bước phát triển vượt bậc, lượt khách du lịch đến Quảng Bình đạt 2,716 triệu lượt, tăng 97,5% SCK; thu ngân sách tăng cao; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được chú trọng đầu tư.
Đời sống của nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh đã từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đều có sự gia tăng qua các năm, từ 4,3 triệu đồng/người/năm năm 2010 lên 5,6 triệu đồng/người/năm năm 2014, tuy nhiên vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình cả nước.
Theo Báo cáo số 1809/BC-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, dân số tỉnh Quảng Bình năm là 863,4 nghìn người. Trên toàn tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống như dân tộc Bru – Vân Kiều, dân tộc Chứt bên cạnh dân tộc Kinh là chủ yếu.
Văn hóa xã hội được chăm lo; hệ thống giáo dục đào tạo phát triển cả về số lượng và chất lượng; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một nâng cao. Tuy nhiên, nếu so với mặt bằng chung của khu vực và trong cả nước thì các chỉ tiêu trên vẫn rất cần được cải thiện.
2.1.3. Sự cần thiết phải thu hút và sử dụng hiệu quả ODA vào tỉnh Quảng Bình Bình
Tuy đạt những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng Quảng Bình vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước, thu ngân sách của địa phương không đáng kể, thu không đủ bù chi và chủ yếu nhờ vào ngân sách phân bổ của Trung ương. Kinh tế vẫn còn chậm phát triển, thực trạng cơ sở hạ tầng của tỉnh còn lạc hậu:
- Về hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông nông thôn chưa đảm bảo thông suốt. Hiện nay 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Trong đó, mới chỉ 525km đã được kiên cố, chiếm tỉ lệ 40,1%. Loại đường xấu và rất xấu chiếm tới 58,9%. Địa hình hiểm trở, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn nhất là vào
mùa mưa lũ, sạt lở đất. Các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hầu hết vẫn là các công trình tạm, đập đầu mối và các kênh mương chưa được kiên cố hóa hoặc mới gia cố được những điểm xung yếu.
- Về giáo dục: cơ sở vật chất trường, lớp còn tới trên 32% là nhà tạm, thiết bị dạy học thiếu thốn nhất là ở các trường vùng sâu vùng xa.
- Về y tế: Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện tại có 10 bệnh viện đang hoạt động ( trong đó 01 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 02 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, 07 bệnh viện đa khoa tuyến huyện; 143 trạm y tế xã, phường, đa số các trạm y tế ở các xã trong các huyện vùng sâu vùng xa chưa có đủ phòng làm việc, phòng điều trị, công trình phụ trợ,…
- Về văn hóa: một số xã vùng sâu vùng xa còn thiếu sót về cơ sở xây dựng nhà văn hóa, chưa có điều kiện để sinh hoạt, hoạt động văn hóa cho dân, tổ chức các hoạt động vui chơi, phổ biến kiến thức, chuyển giao kỹ thuật sản xuất.
Với những đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện địa hình, dân cư, hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém đã hạn chế rất nhiều cơ hội phát triển và thoát nghèo của tỉnh. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trên thì nhu cầu thu hút và sử dụng hiệu quả vốn là rất lớn. Mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư từ các chương trình đầu tư của Chính phủ nhưng do nhu cầu đầu tư quá lớn, vốn trong nước huy động không đáp ứng nhu cầu nên tỉnh Quảng Bình luôn chú trọng đến việc thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Nguồn vốn ODA, với tính chất hỗ trợ phát triển sẽ là nguồn bổ sung quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giúp phát triển nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo bền vững, bên cạnh đó ODA còn giúp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để Quảng Bình ngày càng phát triển.