trầm kỳ, sa nhân và các dược liệu quý khác. Thú rừng có nhiều loại như voi, hổ, gấu, bò tót, sơn dương, khỉ… Đất trống không rừng có 163,4 nghìn ha, chiếm 20,29% diện tích tự nhiên, cần được trồng lại rừng và trồng cây chống cát bay, cát chảy. Tài nguyên rừng và đất rừng của Quảng Bình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ với kinh tế mà cả môi trường. Tài nguyên sinh vật bao gồm nhiều khu hệ thực, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều

nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.

Tài nguyên khoáng sản: Quảng Bình có nhiều nguyên liệu cho công

nghiệp vật liệu xây dựng gồm đá vôi, đá sét xi măng, sét gạch ngói, đá hộc xây dựng, đá granít,… Đá vôi các loại có trữ lượng khoảng khoảng 5.400, đá vân sọc với nhiều màu sắc đẹp, phân bố ở Xuân Sơn, đá mài (Bố Trạch), Tiến Hoá, Đồng Lê (Tuyên Hoá), Hoà Sơn (Minh Hoá), nguyên liệu gốm sứ ( Lộc Ninh – Đông Hới) trữ lượng 30,4 triệu tấn, nguyên liệu cho thuỷ tinh có cát trắng Thạch Anh, Bắc Ba Đồn – Quảng Trạch, Thanh Khê – Bố Trạch, nằm cạnh đường giao thông, dễ khai thác vận chuyển, có thể phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng thuỷ tinh cao cấp và các vật liệu từ silicát khác. Các khoáng sản kim loại và phi khoáng: than bùn trữ lượng khoảng 900.000 tấn là nguồn nguyên liệu phục vụ phân vi sinh;khoáng sản kim loại và kim loại quý hiếm có sắt (Phú Thiết - Lệ Thuỷ, Thọ Lộc - Bố Trạch); mănggan ở Kim Lai, Đồng Văn, Cải Đăng (Tuyên Hoá), chì, kẽm ở Mỹ Đức - Lệ Thuỷ; wonfram ở Kim Lũ (Tuyên Hoá); vàng ở Làng Ho, Asóc, La Huy, Bãi Hà, Làng Mô, trữ lượng titan lớn nằm dọc theo bờ biển. Nguyên liệu hoá chất và phân bón có pyrit có thể khác thác làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp địa phương hoặc cung cấp cho những nhà máy hoá chất; phôphorit, cùng với than bùn ở Quảng Trạch, đôlômit cũng được khai thác làm nguyên liệu sản xuất phân bón tổng hợp NKP. Ngoài ra còn có nước khoáng và nước nóng ở Bố Trạch, Lệ Thuỷ, Tuyên Hoá. Tại điểm Khe Bang (Lệ Thuỷ) nhiệt độ nước lên tới 1050C, nguồn nước có áp lực và lưu lượng khá lớn (3,54 l/s). Tỉnh đã khai thác để sản xuất nước khoáng với công suất 7,5 triệu lít/năm.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại tỉnh quảng bình thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)