1.3.1. Tổng quan về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa:
Trước năm 2007, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa được xếp hạng II. Trực thuộc Sở Y tế Thanh hóa. Từ năm 2007 được công nhận bệnh viện đa khoa hạng I. Hiên nay BV có tổng số 1128 cán bộ nhân viên - người lao động (bao gồm cả biên chế và hợp đồng), được phân bố ở 38 khoa, Phòng và 03 Trung tâm và quy mô 1348 giường bệnh (giường thực kê). Trong đó có 353 cán bộ có trình độ đại học và 131 cán bộ có trình độ trên đại học (Tiến sỹ: 01; Bác sỹ CK II: 36; Thạc sỹ: 29; BS CKI: 62; Dược sỹ CKI: 03.) Trong năm 2014 Bệnh viện đã tiếp nhận 47.642 lượt bệnh nhân điều trị nội trú và 75.558 lượt bệnh nhân điều trị ngoại trú.
*Bệnh viện có các chức năng
1.3.1.1.Khám, cấp cứu, chữa bệnh, phục hồi chức năng về những lĩnh vực chuyên ngành.
- Tiếp nhận tất cả các trưởng hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến, cấp cứu, khám chữa bệnh nội trú , hoặc ngoại trú.
- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của nhà nước.
- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương nới bệnh viện đóng. Tổ chức giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố trưng cầu ; Giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
1.3.1.2.Đào tạo cán bộ y tế
- Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở cấp bậc trên đại học, đại hoc, cao đẳng và trung học.
20
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn.
1.3.1.3. Nghiên cứu khoa học về y học
- Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật ở cấp nhà nước, cấp bộ, cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
- Kết hợp các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
- Nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu...
- Tổ chức các buổi hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế, tập huấn chuyên ngành, định kỳ tổ chức đào tạo trực tuyến, hội họp, hội thảo trực tuyến với các cơ quan trong và ngoài nước.
1.3.1.4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kĩ thuật
- Lập kế hoạch vè tổ chức thực hiện, chỉ dạo các bệnh viện tuyến dưới, phát triển kỹ thuật chuyên môn, nâng cao chất lượng chuẩn đoán và điều trị.
- Kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực.
1.3.1.5. Phòng bệnh
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe trong cộng đồng.
- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch
1.3.1.6. Hợp tác quốc tế
- Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định của nhà nước.
21
1.3.1.7.Quản lý kinh tế
- Quản lý và có kế hoạch sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng của bệnh viện, thường xuyên duy tu, sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị, định kỳ kiểm tra , kiểm kê tài sản trang thiết bị máy mọc nâng cao hiệu quả sử dụng.
- Trên cơ sở Nghị Định 43/CP và quy chế chi tiêu nội bộ, bệnh viện nghiêm túc thực hiện các chế độ quản lý tài chính đồng thời gíam sát chặt chẽ các hoạt động thu chi, công khái thuốc và chi phí cho bệnh nhân từng ngày, có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao nguồn ngân sách nhà nước cấp. Từng bước hạch toán chi phí khám chữa bệnh.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
1.3.2. Vài nét về khoa Dƣợc tại bệnh viện
*Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức nhân lực dƣợc
Khoa Dược có các bộ phận như quy định tại Thông tư 22/2011/TT- BYT của Bộ Y tế quy định Nghiệp vụ dược, Thống kê, Mua sắm, Dược lâm sàng - thông tin thuốc, kho cấp phát, Nhà thuốc bệnh viện đạt chuẩn GPP.
Về quản lý sử dụng thuốc, khoaDượcthực hiện Thông tư 23/2011/TT-BYT và danh mục thuốc theo Thông tư 40/2014/TT-BYT.
Về nhân lực, khoa Dược có tổng số 44 cán bộ. Trong đó: -Số cán bộ trình độ thạc sỹ: 01;
-Số cán bộ trình độ chuyên khoa 1: 02;
- Số cán bộ trình độ đại học: 05 (2 đại học dược, 3 đại học kế toán); -Số cán bộ trình độ trung cấp: 34;
-Số cán bộ trình độ cao đẳng kế toán: 2;
22
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức khoa Dược
Tóm lại:
Với thực trạng lựa chọn và sử dụng thuốc tại Việt Nam còn nhiều bất cập, việc phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện là rất cần thiết để giám sát việc sử dụng thuốc và có sự điều chỉnh kịp thời để thuốc được sử dụng hợp lý, có hiệu quả và tiết kiệm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh. Bệnh viện chịu không ít áp lực về việc gia tăng bệnh nhân, kinh phí và vấn đề sử dụng thuốc nhưng chưa có nhiều đề tài phân tích danh mục thuốc tại bệnh viện. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn góp phần cải thiện hoạt động sử dụng thuốc của bệnh viện. Khoa Dƣợc Tổ cấp phát Kho vật tư Kho hóa chất Kho thuốc ống Kho dịch truyền Kho đông y Kho cấp phát BHYT Kho thuốc viên Tổ thống kê Nguồn BHYT Kho thuốc Theo nguồn
ngân sách Kho vật tư Nguồn
chương trình Kho hóa chất Nguồn viện phí Dƣợc lâm sàng Nhà thuốc bệnh viện Nội trú Ngoại trú
thuốc viên, gây nghiện, hướng tâm thần, dịch truyền
23
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Đối tƣợng nghiên cứu
Các thuốc trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2014.
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 01/01/2014 đến tháng 31/12/2014. - Địa điểm: Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa;
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1.Thiết kế ngiên cứu
Mô tả hồi cứu.
2.3.2.Phương pháp thu thập số liệu
*Hồi cứu các dữ liệu:
+ DMT sử dụng cho bênh nhân BHYT năm 2014 tại bệnh viện. + Báo cáo tổng kết công tác bệnh viện năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015;
+ Quyết định về việc phê duyệt kết quả đấu thầu rộng rãi trong nước, gói thầu mua thuốc năm 2014 của Sở Y tế Thanh Hóa.
+ Phân nhóm VEN.
2.3.3.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu a) Số liệu sau khi được thu thập:
-Sắp xếp số liệu theo mục đích phân tích;
-Tính số liệu, giá trị và tỷ lệ phần trăm của từng biến; - So sánh, vẽ bảng, biểu, nhận xét.
24
Bảng 2. 1.Các biến số nghiên cứu TT Tên biến Loại
biến Định nghĩa
1 Nhóm dược lý Thứ hạng
Được phân loại theo thứ tự các nhóm điều trị tại thông tư 31/2011/TT-BYT 2 Giá trị sử dụng của
từng thuốc
Liên tục
Tổng giá trị tiền thuốc bằng số lượng thuốc nhân giá thành
3 Thuốc sản xuất trong nước hạng Thứ
Thuốc sản xuất tại các công ty trên lãnh thổ Việt Nam
4 Thuốc đơn thành phần
Nhị
phân Thuốc chứa 1 hoạt chất 5 Thuốc đa thành phần Nhị
phân Thuốc chứa 2 hay nhiều hoạt chất
6 Thuốc tiêm Thứ
hạng Thuốc có đường dùng là tiêm
7 Thuốc uống Thứ
hạng
Thuốc có đường dùng là uống, ngậm, nhai, đặt dưới lưỡi
8 Thuốc khác Thứ
hạng
Thuốc có đường dùng không phải là uống, tiêm
9 Thuốc phải hội chẩn Nhị phân
Thuốc có ký hiệu dấu * trong DM Thông tư 31/TT-BYT
10 Thuốc nghiện – hướng tâm thần phân Nhị
Thuốc được phân loại theo quy định tại 19/2014/TT-BYT
11 Thuốc mang tên gốc Rời rạc
Thuốc được xếp vào gói 1 (Gói thầu số 1- Thuốc theo tên Generic) trong Danh mục thuốc trúng thầu do Sở Y tế Thanh Hóa phê duyệt năm 2014
12 Thuốc biệt dược Rời rạc
Thuốc được xếp vào Gói thầu số 2 (Gói biệt dược) trong Danh mục thuốc trúng thầu năm 2014 của Sở Y tế Thanh Hóa phê duyệt
25
c) Cơ sở để phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
* Phân tích theo tác dụng dược lý dựa vào Danh mục thuốc chủ yếu
- Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo Danh mục thuốc tân dược chủ yếu đước sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh được quỹ BHYT thanh toán được ban hành kèm theo Thông tư 31/2011/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 11/7/2011.
* Phân tích theo nguồn gốc xuất xứ
- Thuốc sản xuất trong nước: thuốc do doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp liên doanh tại Việt nam sản xuất (Dựa vào Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu thuốc năm 2014 của Sở Y tế Thanh Hóa công bố).
- Thuốc nhập từ các nước phát triển: Thuốc sản xuất tại các nước tham gia EMA, ICH, PIC/S (theo danh sách các nước được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược và Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu thuốc năm 2014 của Sở Y tế Thanh Hóa công bố)
- Thuốc nhập từ các nước đang phát triển: Thuốc sản xuất từ các nước còn lại, bao gồm: các nước chấu Á: Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Thái Lan,... Các nước Mỹ la tinh như: Urugoay, Colombia, Chi lê, Cuba. (Căn cứ Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu thuốc năm 2014 của Sở Y tế Thanh Hóa công bố).
*Thuốc mang tên gốc: (thuốc generic)
Là thuốc thành phẩm nhằm thay thế một thuốc phát minh được sản xuất không có giấy phép nhượng quyền của công ty phát minh và được đưa ra thị trường sau khi bằng phát minh và các độc quyền đã hết hạn [2] các thuốc này được sắp xếp vào gói 1 (Gói thầu số 1- Thuốc theo tên Generic) trong Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu thuốc tại Thanh Hóa do Sở Y tế Thanh Hóa phê duyệt năm 2014 [26].
*Thuốc thương mại:
Biệt dược hay tên thương mại, là thuốc đặc chế, thuốc mới được nghiên cứu, đang được giữ bằng sáng chế khi lưu thông trên thị trường và
26
độc quyền sản xuất. Các thuốc này được sắp xếp vào Gói 2 (Gói thầu thuốc biệt dược và tương đương điều trị) trong Quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu thuốc tại Thanh Hóa do Sở Y tế Thanh Hóa phê duyệt năm 2014 [26].
*Thuốc theo đường dùng:
Được sắp xếp thuốc theo đường uống, đường tiêm và các đường khác.
*Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất:
Phân loại dựa vào các tài liệu sau:
Danh mục thuốc gây nghiện, thuốc gây nghiện dạng phối hợp, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dung làm thuốc Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
*Thuốc cần phải hội chẩn trước khi dùng:
Các thuốc có kí hiệu (*) trong Danh mục thuốc chủ yếu ban hành kèm theo Thông tư 31/2011/TT-BYT. Đây là các thuốc dự trữ, hạn chế sử dụng, chỉ sử dụng khi các thuốc trong nhóm điều trị không có hiệu quả và phải được hội chẩn (trừ trường hợp cấp cứu).
* Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần:
*Phân tích ABC/VEN:
*Các bước tiến hành trong phân tích ABC:
+ Tính tổng giá trị tiêu thụ của tất cả các thuốc sử dụng. + Tính giá trị % mỗi sản phẩm.
+ Dựa vào % sắp xếp các thuốc theo thứ tự giảm dần.
+ Tính giá trị % tích lũy cho mỗi sản phẩm, bắt đầu từ sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
+ Phân hạng sản phẩm dựa vào giá trị % tích lũy:
Hạng A: gồm những sản phẩm chiếm 75-80% tổng giá trị tiền. Hạng B: gồm những sản phẩm chiếm 15-20% tổng giá trị tiền. Hạng C: gồm những sản phẩm chiểm 5-10% tổng giá trị tiền.
27
+ Tính tổng số và tỷ lệ % số lượng và số đơn vị tiêu thụ thuốc hạng A, B và C.
*Các bước phân tích VEN:
+ Phân nhóm các thuốc V-E-N dựa vào biên bản thông qua của Hội đồng thuốc và điều trị.
+ Tính tổng số và tỷ lệ phần trăm số lượng thuốc, số đơn vị tiêu thụ và giá trị sử dụng của các thuốc V-E-N.
*Phân tích ma trận ABC/VEN:
+ Xếp các thuốc V-E-N trong nhóm A thu được các nhóm nhỏ AV, AE, AN. Sau đó tính tổng số và tỷ lệ phần trăm số lượng thuốc, và giá trị sử dụng thuốc trong mỗi nhóm nhỏ.
+ Làm tương tự với nhóm B và C thu được ma trận ABC/VEN.
V E N
A AV AE AN
B BV BE BN
C CV CE CN
2.2.4. Trình bày số liệu
Trình bày số liệu bẳng phần mềm Microsoft Excel và Microsoft Word dưới dạng : lập bảng, biểu đồ, sơ đồ.
28
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. PHÂN TÍCH CƠ CẤU DMT SỬ DỤNG TẠI BVĐKTH 3.1.1. Cơ cấu theo tác dụng dƣợc lý
Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện được mua theo kết quả trúng thầu của Sở Y tế Thanh Hóa năm 2014, được sắp xếp theo các nhóm tác dụng dược lý được trình bày ở bảng sau :
Bảng 3. 1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại BVĐKTH năm 2014 theo nhóm tác dụng dƣợc lý Nhóm thuốc Số hoạt chất Số biệt dƣợc Tỷ lệ % BD Giá trị sử dụng (đồng) Tỷ lệ %
Thuốc điều trị ký sinh
trùng, chống nhiễm khuẩn 74 127 20,2 22.681.435.622 22,6 Thuốc điều trị ung thư và
điêu hòa miễn dịch 19 34 5,4 13.430.282.475 13,38 Thuốc tác dụng đối với
máu 13 23 3,7 11.852.939.180 11,81
Thuốc tim mạch 51 80 12,7 10.709.294.493 10,67 Thuốc đường tiêu hóa 50 69 11,0 8.075.730.352 8,05 Hoocmon và thuốc tác
động vào hệ thống nội tiết 29 58 9,2 7.619.077.141 7,59 DD điều chỉnh nước, điện
giải, cân bằng acid-baso 13 30 4,8 4.863.530.231 4,85 Thuốc giảm đau hạ sốt
chống viêm và thuốc điều
trị gout 21 37 5,9 4.486.318.800 4,47
Thuốc điều trị bệnh măt,
tai mũi hong 12 15 2,4 3.286.388.265 3,28 Vitamin và kháng chất 12 17 2,7 2.728.203.710 2,72
29
Thuốc dùng chuẩn đoán 3 3 0,5 2.223.375.034 2,22 Thuốc giãn cơ và ức chê
Cholinesterase 8 14 2,2 1.686.212.500 1,68 Thuốc gây tê, mê 13 21 3,3 1.307.901.330 1,3 Thuốc điều trị bệnh tiết
niệu 2 2 0,3 1.137.605.386 1,13
Chế phẩm YHCT 17 23 3,7 995.320.570 0,99 Thuốc gải độc và dùng
trong các TH ngộ độc 6 9 1,4 861.011.250 0,86 Thuốc điều trị bệnh da liễu 9 10 1,6 500.995.960 0,5 Thuốc tẩy trùng và sát
khuẩn 1 3 0,5 372.943.003 0,37
Thuố chống dị ứng và dùng trong các TH quá
mẫn 8 8 1,3 331.779.000 0,33
Thuốc chống rối loạn tâm
thần 8 19 3,0 312.922.760 0,31
Thống chống co giật, động
kinh 6 7 1,1 277.252.700 0,28
Thuốc chống Parkinson 3 6 1,0 246.497.120 0,25 Thuốc tác dụng lên đường
hô hấp 7 8 1,3 225.926.251 0,23
Thuốc lợi niệu 2 3 0,5 128.549.401 0,13
Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ, chống đẻ
non 2 3 0,5 829.600 0
30
Kết quả cho thấy danh mục thuốc sử dụng tại BVĐKTH gồm 629 biệt dược, 389 hoạt chất chia thành 25 nhóm tác dụng dược lý. Tổng giá trị sử dụng thuốc cả năm 2014 là 100.342.322.133 đồng . Trong đó nhóm có số lượng, chủng loại thuốc sử dụng lớn nhất là nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, ký sinh trùng với tổng số 127 biệt dược nằm trong 74 hoạt chất, chiếm 20,2% số lượng biệt dược trong danh mục. Nhóm kháng sinh cũng đứng vị trí số 1 về giá trị sử dụng với 22,68 tỷ chiếm 22,6% tổng tiền thuốc sử dụng năm 2014.
Xếp thứ 2 trong DMT về giá trị sử dụng là nhóm thuốc ung thư và điều hòa miễn dịch. Nhóm này bao gồm 34 biệt dược, 19 hoạt chất, chiếm 5,4% số lượng biệt dược nhưng chiếm tới 13,38 tỷ (chiếm 13,43% Giá trị