Cơ cấu trong nhóm thuốc kháng sinh

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2014 (Trang 64 - 69)

b) Các biến số nghiên cứu

4.1.9. Cơ cấu trong nhóm thuốc kháng sinh

Tại BVĐK TH nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm có số lượng biệt dược sử dụng nhiều nhất trong DMT (127 biệt dược) và giá trị sử dụng cao nhất trong DMT. Nhóm này bao gồm 16 phân nhóm trong đó kháng sinh nhóm beta-lactam chiếm tỉ lệ vượt trội về số lượng và giá trị sử dụng với 40,16% số lượng biệt dược và 60,1% về giá trị sử dụng. Trong nhóm beta-lactam thì phân nhóm cephalosporin thế hệ 3 chiếm giá trị nhiều nhất (18,11% số lượng và 29,55% giá trị sử dụng kháng sinh). Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012, tỷ lệ kháng sinh nhóm beta-lactam chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm kháng sinh với 76,9% giá trị sử dụng và 162 biệt dược trong danh mục thuốc [46]. Trong đó phân nhóm cephalosporin thế hệ 3 và 4 chiếm tỷ lệ cao nhất (19,7% giá trị sử dụng trong danh mục và chiếm 55% giá trị sử dụng của nhóm kháng sinh) [46]. Tỷ lệ tại BVĐKTH tương đồng với một số nghiên cứu tại các bệnh viện cho thấy phần lớn giá trị tiền thuốc kháng sinh tập trung vào nhóm beta-lactam, đặc biệt là các kháng sinh Cephalosporin thế hệ mới, hoạt lực mạnh. Điều này một mặt phản ánh nhu cầu điều trị các tình trạng bệnh nằng ở BV đa khoa tuyến tỉnh, nhưng mặt khác cũng phản ánh ít nhiều trình trạng sử dụng kháng sinh chưa thật sự hợp lý tại BV, đây cũng là thực trạng chung của các BV của nước ta hiện nay.

Đứng thứ 2 là nhóm Quinolon với 15,75% số lượng biệt dược và 18,09% giá trị sử dụng. Theo số liệu thống kê tại viện E năm 2009 nhóm beta-lactam được sử dụng nhiều nhất, tiếp đến là nhóm Quinolon được dùng với tỷ lệ chi phí 15,72%. Tại BV Trung ương Huế năm 2012 tỷ lệ kháng sinh nhóm Quinolon cũng xếp thứ 2 sau nhóm beta-lactam với tỷ lệ 4,36% trong DMT và 12,5% trong nhóm kháng sinh.Quinolon là nhóm có hoạt lực mạnh và phổ rộng, nên được coi là kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng, hoặc dự phòng sau hậu phẫu.

57

Ngày 21/06/2013, Bộ Y tế đã ra “Quyết định phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020” – số 2174/QĐ-BYT. Theo số liệu báo cáo của 15 viện trực thuộc Bộ, tỷ lệ kháng cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4, aminoglycosid và fluoroquinolon ngày càng tăng cao [10]. Đây là những con số đáng lo ngại và Bộ Y tế đã đưa ra những nội dung hoạt động cụ thể và các giai đoạn hoạt động nhằm hạn chế việc kháng thuốc. Vì vậy BVĐKTH cần phải theo dõi và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh hơn nữa, đảm bảo diều trị bệnh và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tránh tình trạng kháng thuốc.

4.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2014 THEO PHƢƠNG PHÁP ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2014 THEO PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ABC/VEN

4.2.1.Phân tích ABC/VEN và các thuốc nhóm A

Phương pháp phân tích ABC nằm trong bước đầu tiên của quy trình xây dựng danh mục thuốc được quy định tại thông tư số 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế nên ở Việt Nam các nghiên cứu về danh mục thuốc đều đã sử dụng phân tích ABC để đánh giá về sử dụng ngân sách vào thuốc ở các bệnh viện.Thông thường theo phân tích ABC các sản phẩm nhóm A chiếm 10-20%, nhóm B chiếm 10-20%, nhóm C chiếm 60-80% số lượng sản phẩm. Tuy nhiên ở BVĐK TH nhóm A chiếm 20,8%, nhóm B chiếm 21,62%, nhóm C chiếm 57,55% số biệt dược, đây là tỷ lệ chưa hợp lý. Thuốc nhóm A là những thuốc hay sử dụng có giá trị sử dụng cao, vì vậy thường chỉ tập trung vào 1 số thuốc. Tỷ lệ 20,8% thuốc ở nhóm A cho thấy thuốc nhóm A có quá nhiều chủng loại, chưa tập trung vào một số thuốc chủ yếu. Đề nghị Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng sát, tránh sử dụng quá nhiều biệt dược cho cùng 1 hoạt chất.

Theo Thông tư 21 các sản phẩm hạng A thường từ 75-80% tổng giá trị tiền, hạng B từ 15-20% giá trị tiền, hạng C gồm những sản phẩm chiếm 5-10% giá trị tiền.Ở BV ĐKTH, nhóm A chiếm 70,35%, nhóm B chiếm

58

20,10 % giá trị sử dụng tiền thuốc trong DMT, điều này cho thấy tỷ lệ chưa hợp lý. Sản phẩm nhóm A nhiều biệt dược nhưng tỷ lệ sử dụng lại thấp hơn 75% so với quy định tại Thông tư 21, chứng tỏ các sản phẩm nhóm A tuy nhiều nhưng vẫn chưa được sử dụng tập trung.

Nhóm A gồm 13 nhóm thuốc phân loại theo tác dụng điều trị. Trong đó nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số lượng nhiều nhất là 37 thuốc. Thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch, thuốc tim mạch đứng thứ 2 với 13 thuốc.Tiếp đó là nhóm thuốc tác dụng lên máu. Giá trị sử dụng và số lượng thuốc của 4 nhóm thuốc cao nhất trong nhóm A cũng là những nhóm thuốc cao nhất trong DMT BHYT. Theo thứ tự đó là: nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, nhóm thuốc ung thư, nhóm thuốc tác dụng đối với máu, nhóm thuốc tim mạch.

Tiến hành phân tích VEN cho thấy các thuốc V (tối cần) chiếm tỷ lệ giá trị sử dụng cao nhất, tiếp đến là thuốc E, thuốc N chiếm tỷ lệ ít nhất. Kết hợp phân tích ABC/VEN cho thấy sự chưa hợp lý trong sử dụng thuốc khi một số thuốc không thật sự thiết yếu (nhóm AN) chiếm tỷ lệ 4,9% gía trị sử dụng thuốc, bao gồm 7 biệt dược chứa: Me2B, Deniocal, L-ornithin- L-Aspartat, Biofil. Trong đó hoạt chất chứa L-ornithin-L-aspartat được xếp vào 1 trong 5 loại thuốc có tác dụng bổ trợ, hiệu qủa điều trị chưa rõ ràng được khuyến cáo sử dụng hạn chế của BHXH Việt Nam tại Công văn 2503/BHXH-CSYT. Việc sử dụng nhiều các hoạt chất bổ trợ trong điều trị cũng là thực trạng chung của các BV trong cả nước. Theo nghiên cứu của TS. Vũ Thị Thu Hương năm 2009, tại 1 BVĐK tuyến TW 3 thuốc chứa L- ornithin-Laspartat 500mg dạng tiêm có giá trị sử dụng là 21 tỷ, chiếm 25,3% nhóm thuốc tiêu hóa. Tại BV Trung ương Huế tỷ lệ thuốc không thiết yếu chiếm 5,3% tổng chi phí [37]. BV cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nhóm thuốc này, tránh sử dụng các thuốc có giá thành cao, chi

59

phí điều trị lớn, không cần thiết, đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc, tránh lãng phí nguồn ngân sách, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT.

4.2.2.Hạn chế của nghiên cứu:

Do hạn chế về thời gian và vấn đề thu thập số liệu, bệnh viện chưa xây dựng mô hình bệnh tật nên không có căn cứ để nhận xét về tính thích ứng của cơ cấu dược lý DMT với MHBT.

60

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1.KẾT LUẬN

5.1.1.Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng năm 2014 tại BVĐK Thanh Hóa

Năm 2014 bệnh viện sử dụng 629 thuốc được phân vào 25 nhóm điều trị. Toàn bộ các thuốc sử dụng đều nằm trong danh mục thuốc chủ yếu theo Thông tư 31/TT-BYT. Trong 25 nhóm thuốc được sử dụng thì kinh phí chủ yếu tập trung vào 4 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất: nhóm thuốc kháng sinh, ung thư, thuốc tác dụng lên máu, thuốc tim mạch. Các nhóm thuốc này chiếm tới 60% giá trị sử dụng của toàn bộ các thuốc.

Trong đó, nhóm thuốc có số lượng biệt dược nhiều nhất và giá trị sử dụng cao nhất là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 127 biệt dược và 22,6% trong tổng tiền thuốc.

Trong đó nhóm kháng sinh nhóm beta-lactam chiếm 40% số lượng biệt dược và 60% về giá trị sử dụng. Trong nhóm beta-lactam thì phân nhóm cephalosporin thế hệ 3 chiếm giá trị nhiều nhất (18,11% số lượng và 29,55% giá trị sử dụng kháng sinh).

Xếp thứ 2 trong DMT về giá trị sử dụng là nhóm thuốc ung thư và điều hòa miễn dịch. Nhóm này bao gồm 34 biệt dược, 19 hoạt chất, chiếm tới 13,38 tỷ (chiếm 13,43% giá trị sử dụng trong DMT)

Thuốc từ dược liệu chiếm 3,66% số lượng và 0,99% về giá trị sử dụng. Thuốc ngoại chiếm 64% tổng số lượng thuốc sử dụng và 70,36% giá trị sử dụng.Thuốc mang tên generic chiếm 88,87% số lượng biệt dược và 89,21% giá trị sử dụng. Thuốc biệt dược chiếm 11,13% số lượng biệt dược và chiếm 10,79,2% giá trị sử dụng (tương ứng với 10 tỷ đồng). Thuốc đơn thành phần chiếm 549 biệt dược và 90,86% về giá trị sử dụng. Thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ 12,72% số lượng và 9,14% giá trị sử dụng.Thuốc đường tiêm chiếm 51,19% số lượng và 68,22% giá trị sử dụng. (68,4 tỷ) Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất chiếm2,69% số lượng và 0,88% GTSD . Trong đó thuốc gây nghiện chiếm 0,95% số lượng và 0,47%

61

giá trị tiêu thụ. Thuốc hướng tâm thần chiếm 0,79% số lượng và 0,07% giá trị sử dung. Tiền chất dùng làm thuốc chiếm 0,95% số lượng và 0,34% giá trị sử dụng. Có 23 thuốc cần hội chẩn trong DMT sử dụng của bệnh viện với 3,66% số lượng (nằm trong 9 hoạt chất) và chiếm 3,3% giá trị sử dụng tổng tiền thuốc.

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2014 (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)