Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA là một chỉ tiêu tổng hợp bao gồm các yếu tố về mặt kinh tế – tài chính, xã hội, môi trường và phát triển bền vững và nó
được đánh giá thông qua hiệu quả thực hiện của từng dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Gồm có các chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính:
1.2.2.1. Đánh giá theo chỉ tiêu định lượng:
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA dựa trên các chỉ tiêu định lượng thường là đánh giá tầm vĩ mô, sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, với sự thay đổi của các chỉ tiêu xã hội tổng thể. Các chỉ tiêu chính dùng để đánh giá các chỉ tiêu định lượng kể đến như là:
- Tăng trưởng GDP: hiệu quả sử dụng vốn ODA góp phần phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sự thay đổi chỉ số GDP (chỉ số cụ thể, thay đổi bao nhiêu % so với cùng kì) của quốc gia nói chung và địa phương nói riêng.
- Tăng mức GDP trên đầu người: việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA còn được thể hiện qua mức tăng GDP trên đầu người, thu nhập của người dân thể hiện tăng lên bao nhiêu?
- Tăng vốn đầu tư cho quốc gia: lượng vốn ODA có vai trò quan trọng trong việc gia tăng vốn đầu tư của một nước, lượng vốn tăng lên bao nhiêu thể hiện được việc sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả như thế nào, từ đó tạo dựng được niềm tin, uy tín, thu hút các nhà tài trợ đầu tư vào quốc gia.
- Tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA: thể hiện bằng lượng vốn giải ngân thực tế cụ thể là bao nhiêu, đạt bao nhiêu % so với tỷ lệ giải ngân cam kết. Tiến độ giải ngân tốt, thì nguồn vốn ODA được sử dụng hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, dự án ODA.
- Cải thiện điều kiện môi trường: giảm mức ô nhiễm là kết quả của các chương trình, dự án ODA về lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, chứng tỏ nguồn vốn ODA đã được sử dụng hiểu quả như thế nào.
- Các chỉ số xã hội: hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA là kết quả của các chương trình, dự án ODA trong các lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục,… thể hiện với những con số, % tỷ lệ giảm
nghèo, tỷ lệ biết đọc biết viết, tỷ lệ tăng dân số, tuổi thọ; đời sống của người dân được cải thiện một cách rõ rệt.
- Khả năng hấp thụ vốn ODA theo ngành, chuyển đổi cơ cấu kinh tế: các ngành được ưu tiên, chú trọng chiếm tỷ lệ như thế nào, mức vốn được đầu tư cho ngành trong tổng các ngành của quốc gia; cơ cấu kinh tế có được dịch chuyển theo hướng CNH, HĐH, tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, tăng chiếm bao nhiêu % tổng cơ cấu ngành; tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm chiếm % tổng cơ cấu ngành?
- Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội: số km đường giao thông được đưa vào sử dụng, các hệ thống cấp thoát nước đô thị,… qua các chương trình, dự án ODA; số cơ sở vật chất thiết bị y tế, giáo dục được được hoàn thành đưa vào sử dụng qua các chương trình, dự án ODA về y tế, giáo dục,…
1.2.2.2. Đánh giá theo chỉ tiêu định tính
Đánh giá theo chỉ tiêu định tính thường được đánh giá vi mô - là đánh giá khách quan một chương trình/dự án đang hoàn thiện hoặc hoàn thiện ở khâu thiết kế (xây dựng dự án), tổ chức thực hiện (công tác lập kế hoạch, thực hiện đấu thầu,…) và những thành quả của dự án (kết quả giải ngân, tính bền vững của dự án,…). Mục đích của việc đánh giá hiệu quả là nhằm xác định tính phù hợp, việc hoàn thành các mục tiêu, hiệu quả phát triển, tác động và tính bền vững của dự án. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ở tầm vi mô tức là việc đánh giá các kết quả thực hiện của các dự án có đạt được theo mục tiêu ban đầu đề ra hay ký kết trong Hiệp định giữa các Chính phủ hay không. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với một chương trình hay dự án theo định nghĩa trong “Các nguyên tắc trong đánh giá nguồn hỗ trợ phát triển của Ủy ban Hỗ trợ phát triển OECD” bao gồm các tiêu chí:
- Tính phù hợp: Là mức độ phù hợp của việc đầu tư bằng nguồn vốn ODA đối với những ưu tiên chính sách của nhóm mục tiêu, bên tiếp nhận tài trợ và nhà
tài trợ. Với các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, của các địa phương nhận được sự hỗ trợ từ các dự án. Để đánh giá tiêu chí này, người ta thường trả lời cho các câu hỏi:
+ Chương trình/dự án có nhất quán với các mục tiêu chiến lược của quốc gia? + Có thể thay đổi họat động của chương trình/dự án đó để làm nó phù hợp hơn với các mục tiêu chiến lược quốc gia?
+ Chương trình/dự án đó có còn đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan thụ hưởng?
+ Phạm vi và cách thức tiếp cận của dự án có phù hợp hay không?
+ Sự thay đổi của dự án sau khi triển khai có phù hợp với phạm vi ban đầu của dự án hay không?
+ Những thay đổi trong thời gian tới như môi trường kinh tế, chính sách ... có ảnh hưởng đến tính phù hợp của dự án hay không?
- Hiệu quả dự án: Là thước đo mức độ đạt được của một chương trình/ dự
án. Khi dự án hoàn thành và đưa vào vận hành phải đáp ứng, đáp ứng vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra trong đề án đã được phê duyệt khi đầu tư dự án, trên góc độ phát triển xã hội, trên góc độ kinh tế.
+ Có đạt được mục tiêu dự kiến không? Những nhân tố ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của dự án?
+ Có đạt được mục tiêu khi chương trình/dự án kết thúc không?
+ Có kết quả đầu ra nào cần được củng cố để đạt được mục tiêu của dự án không?
+ Liệu có thể giảm sản phẩm đầu ra mà không làm ảnh hưởng đến việc đạt kết quả của dự án không?
- Tính hiệu suất: Đo lường sản phẩm đầu ra (định lượng và định tính) liên
nguồn lực nhất có thể để đạt được kết quả như mong đợi. Liên quan đến tiến độ triển khai thực hiện dự án về thời gian, tốc độ giải ngân…
+ Có thể giảm số lượng yếu tố đầu vào đến mức nào nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra?
+ Các yếu tố đầu vào có được sử dụng một cách phù hợp/đúng đắn để đạt được các mục tiêu đề ra hay không?
+ Các mục tiêu của dự án có đạt được một cách đầy đủ hay không? Những nhân tố thúc đẩy và cản trở việc đạt được mục tiêu của dự án?
- Tính tác động: Là những chuyển biến tích cực và tiêu cực do sự can thiệp
trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ ý hoặc không có chủ ý, của việc thực hiện chương trình, dự án tạo ra. Nó cho thấy những tác động, mức độ ảnh hưởng của dự án tới sự phát triển của ngành và của địa phương, nơi mà dự án được tiến hành cả về kinh tế lẫn xã hội.
+ Có tác động tiêu cực/tích cực nào không – nếu có, liệu có thể làm giảm thiểu
tác động này?
+ Dự án đã có những đóng góp gì đến việc đạt được mục tiêu dài hạn của quốc gia?
+ Chương trình/dự án có tác động thế nào đến việc phát triển chính sách trong lĩnh vực dự án thực hiện? Những tác động này có tích cực hay không?
+ Dự án có tác động gì đến kinh tế/xã hội như: tạo công ăn, việc làm, giảm nghèo, nâng cao vị thế người phụ nữ, tăng cường sự tham gia của người dân, nâng cao năng lực đối tác... Những tác động này có tích cực không?
+ Những tác động của dự án đối với môi trường tự nhiên nơi dự án thực hiện? Nếu là những tác động tiêu cực thì có được lường trước ngay trong giai đoạn đầu thực hiện dự án hay không?
+ Những tác động của dự án đối với việc nâng cao và cải tiến công nghệ trong khu vực dự án triển khai?
- Tính bền vững: Xem xét những lợi ích của việc thực hiện chương trình, dự án sẽ được duy trì sau khi kết thúc nguồn tài trợ như thế nào cả về mặt tài chính và môi trường.
+ Liệu các tổ chức của Việt Nam tham gia vào các chương trình/dự án ODA này có tiếp tục các họat động một cách độc lập sau khi dự án kết thúc hay không? + Liệu những cộng đồng tham gia vào dự án có tiếp tục các họat động một cách độc lập khi dự án kết thúc hay không?
+ Có thể thay đổi những họat động nào để tăng cường tính bền vững của dự án?
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA
1.3.1. Các nhân tố khách quan:
Tình hình kinh tế chính trị chung của thế giới
Là nhân tố vĩ mô ảnh hưởng lớn đến khối lượng nguồn vốn ODA cam kết cung cấp. Tình hình kinh tế, chính trị chung của thế giới ảnh hưởng đến việc cung cấp ODA. Khi nền kinh tế thuận lợi, tình hình chính trị ổn định thì các quốc gia có xu hướng sẽ cung cấp khối lượng vốn ODA lớn hơn và ngược lại.
Tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia tài trợ
Các yếu tố tăng trưởng kinh tế, GDP, tỷ lệ lạm phát,… hay những thay đổi về chính trị quốc gia viện trợ đều ảnh hưởng đến việc cung cấp vốn ODA cho các nước nhận viện trợ. Ngoài ra những thay đổi về chính trị ở quốc gia tài trợ như thay đổi thể chế, chính sách cũng dẫn đến thay đổi mục tiêu cung cấp nguồn vốn ODA, các quy định về viện trợ ODA, thủ tục giải ngân ODA cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng ODA ở các nước nhận viện trợ.
Mục tiêu cung cấp ODA và các chính sách, quy chế của nhà tài trợ
ODA là nguồn vốn hợp tác phát triển, giúp xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và đáp ứng các yêu cầu cơ bản nhất của con người ở các nước viện trợ. Tuy nhiên nguồn vốn ODA cũng chứa đựng mục tiêu riêng của quốc gia cung cấp ODA và mục tiêu của một quốc gia là khác nhau qua từng giai đoạn.
Các mục tiêu kinh tế, chính trị và nhân đạo của nước cung cấp ODA ảnh hưởng đến việc quốc gia nào được tiếp nhận nguồn vốn ODA và khối lượng nguồn vốn ODA được tiếp nhận. Quốc gia nào có các điều kiện phù hợp với mục tiêu cung cấp vốn ODA của nhà tài trợ sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn ODA.
Mỗi nhà tài trợ đều có những yêu cầu chính sách, thủ tục riêng đòi hỏi các quốc gia nhận viện trợ phải đáp ứng, chính vì vậy mà quốc gia nào đáp ứng tốt những yêu cầu trên thì việc thu hút vốn ODA cũng được nâng cao. Mặt khác các điều kiện, thủ tục cũng khác nhau giữa các lĩnh vực, làm cho các nước tiếp nhận lúng túng trong quá trình thực hiện dự án. Tiến độ thực hiện các chương trình dự án thường kéo dài hơn so với dự kiến, làm giảm hiệu quả đầu tư. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, các quốc gia tiếp nhận viện trợ cần hiểu biết đúng và tuân thủ những quy định, hướng dẫn của nước viện trợ.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
Sự ổn định kinh tế, chính trị, hệ thống pháp luật của quốc gia nhận viện trợ
Yếu tố ổn định kinh tế, chính trị của quốc gia nhận viện trợ luôn là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thu hút và sử dụng vốn ODA, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các cam kết của Chính phủ với các khoản vay và khả năng trả nợ của quốc gia nhận viện trợ. Cụ thể hơn đó là những yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, cơ chế quản lý kinh tế, sự ổn định chính trị,… sẽ tác động trực tiếp đến quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA. Ở các quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, 1% GDP viện trợ sẽ dẫn đến mức tăng trưởng bền vững tương đương với 0,5% GDP.
Hệ thống pháp luật của nước tiếp nhận nguồn vốn ODA liên quan đến hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA như các nguyên tắc, quy trình, thủ tục tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, Luật Đầu tư, các văn bản về quy định Nhà nước trong hoạt động đầu tư vốn ODA. Hệ thống pháp luật thông thoáng, đầy đủ, chặt
chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thực hiện các chương trình, dự án ODA, từ đó mà các chương trình, dự án ODA được triển khai đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao.
Chiến lược thu hút vốn để phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nhận viện trợ
Chiến lược thu hút vốn để phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện ở các nội dung như: mở cửa thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, lựa chọn nguồn vốn nước ngoài FDI, ODA, hay vay thương mại; ưu tiên thu hút vào lĩnh vực, địa phương,… Việc định hướng chiến lược thu hút vốn có ý nghĩa quan trọng, xây dựng các điều kiện và các chính sách thu hút vốn phù hợp.
Năng lực tài chính của quốc gia nhận viện trợ
Với các chương trình, dự án ODA, để tiếp nhận 1 USD vốn ODA thì các quốc gia tiếp nhận phải có ít nhất 15% vốn đảm bảo trong nước (khoảng 0,15 USD) làm vốn đối ứng. Bên cạnh đó cần một khoản ngân sách không nhỏ cho công tác chuẩn bị các chương trình, dự án. Khi kí kết các hiệp định vay vốn từ nhà tài trợ, các nước tiếp nhận viện trợ cũng phải tính đến khả năng trả nợ trong tương lai. Chính vì vậy mà các quốc gia nhận viện trợ phải có tiềm lực tài chính nhất định khi tiếp nhận viện trợ ODA.
Năng lực xây dựng các dự án ODA của quốc gia nhận viện trợ
Việc xây dựng dự án ban đầu rất quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn ODA. Các dự án, chương trình được xây dựng phải nằm trong các khuôn khổ, mục tiêu chung của Chính phủ, xuất phát từ chính thực tế của các vấn đề kinh tế - xã hội của quốc gia nhận viện trợ đó và cũng phải phù hợp với mục tiêu của, yêu cầu, ưu tiên của quốc gia viện trợ. Do đó, năng lực xây dựng dự án của địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút vốn ODA của quốc gia đó.
Chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia nhận viện trợ và sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao của các bên liên quan
Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở việc đảm bảo về năng lực chuyên môn và phẩm chất đức đức, đáp ứng được những yêu càu trong quá trình làm việc của dự án. Đội ngũ lao động cần phải có khả năng đàm phán, ký kết, triển khai các dự án, thực hiện quản lý vốn tốt, có kiến thức chuyên sâu, am hiểu về pháp luật, kỹ thuật, ngoại ngữ,… Bên cạnh đó, cán bộ dự án cần phải tránh tâm lý bao cấp của cơ chế quản lý cũ và tình trạng tham ô, tham nhũng, sử dụng lãng phí các nguồn lực đảm bảo đuợc nguốn vốn ODA được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Sự cam kết và chỉ đạo sát sao của các bên liên quan cũng là cầu nối quan trọng giúp các cơ quan, ban ngành các cấp, các đối tượng thụ hưởng phối hợp với nhau, thực hiện tốt dự án, giúp cho dự án ODA đi đúng hướng, lộ trình đã đặt ra, bền vững và đạt kết quả tốt.