Sự ổn định kinh tế, chính trị, hệ thống pháp luật của quốc gia nhận viện trợ
Yếu tố ổn định kinh tế, chính trị của quốc gia nhận viện trợ luôn là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thu hút và sử dụng vốn ODA, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các cam kết của Chính phủ với các khoản vay và khả năng trả nợ của quốc gia nhận viện trợ. Cụ thể hơn đó là những yếu tố như tăng trưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, cơ chế quản lý kinh tế, sự ổn định chính trị,… sẽ tác động trực tiếp đến quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA. Ở các quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, 1% GDP viện trợ sẽ dẫn đến mức tăng trưởng bền vững tương đương với 0,5% GDP.
Hệ thống pháp luật của nước tiếp nhận nguồn vốn ODA liên quan đến hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA như các nguyên tắc, quy trình, thủ tục tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, Luật Đầu tư, các văn bản về quy định Nhà nước trong hoạt động đầu tư vốn ODA. Hệ thống pháp luật thông thoáng, đầy đủ, chặt
chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thực hiện các chương trình, dự án ODA, từ đó mà các chương trình, dự án ODA được triển khai đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao.
Chiến lược thu hút vốn để phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nhận viện trợ
Chiến lược thu hút vốn để phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện ở các nội dung như: mở cửa thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, lựa chọn nguồn vốn nước ngoài FDI, ODA, hay vay thương mại; ưu tiên thu hút vào lĩnh vực, địa phương,… Việc định hướng chiến lược thu hút vốn có ý nghĩa quan trọng, xây dựng các điều kiện và các chính sách thu hút vốn phù hợp.
Năng lực tài chính của quốc gia nhận viện trợ
Với các chương trình, dự án ODA, để tiếp nhận 1 USD vốn ODA thì các quốc gia tiếp nhận phải có ít nhất 15% vốn đảm bảo trong nước (khoảng 0,15 USD) làm vốn đối ứng. Bên cạnh đó cần một khoản ngân sách không nhỏ cho công tác chuẩn bị các chương trình, dự án. Khi kí kết các hiệp định vay vốn từ nhà tài trợ, các nước tiếp nhận viện trợ cũng phải tính đến khả năng trả nợ trong tương lai. Chính vì vậy mà các quốc gia nhận viện trợ phải có tiềm lực tài chính nhất định khi tiếp nhận viện trợ ODA.
Năng lực xây dựng các dự án ODA của quốc gia nhận viện trợ
Việc xây dựng dự án ban đầu rất quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn ODA. Các dự án, chương trình được xây dựng phải nằm trong các khuôn khổ, mục tiêu chung của Chính phủ, xuất phát từ chính thực tế của các vấn đề kinh tế - xã hội của quốc gia nhận viện trợ đó và cũng phải phù hợp với mục tiêu của, yêu cầu, ưu tiên của quốc gia viện trợ. Do đó, năng lực xây dựng dự án của địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút vốn ODA của quốc gia đó.
Chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia nhận viện trợ và sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao của các bên liên quan
Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở việc đảm bảo về năng lực chuyên môn và phẩm chất đức đức, đáp ứng được những yêu càu trong quá trình làm việc của dự án. Đội ngũ lao động cần phải có khả năng đàm phán, ký kết, triển khai các dự án, thực hiện quản lý vốn tốt, có kiến thức chuyên sâu, am hiểu về pháp luật, kỹ thuật, ngoại ngữ,… Bên cạnh đó, cán bộ dự án cần phải tránh tâm lý bao cấp của cơ chế quản lý cũ và tình trạng tham ô, tham nhũng, sử dụng lãng phí các nguồn lực đảm bảo đuợc nguốn vốn ODA được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Sự cam kết và chỉ đạo sát sao của các bên liên quan cũng là cầu nối quan trọng giúp các cơ quan, ban ngành các cấp, các đối tượng thụ hưởng phối hợp với nhau, thực hiện tốt dự án, giúp cho dự án ODA đi đúng hướng, lộ trình đã đặt ra, bền vững và đạt kết quả tốt.
Năng lực tổ chức thực hiện dự án
Năng lực tổ chức thực hiện ODA quyết định đến việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Tổ chức thực hiện tốt dự án: từ khâu lên nội dung, lập kế hoạch, ký kết hợp đồng đấu thầu, chỉ đạo, quản lý, giám sát, phân rõ nhiệm vụ, chức trách, quyền hạn của các cơ quan chủ quản, xác định rõ các nguồn lực thực hiện và tiến độ thực hiện, hoàn thành dự án theo kế hoạch đề ra.
Giải phóng mặt bằng
Công tác giải phóng mặt bằng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. Công tác GPMB cần được quan tâm chú trọng. Thành lập các Ban chỉ đạo GPMB và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ; chủ trì, phối hợp với các chủ dự án, các quận, huyện và đơn vị liên quan xem xét, giải quyết kịp thời các vướng mắc, xác định cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp vướng mắc và có phương án xử lý. Lãnh đạo các quận, huyện tập trung đẩy nhanh công tác bồi thường, GPMB và tái định cư theo phương án cuốn chiếu, làm đến đâu gọn đến đó, đáp ứng kịp thời tiến độ thi công các chương trình, dự án theo cam kết với nhà tài trợ…
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Bình và sự cần thiết phải đầu tư ODA tại tỉnh Quảng Bình.