thích thấp hơn của các ion đất hiếm, xác suất chuyển dời phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai mức. Khi khoảng cách giữa hai mức lớn, chuyển dời giữa hai mức thường là chuyển dời bức xạ.
Các mức năng lượng của ion đất hiếm có cùng cấu hình 4fn (đều do lớp 4f tạo nên) do đó tất cả các trạng thái có cùng tính chẵn lẻ. Nếu một ion tự
do chiếm một vị trí có đối xứng đảo trong mạng tinh thể thì các dịch chuyển giữa các mức 4fn bị cấm đối với dịch chuyển lưỡng cực điện. Nó chỉ có thể xảy ra đối với các dịch chuyển lưỡng cực từ, và tuân theo quy tắc chọn lọc ∆L = 0, ∆S = 0 và ∆J = 0, ±1. Tuy nhiên, ở vị trí không có đối xứng đảo thì quy tắc lựa chọn được bỏ qua và quá trình lưỡng cực điện có thể xảy ra các dịch chuyển nhưng yếu. Trong trường hợp này, số hạng trường tinh thể chứa thêm một thành phần lẻ Vu. Thành phần lẻ này của trường tinh thể là sự pha trộn một số trạng thái 4fn−15d vào trạng thái 4fn. Các
điện tử 4f được che chắn bởi điện trường của các ion bên cạnh, số lượng pha trộn là nhỏ, hoặc các trạng thái nằm thấp hơn phần lớn là các trạng thái 4fn và do vậy phần lớn là cùng tính chẵn lẻ. Do đó, các đường dịch chuyển thường phát xạ
rất mạnh.
Theo lý thuyết, khi điện tử từ trạng thái kích thích trở về trạng thái cơ bản sẽ
bức xạ. Thực tế, điều này không thường xuyên xảy ra, hơn nữa còn có rất nhiều tâm không phát xạ. Lý do chính dẫn đến quá trình dịch chuyển không phát xạ là do sự truyền năng lượng giữa các ion, sự phát xạđa phonon và nhiệt độ.